0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Dâng hiến tất cả cho nhân loạ

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT LÝ TƯỞNG TRONG VĂN HỌC LÃNG MẠN (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA V.HUGO) ( LUẬN VĂN THS. VĂN HỌC ) (Trang 73 -73 )

Dâng hiến là hành động đặc thù của một cá thể ý thức vị trí của mình trong xã hội và lịch sử. Trong lòng xã hội, họ luôn nghĩ đến những người cùng sống với họ. Và trong dòng lịch sử, họ cảm thái món nợ với những thế hệ đi trước và trách nhiệm với những thế hệ đến sau. Dâng hiến tất cả cho người khác nhưng nhân vật lý tưởng không nhận là họ đang hy sinh bởi vì họ có một sự thỏa mãn, sung sướng trong hành động của họ. Cái sung sướng ấy là sự chia sẻ kiến thức, là niềm vui khi nhìn thấy việc họ làm là có ích cho người khác, đem đến cho người khác một nụ cười, hoặc vài phút giây thanh thản. Sự dâng hiến của nhân vật lý tưởng vừa là cao thượng, vừa là nhân bản.

74

Xuất phát từ những nhân cách hoàn thiện, nhân danh tình yêu con người, các nhân vật lý tưởng trong tiểu thuyết của V.Hugo cũng như chủ nghĩa lãng mạn sẵn sàng hiến dâng tất cả cho nhân loại, nhận về phần mình là sự cô đơn, bất hạnh. Bởi nhân vật lãng mạn không tìm thấy chỗ đứng của mình trong sự hòa giải với xã hội. Họ vĩnh viễn xa lạ với thế giới xung quanh. Do đó, nó tạo nên một nét đẹp riêng của tâm hồn lãng mạn là sự cô đơn trong niềm kiêu hãnh và khát vọng hướng về những cái cao cả, vô biên, tuyệt đích. Cái cao cả ở mỗi nhân vật lý tưởng cũng gắn liền với cái bi. Thật vậy, cái cao cả không phải lúc nào cũng chiến thắng cái xấu, những lực lượng thù địch. Biết bao nhiêu người anh hùng trong lịch sử của nhân loại, của các dân tộc đã ngã xuống để giành thắng lợi. Bởi vậy, cái cao cả luôn xen lẫn với cái bi. Các nhân vật lý tưởng dù cống hiến hết mình cho đời song họ nhận lại chỉ là nỗi cô đơn, hiu quạnh. Suốt chặng đường dài làm điều thiện của mình họ đơn độc trong niềm kiêu hãnh về hành động của mình và cái kết thúc với họ thường là bi kịch. Tuy vậy, bi kịch này dẫn tới một hiệu ứng đặc biệt của nó, đó là hiệu ứng catharsic, nghĩa là thanh lọc. Vấn đề thanh lọc liên quan đến hai đối tượng của bi kịch. Thứ nhất, sự tác động của bi kịch đối với khán giả tạo nên hiệu ứng tâm lý: nó gây sợ hãi và xót thương. Hành động bi kịch phải dẫn đến sự thanh lọc những cảm xúc ấy. Thứ hai, sự thanh lọc đối với nhân vật bi kịch. Thanh lọc là một yếu tố trong cấu trúc tác phẩm, cùng với những yếu tố khác như lỗi lầm, nỗi đau khổ, sự nhận biết, và trừng phạt. Khi nhân vật bi kịch nhận biết lỗi lầm và tự trừng phạt để chuộc lỗi lúc đó diễn ra quá trình thanh lọc. Hiệu ứng catharsic không chỉ giúp người đọc thanh lọc tâm hồn mà ngay cả nhân vật cũng thanh lọc chính mình.

