Những tầm vóc lớn lao

Một phần của tài liệu Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác phẩm của V.Hugo) ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 57)

Để vươn tới nhân cách hoàn thiện, V.Hugo đã xây dựng nên những nhân vật mang tầm vóc lớn lao. Một tâm hồn thánh thiện chính là cái nền để nhân vật lý tưởng thể hiện tầm vóc lớn lao của mình. Tầm vóc lớn lao của nhân vật lý tưởng với V.Hugo không phải là lập nên những chiến công hiển hách để được vinh danh, để mọi người nhớ đến, mà nhân vật lý tưởng của ông âm thầm giúp đỡ người khác quên cả bản thân mình. Đó là những con người bình thường, thậm chí tầm thường nhưng lại có nhân cách đẹp hoàn thiện. Tầm vóc lớn lao của họ được tạo nên bởi sức mạnh tinh thần và thể chất siêu phàm, vượt lên trên con

58

người bình thường bởi tài trí, lòng quả cảm, trí thông minh, sự quyết đoán và khả năng dám đương đầu và vượt qua những khó khăn, thử thách. Đây chính là biểu hiện của cái cao cả ở nhân vật lý tưởng, đó là những con người có tính cách, tư tưởng vĩ đại, mang tầm cỡ phi thường, to lớn.

Tầm vóc lớn lao của con người dị dạng, xấu xí Cadimôđô trong Nhà thờ Đức bà Pari thể hiện ở sự dũng cảm khi dám cứu Exmeranđa trong khi những kẻ khác đẹp đẽ, quyền thế hơn lại không làm được. Exmeranđa bị kết án oan ám sát Phêbuýt, cô gái du mục đáng thương bị tra tấn, ép phải nhận tội và nhận án treo cổ. Trong lúc Phêbuýt đang tình tứ với cô gái khác không thèm quan tâm tới nàng, khi giáo chủ Frollo hèn nhát và ích kỉ không dám nhận lỗi của mình, thì Cadimôđô, một con người tật nguyền, bất hạnh lại dám đương đầu với khó khăn, bất chấp hiểm nguy cứu cô gái Ai Cập một cách phi thường. Đám đông nhìn theo hình ảnh Cadimôđô cứu Exmeranđa vào ẩn nấp trong nhà thờ vô cùng thích thú và ngưỡng mộ. Cadimôđô đã vượt qua vòng vây của đám đông, của quan tòa để cứu Exmeranđa một cách siêu phàm: Đột nhiên, đúng lúc các trợ thủ của đao phủ sắp sửa thi hành mệnh lệnh thản nhiên của Sácmôluy, hắn liền trèo qua lan can hành lang, dùng tay, chân, đầu gối bám lấy sợi dây thừng, rồi thấy hắn tụt xuống theo mặt tiền nhà thờ, như giọt nước mưa chảy dọc tấm kính, chạy vụt tới bên hai đao phủ, nhanh như con mèo từ mái nhảy xuống, đấm gục bọn chúng bằng hai quả tống thôi sơn, một tay nhấc cô gái Ai Cập như trẻ con nhấc búp bê, rồi nhảy vọt một cái vào tận trong nhà thờ [13, 413]. Hình ảnh Cadimôđô đã vươn tới tầm vóc lớn lao của một anh hùng chứ không còn là một thằng gù vừa chột, vừa điếc nữa. Cái cao cả ở gã kéo chuông gây ra cho chúng ta cảm giác choáng ngợp, chiêm ngưỡng, kính phục và pha chút sợ hãi. Người đọc thật bất ngờ cùng với khâm phục sự dũng cảm của gã kéo chuông nhà thờ, cũng như

59

không khỏi sợ hãi trước cảnh anh ta liều lĩnh, bất chấp nguy hiểm cứu cô gái du mục. Anh ta vừa thông minh, vừa quả cảm khi âm thầm quan sát cảnh tượng diễn ra trước cổng nhà thờ Đức Bà để hành động một cách nhanh gọn và xuất sắc.