Trong tác phẩm Nhà thờ Đức bà Pari, Cadimôđô là một biểu trưng cho tấm lòng cao đẹp của con người, nhưng ở nó vẫn thường trực một nỗi đau không

75

nói thành lời. Song vượt qua nỗi đau ấy, nó hết lần này đến lần khác bảo vệ cho cô gái Ai Cập. Trong cuộc ẩu đả của bọn hành khất, vì điếc nên Cadimôđô không hiểu được rằng chính bọn hành khất đang muốn giải thoát Exmeranđa, thằng gù cố sức ngăn cản bọn chúng, trong khi cô gái Ai Cập lọt vào tay Frollo và cuối cùng là cô rơi vào án tử hình của luật pháp. Vậy là dù cố sức đến đâu thằng gù bất hạnh cũng không thể cứu được Exmeranđa thoát khỏi cái chết. Đấy chính là vẻ đẹp riêng nhưng mãi không đạt được của những ước mơ lãng mạn. Mặc dù ước mơ của Cadimôđô tràn đầy tình yêu thương cho cô gái du mục nhưng nó là giấc mơ không tưởng, bởi sự ngăn cách không gì lấp đầy giữa lý tưởng và thực tại. Lý tưởng của nhân vật lãng mạn luôn cao đẹp nhưng hiện tại thì thấp hèn, đen tối. Khi gã kéo chuông chứng kiến cảnh cô gái du mục xinh đẹp mà hắn dâng hiến hết tình yêu của mình cho nàng bị treo cổ và gã phó giáo chủ nằm sõng soài dưới chân tháp không còn hình thù con người nữa, nó vô cùng đau khổ và nó nấc lên làm nhô lồng ngực sâu thẳm, nó nói: “Ôi! Đó là tất cả những gì ta yêu quý! [13, 585]. Dường như cuộc đời chưa bao giờ mỉm cười với gã kéo chuông nhà thờ, cuộc đời hắn chưa một lần được hưởng phút giây hạnh phúc. Song hình như cuộc đời hắn càng bất hạnh bao nhiêu thì hắn lại dâng hiến cho đời bấy nhiêu, gã kéo chuông nhà thờ đã dâng hiến cho cuộc đời một tình yêu, một tình người cao đẹp không phải ai cũng làm được. Và đỉnh cao của sự dâng hiến ấy là việc hắn âm thầm chết bên cô gái Ai Cập mà hắn yêu quý: giữa các khung xương ghê rợn, họ thấy có một bộ xương ôm ghì lấy thật kì quặc một bộ khác. Một trong hai bộ xương, vốn là đàn bà, còn sót lại vài mảnh vụn áo dài bằng thứ vải trước kia màu trắng, quanh cổ đeo hạt trân châu cùng chiếc túi con bằng lụa đính hạt cườm xanh, mở toang và rỗng không. Đồ vật chẳng đáng gì nên tên đao phủ có lẽ không thèm lấy. Bộ xương kia ôm ghì lấy bộ xương này là

76

người đàn ông. Người ta thấy cột xương sống nó cong lệch, đầu rụt xuống, giữa xương bả vai và chân nọ ngắn hơn chân kia. Vì không hề có vết gãy ở sống gáy, cho nên rõ rang nó không bị treo cổ. Vậy người có bộ xương này đã tới đó, rồi chết ở đó. Khi người ta định gỡ ra bộ xương nó đang ôm chặt, nó liền tan thành bụi. [13, 588]. Người đọc xót xa, đau đớn cho bi kịch của một con người cao cả nhưng qua đó chúng ta cũng thấy tâm hồn gã kéo chuông nhà thờ như được thanh lọc, tẩy rửa. Vậy là Cadimôđô đã hiến dâng tất cả, hiến dâng đến tận cùng, đó là dâng hiến cả tính mạng của mình cho tình yêu. Một sự dâng hiến thầm lặng, đầy nước mắt nhưng thằng gù khốn khổ ấy đã hiến dâng cho đời một tình yêu vĩnh cửu và cao thượng.

Trong Những người khốn khổ, Phăngtin không cứu vớt được số phận nào, bởi bản thân chị cũng yếu ớt và cần được cứu giúp. Song chị lại dâng hiến cho nhân loại một tình cảm cao thượng, vô cùng đẹp đẽ và trở thành bất tử. Đó chính là tình mẹ, tình mẫu tử thiêng liêng mà chị dành cho con mình. Chị đã vươn tới cái tuyệt đích, cái cao cả vô biên của tình yêu thương mà người mẹ dành cho con, nghĩa là chị đã hiến dâng cho đời một bức tượng đài vĩnh hằng, cao cả của tình mẫu tử. Nhưng cũng như các nhân vật lý tưởng khác, số phận Phăngtin đầy bi kịch. Chị không chỉ luôn cô đơn mà cho đến cuối đời chị phải chống chọi với bệnh tật và đến chết cũng không được nhìn mặt con lần cuối.

Cũng trong Những người khốn khổ, Giăng Vangiăng là nhân vật luôn lấy tình yêu thương con người làm lẽ sống của mình nên ông sẵn sàng dâng hiến cho nhân loại vô điều kiện. Từ bình diện cứu rỗi cá nhân, với lý tưởng tuyệt đối: yêu thương là tha thứ, hình tượng nhân vật lý tưởng Giăng Vangiăng đã mở rộng sang bình diện cứu rỗi xã hội. Giăng Vangiăng đã tiếp nối lý tưởng nhân ái mà trước đây giám mục Mirien đã thắp sáng trong tâm hồn anh. Đó chính là giải

77

pháp tình thương để cải tạo xã hội mà V.Hugo chủ trương, dù đó chỉ là thái độ ảo tưởng lãng mạn. Nếu xã hội tư sản là tàn bạo, bất công thì V.Hugo chủ trương dùng tình thương, dùng công lí tha thứ để cải tạo, để làm thay đổi xã hội. Phải có niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người, vào tính hướng thiện của con người, làm cho con người không còn cô đơn giữa đồng loại, làm cho con người sống có ích và có trách nhiệm với đồng loại và vì đồng loại. Vì lẽ đó, Giăng Vangiăng trở thành một con người cao cả và hy sinh cho mọi người. Ông sống bằng tất cả tấm lòng nhân ái và giúp đỡ mọi người. Ông giúp đỡ những số phận bất hạnh và cứu cả những kẻ thù ghét ông. Vì tình yêu con người ông lập hết chiến công này đến chiến công khác. Ông dâng hiến cả cuộc đời mình cho những người khốn khổ, không hề nghĩ đến bản thân. Ông không lập gia đình, không tiết kiệm tiền để dùng cho bản thân. Nhưng Giave vẫn luôn rình rập, trong mắt hắn ông vẫn là phần tử nguy hiểm cho xã hội. Ông cứu Tênacđiê nhưng hắn lại lợi dụng lòng tốt của ông để vòi thêm tiền. Ông xông pha vào chiến lũy cứu biết bao nhiêu con người đứng trước tử thần. Và lần đầu tiên trong cuộc đời ông phải chiến đấu với sự ích kỷ của mình, Giăng Vangiăng cõng Mariuytx trên lưng nhưng lòng vẫn cứ lo sợ mất Côdét. Cú va chạm của của lý tưởng cá nhân và lý tưởng xã hội đã xảy ra. Ông đã vượt qua sự ích kỷ của mình để cứu Mariuytx. Từ đó xây đắp hạnh phúc cho Côdet và Mariuytx, nhưng tâm hồn ông thực sự đau đớn khi nhận ra con gái ông sắp rời xa mình. Mariuytx không hề hay biết ai đã cứu sống anh và vẫn nghĩ số tiền Giăng Vangiăng để lại cho Côdét là số tiền không lương thiện, bởi vậy Mariuytx muốn tách cô ra xa một người cha tội nghiệp, hết lòng yêu thương con. Ông đau đớn đến mức chỉ trong vài tháng, ông đã già đi hơn hai mươi tuổi. Mặt ông xanh xao và đôi mắt ông đã mờ, ráo khô nước mắt bởi đã khóc nhiều, ông đã không chịu đựng nổi cuộc chia cắt với Côdét, sự chia cách