Cứu cô gái, chàng gù còn chăm sóc cho cô ân cần, chu đáo khi ẩn nấp trong nhà thờ. Biết rằng cô hoảng sợ khi nhìn thấy ngoại hình của mình, Cadimôđô chỉ đến vào lúc đêm tối, cứ âm thầm quan tâm chăm sóc cô gái du mục vô điều kiện. Khi đám đông hành khất kéo đến nhà thờ, gã kéo chuông với thể chất hơn người của mình đã một mình chống chọi với cả đám đông một cách quả cảm và thông minh. Nhìn thấy bọn hành khất sẵn sàng xông vào nhà thờ, nó sực nghĩ rằng sẽ kéo chuông cấp báo nhưng nó lại nghĩ nếu kéo được chuông thì cửa nhà thờ bị phá vỡ từ lâu rồi. Và nó bỗng tinh tường, sáng suốt hơn khi nhớ ra bọn thợ nề đã sửa chữa bức tường phía nam rất kiên cố, nên nó quyết định chạy xuống tòa tháp vì ở đó có một kho vũ khí đầy đủ. Có thể thấy, Cadimôđô không còn là một kẻ dị dạng mà là một anh hùng thông minh, tài trí hơn người và ở nó có một sức mạnh tinh thần ghê gớm. Hắn dũng cảm đối đầu với đám đông hành khất bằng một sức khỏe vô biên Với sức lực tăng gấp bội vì nguy cấp, nó nhấc cây xà nặng nhất, dài nhất, tuồn qua cửa sổ rồi đỡ lấy bên ngoài tháp, ghếch nó lên góc lan can bao quanh sân thượng và thả rơi xuống vực sâu. [13, 488]. Ai trông thấy cảnh tượng gã kéo chuông lúc đó cũng phải thán phục và ngưỡng mộ. Khi phát hiện ra chỗ ẩn nấp của cô gái Ai Cập trong nhà thờ, gã linh mục định chiếm đoạt cô, nhưng một lần nữa Cadimôđô lại xuất hiện kịp thời và cứu cô gái:

Gần như cùng lúc, ông thấy cánh tay mạnh mẽ nhấc bổng mình lên… Trong chớp mắt, linh mục đã bị quật ngã và thấy một đầu gối nặng như chì đè lên ngực. [13, 451]. Với một sức mạnh phi thường, cứ như thế, thằng gù âm thầm

60

bảo vệ Exmeranđa. Yêu Exmeranđa hết lòng nhưng Cadimôđô biết rằng trái tim nàng không có chỗ cho hắn, nên hắn luôn cô đơn, buồn tủi cho thân phận mình. Lúc Exmeranđa nhìn thấy Phêbuýt từ xa và cất tiếng gọi thiết tha nhưng hắn ở quá xa không nghe thấy, còn thằng gù khốn khổ lại nghe thấy Trái tim phình to những giọt nước mắt hắn cố nuốt vào… Mắt gã kéo chuông tội nghiệp ứa lệ, nhưng nó không để chảy một giọt. Đột nhiên, nó kéo tay cô gái. Cô quay lại. Vẻ mặt nó bình tĩnh, nó hỏi: - Cô có muốn tôi đi tìm anh ta cho cô không? [13, 439]. Trái ngược với cái vẻ mặt bình tĩnh bên ngoài là trái tim rớm máu bên trong, nhưng gã kéo chuông vẫn âm thầm, đơn độc dõi theo và bảo vệ cô gái Ai Cập. Sự cao cả của Cadimôđô là ở đó, một con người mang tầm vóc lớn lao vốn dĩ không bao giờ ích kỉ, vụ lợi, hắn làm bất cứ điều gì để người khác hạnh phúc. Khi Phêbuýt từ chối không gặp nàng, mà tình tứ bên cô gái khác, Cadimôđô thương xót cho Exmeranđa, sợ nàng trông thấy sẽ buồn nên đã nói với nàng là không gặp được Phêbuýt. Trong lúc thất vọng, cô gái Ai Cập còn giận giữ và mắng gã kéo chuông vì không giúp được nàng, hắn vẫn nín lặng. Như vậy, quên đi nỗi đau của bản thân, quên đi nỗi bất hạnh ghê gớm của mình, Cadimôđô chỉ nghĩ đến tình cảnh của người khác, giữ trọn nỗi đau cho riêng mình, quả là một nhân cách đẹp. Gã kéo chuông nhà thờ đã tự mình tạc nên bức tượng đài vĩ đại về tình yêu cao đẹp.

Phăngtin trong Những người khốn khổ không phải là một người có sức mạnh phi thường, có tài trí hơn người nhưng lại là một người mẹ có sức mạnh tinh thần lớn lao và dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách vì con mình. Cái cao cả ở người mẹ khốn khổ Phăngtin không phải là cứu giúp người khác, mà cái cao cả toát ra từ tâm hồn tràn đầy tình yêu thương con, sẵn sàng hi sinh bản thân mình vì con. Sau những ngày tháng yêu đương, rong chơi cùng