78

phần nào theo ý muốn nhưng trở nên trầm trọng đau đớn vì trái tim đó đã mang đi tất cả tình yêu của ông theo nó. Cả cuộc đời hy sinh nhiều nhưng ông lại chỉ nhận cho mình những đau khổ. Ông dâng hiến toàn bộ sức lực, tâm huyết để mong con người có cuộc sống tốt đẹp hơn qua hình tượng Côdét. Đến khi Côdét đã có cuộc sống sung sướng, hạnh phúc bên người nàng yêu thì cũng là lúc Giăng Vangiăng nhận thấy sứ mệnh chở che, sứ mệnh cứu vớt số phận nhỏ bé ấy đã hoàn thành. Ông lầm lụi trở về với cuộc sống đơn độc, dâng hiến cho mọi người nhưng cuối cùng con người ấy vẫn chỉ có một mình lẻ loi. Đến khi Mariuytx nhận ra sự cao cả, vĩ đại của ông Cái chiến lũy ấy, cái cống ấy, người đã vượt qua vì anh, vì em. Côdét ạ, người đã cứu anh thoát khỏi bao nhiêu cái chết, lấy thân người để đỡ lấy bao nhiêu nguy biến hộ anh. Dũng cảm thay, đạo đức thay! Không có cái gì hơn được, người có tất cả. Côdét ơi, người là một thiên thần đấy! [16, 657], thì cũng là lúc Giăng Vangiăng hấp hối. Một con người suốt đời chỉ biết hiến dâng cho người khác đã ra đi âm thầm, lặng lẽ để rồi ngôi mộ cỏ che, mưa xóa không ai hay biết. Bi kịch của Giăng Vangiăng là bi kịch của một con người đầy trách nhiệm, của một con người giàu lòng thương yêu và vị tha nhưng luôn gặp bất hạnh. Khi ông đến với xã hội bằng hai bàn tay trắng thì ông ra đi cũng hai bàn tay trắng, đơn độc.

Vậy là Giăng Vangiăng đã dâng hiến cho nhân loại đến tận cùng, hiến dâng cho đến chết. Và trước khi từ giã cõi đời, ông vẫn mong muốn nhân loại được hạnh phúc, mong muốn mọi người sống với nhau trong tình yêu thương thiết tha Trong đời chỉ có một điều ấy thôi: là yêu nhau. [16, 666]. Tâm hồn nhân vật lãng mạn luôn khát khao, luôn hướng về những cái cao cả, vô biên, tuyệt đích – người ta gọi là nhu cầu về cái vô cùng...những gì liên quan đến Tôn giáo, Thượng đế, Tạo hóa, Tự nhiên, đến sự hư vô của đời sống con người. Bởi

79

thế, Giăng Van giăng khát khao một thế giới đầy tình thương, lòng nhân ái, một thế giới mọi người được soi rọi dưới ánh sáng của Chúa. Đây cũng chính là ước mong của V.Hugo hi vọng con người sẽ sống với nhau trong một xã hội công bằng, tự do và yêu thương nhau. V.Hugo đã từng tuyên bố rằng cuốn sách đồ sộ của ông là một tác phẩm tôn giáo và chắc chắn tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong cuốn sách. Tôn giáo của Giăng Vangiăng là tình thương. Và ắt hẳn cái vô biên, nhân vật đầu tiên của cuốn sách như Hugo từng phát biểu chính là tình thương, tình thương có trong mọi con người. Nhiệm vụ của nhà văn là khơi dậy, dùng tình thương đối đáp tình thương và đối đáp cả thù hằn. Có như thể thì ba vấn đề lớn của xã hội, sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ thơ vì tối tăm theo Hugo mới được giải quyết. Tình thương như là một nguyên tắc thẫm mĩ cơ bản của Hugo để xây dựng nhân vật lý tưởng và cũng là giải pháp xã hội, là tư tưởng, là phương tiện đấu tranh nhằm mang lại bình đẳng và hạnh phúc cho mọi người. Và tình thương cũng là động lực để nhân vật lý tưởng làm nên những chiến công hiển hách cho con người và sẵn sàng dâng hiến tất cả cho nhân loại.