61

Tôlômiet, bỗng nhiên bị bỏ rơi, một mình đơn độc nuôi con tưởng như người mẹ trẻ ấy sẽ gục ngã. Nhưng không, chị có một sức mạnh tinh thần vượt lên trên người bình thường, chị gạt những giọt nước mắt, đứng dậy tìm mọi cách để nuôi đứa con bé bỏng. Một cô gái trẻ, lại không người thân thích, một mình nuôi con thì còn gì khó khăn hơn. Song Phăngtin đã dám đối diện với mọi khó khăn, thử thách ấy. Chị quặn lòng quyết định xa con, gửi con cho người khác để đi làm kiếm tiền nuôi nó. Rồi vì nó không có gì là chị không dám làm, thậm chí chị bán cả nhân phẩm, không màng đến sự cười chê của người đời để có tiền cho con mình. Ở Phăngtin có một nghị lực phi thường, một ý chí sắt đá, dám đương đầu với mọi thử thách để làm tròn và làm tốt hơn cả bổn phận của một người mẹ. Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn luôn vượt lên trên xã hội thực tại, đứng ngoài xã hội thực tại để thực hiện những điều kĩ vĩ, lớn lao. Và Phăng tin đã vươn tới một giá trị vĩnh cửu của đức hi sinh, chị là hiện thân vĩ đại, cao đẹp của tình mẫu tử.

Cũng trong tiểu thuyết Những người khốn khổ, Giăng Vangiăng một kẻ tội phạm nhưng lại có những hành động như một vị thánh. Ở nhân vật này thể hiện rõ bản chất của cái cao cả. Đó là một con người bình thường nhưng bên trong lại hàm chứa một vẻ đẹp hoàn toàn tinh khiết và trong sáng, đấy chính là sự thanh cao. Và cái cao cả ở con người ấy khiến mọi người thán phục những hành động anh hùng, những phẩm chất cao đẹp trong những hoàn cảnh đặc biệt, như sẵn sàng giúp đỡ một người không quen biết, hay cứu vớt cả kẻ thù của mình. Nói về thể chất siêu phàm thì có lẽ Giăng Vangiăng là số một. Cảnh ông cứu lão Phơsơlơvăng thật là phi thường, Giăng Vangiăng thậm chí treo giải thưởng là một đồng tiền vàng cho ai cứu ông lão nhưng không ai dám làm. Và không ai có thể tưởng tượng nổi một ông già đã ngoài năm mươi vẫn có thể chui vào gầm xe

62

nhấc nó lên để cứu ông già kẹt trong đó, chỉ có sức khỏe vô biên như Giăng Vangiăng mới làm được. Rồi ông lại vừa cõng Côdét vừa phải chạy trốn mà vượt qua được cái tường rào vào nhà tu kín, cái tường rào cao lớn ngăn cách nhà tu với xã hội bên ngoài không ai vượt qua nổi nhưng Giăng Vangiăng thì có thể. Đặc biệt là khi ở chiến lũy, ông cõng Mariuyt trên lưng vượt qua cống ngầm Pari, cái cống ngầm đầy bùn mà chỉ có thể chết ở đó chứ không thể thoát ra được theo lời Mariuyt sau này nhận xét, song Giăng Vangiăng không chỉ thoát khỏi cái cống đầy bùn lầy ấy mà trên lưng còn cõng một cái xác nặng trĩu và cứu sống cái xác sắp lìa đời ấy. Nhưng phải nói rằng nếu chỉ có sức khỏe phi thường thôi thì chưa đủ, nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn còn có một sức mạnh tinh thần siêu phàm, lòng dũng cảm mạnh mẽ, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn song gió. Cứu người, Giăng Vangiăng đều biết trước những khó khăn, hiểm nguy: cỗ xe ngựa có thể sập xuống nếu ông chui vào gầm xe cứu lão Phơsơlơvăng, ông có thể chết cùng ông ta; mang Côdét chạy trốn ông có thể bị Giave bắt và chịu mức án cao hơn trong tù; cõng Mariuyt xuống cống ngầm Pari đen ngòm đầy bùn lầy ông có thể không thoát ra được. Song với một tinh thần quả cảm, một ý chí sắt đá ông đã vượt qua được những gian nan ấy. Ông còn dũng cảm ra chiến lũy, nơi mưa bom lửa đạn để mang tình thương của mình cứu vớt con người. Bạo lực và ôn hoà, cách mạng và tình thương không còn là một thứ ánh sáng phân đôi, mà đan chéo, hoà quyện và giằng xé ngay trong lòng một nhân vật lý tưởng như Giăng Vangiăng, nhân vật trung tâm thể hiện những ảo tưởng lãng mạn biến cải thế giới bằng tình thương. Đã có lúc lên chiến luỹ chỉ vì lo hạnh phúc riêng tư của con gái Côdét, nhưng nhà văn vẫn dẫn con người lý tưởng của mình tới chiến luỹ của những người Cộng hoà chứ không phải của quân chính phủ. Tất cả những thử thách, gian khổ ấy chỉ mình ông thực hiện,

63

không cần ai giúp đỡ. Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn luôn hành động một mình, hành động một cách cá nhân, đứng ngoài xã hội, vượt lên trên hoàn cảnh. Cái cao cả của Giăng Vangiăng mang tính xuất chúng, phi thường nhưng cũng gần gũi với đời thường. Bởi lẽ, ông là hiện thân của người lao động, vẻ đẹp của ông là vẻ đẹp của người lao động chân chính. Cả cuộc đời Giăng Vangiăng luôn hành thiện để cứu người nhưng ông luôn thực hiện một cách đơn độc bằng sức mạnh và tâm hồn siêu phàm của mình. Ông cô đơn trong sự kiêu hãnh, chấp nhận nỗi đơn độc một mình hành động hướng thiện, do đó ông đạt đến tầm vóc lớn lao của chúa, đó là sự hi sinh, cứu vớt nhân loại.