Các nhân vật lý tưởng của chủ nghĩa lãng mạn là vậy, họ hiến dâng tất cả cho nhân loại kể cả mạng sống của mình. Ở tiểu thuyết Chín mươi ba, Gôvanh lẽ ra sẽ có một cuộc sống sung sướng, đầy đủ vì được thừa kế khối gia sản khổng lồ từ dòng họ quý tộc của mình. Nhưng trước cảnh dân chúng lầm than, đói khổ, ông đã vùng dậy chống lại bảo hoàng để mang lại ánh sáng cho mọi người. Con người cao cả ấy đã hi sinh tất cả, hi sinh dòng họ quý tộc, chống lại những người ruột thịt của mình để hiến dâng cho nhân loại một cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc. Gôvanh khao khát một nền cộng hòa lý tưởng. Đó là sự hòa hợp giữa lòng tận tụy, đức hi sinh, sự tiết chế dục vọng nhân đức và tình yêu, bên cạnh công lý

80

còn là sự công bằng. Anh muốn cứu giúp những người khốn khổ, xóa bỏ nghèo đói, không có thuế má, sự chi tiêu chung được giảm đến độ thấp nhất và do giá trị thặng dư xã hội đài thọ; đàn ông và đàn bà bình đẳng. Xã hội không còn nô lệ, không còn khổ sai, không còn đầy đọa. Song giấc mơ đẹp đẽ của tâm hồn lãng mạn luôn lý tưởng, luôn cao đẹp là vậy nhưng sẽ không bao giờ thực hiện được bởi hố sâu ngăn cách giữa lý tưởng và thực tại, ước mơ và đời thường. Nhưng ngay cả khi đối diện với cái chết, Gôvanh vẫn mơ màng về một chế độ xã hội lý tưởng, con người được bình đẳng, được sung sướng, hạnh phúc, quên đi cảnh ngộ của mình, anh lúc nào cũng hướng tới nhân loại. Hi sinh đi lợi ích của bản thân, lúc nào cũng hướng về mọi người, hiến dâng cho đến chết, Gôvanh vẫn không hối tiếc. Bi kịch của người chiến sĩ trẻ như anh khiến người đọc xót xa nhưng không khỏi khâm phục, làm cho tâm hồn cả người đọc và nhân vật được thanh lọc.

Cũng vì những người khốn khổ, Ximuốcđanh dành cả cuộc đời mình cống hiến cho cách mạng. Ông tham gia cách mạng đầy nhiệt huyết, ông băng bó cho những người bị thương, chăm sóc người ốm yếu, thương yêu các em nhỏ, ông không giữ gì riêng cho mình, hiến tất cả cho những người nghèo khổ. Ông ta xông xáo vào nơi trận địa, đi hàng đầu đơn vị và giữa trận đánh ác liệt. Ông ta đương đầu với gươm đạn nhưng không đánh trả lại. Ximuốcđanh dành cả cuộc đời mình cho cách mạng, cho lý tưởng cộng hòa mà ông gửi gắm niềm hi vọng

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT LÝ TƯỞNG TRONG VĂN HỌC LÃNG MẠN (KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA V.HUGO) ( LUẬN VĂN THS. VĂN HỌC ) (Trang 73 -73 )

×