Trong tiểu thuyết Chín mươi ba, Ximuốcđanh và Gôvanh là đại diện tiêu biểu của cách mạng. Ximuốcđanh tiêu biểu cho quần chúng đau khổ trước cách mạng. Nói như tác giả, ông đại diện cho phần tất yếu, phần đau khổ khi sinh nở một xã hội mới trong cách mạng. Còn Gôvanh tiêu biểu cho phần tương lai, phần ánh sáng của cách mạng. Họ là những nhân vật lý tưởng thể hiện cái cao cả trong tâm hồn lẫn hành động làm cho mọi người khâm phục, ngưỡng mộ.

Ximuốcđanh thông minh, thẳng thắn, phá tan nhiều âm mưu đen tối, ở tòa giám mục, ông xử công bằng với mọi người. Xi muốc đanh có cái sức mạnh của những con người sắt đá. Ông là một nhân vật hoàn toàn và rất tự tin không thể sai lầm.” [12, 160]. Ông vốn là một thầy tu đi theo cách mạng, ông là một con người học tập không mệt mỏi, vì thế ông có một trí tuệ tuyệt vời. Tưởng chừng như đã là thầy tu thì ông sẽ an phận, sẽ lặng lẽ chìm khuất vào cuộc sống, nhưng ông đã dám đương đầu với thử thách để thay đổi số phận của mình, tạo nên tầm vóc lớn lao của một con người vĩ đại khi xông pha vào chiến trận, là thủ lĩnh của phe cộng hòa: Người ta cướp mất của ông gia đình, ông lấy tổ quốc làm gia đình. Người ta không cho ông lấy vợ, ông lấy nhân loại làm bạn trăm năm… Bố

64

mẹ ông, những người nông dân khi gây dựng cho ông thành thầy tu là muốn ông tách khỏi quần chúng, nhưng ông đã trở về với quần chúng. Và ông trở về với quần chúng một cách say mê. Ông nhìn những kẻ đau khổ với tấm lòng trìu mến dễ sợ. [12, 152]. Ông sẵn sàng hành động một cách cá nhân, chống lại tất cả những gì người khác gây dựng cho mình và đã thành công khi trở thành một thủ lĩnh xuất sắc của phe cộng hòa. Tâm hồn, tình cảm của Ximuốcđanh dành hết cho quần chúng nhân dân, với họ ông là chỉ huy, là ánh sáng.

Còn Gôvanh, anh là phần tươi sáng của cách mạng, anh có tư tưởng tiến bộ hơn thầy giáo của mình. Tầm vóc lớn lao của nhân vật lý tưởng Gôvanh trước hết thể hiện ở tài năng hiếm có của anh. Gôvanh là nhà tư tưởng, nhà triết gia, một bậc hiền nhân trẻ tuổi. Anh có tài năng xây dựng một đoàn quân dù nhỏ nhưng hoàn chỉnh, có cả bộ binh và kị binh, có trinh sát, có lính đào hào, có công binh, có lính làm cầu. Không chỉ có tài năng, anh còn có một thể chất siêu phàm, anh xông pha và đứng đầu mọi trận chiến, nhưng theo lời tác giả thì anh chưa bao giờ bị thương. Song tầm vóc lớn lao của một nhân cách đẹp hoàn thiện không phải chỉ ở tài năng, trí thông minh, sức khỏe mà còn là khả năng dám đương đầu với khó khăn, thử thách và vượt qua nó một cách phi thường. Gôvanh dám từ bỏ cuộc sống sung sướng, nhung lụa trong gia đình quý tộc của mình để đến với cuộc sống khốn khổ, thiếu thốn của quần chúng, dám thả Lăngtơnắc nhưng cũng sẵn sàng nhận tội. Anh thuộc về quần chúng, thuộc về cách mạng nhưng lại luôn đơn độc, hành động một cách cá nhân. Gôvanh cũng như Giăng Vangiăng là những nhân vật thể hiện trọn vẹn lý tưởng của nhà văn, họ vừa thông minh, tài trí hơn người, lại có sức khỏe phi thường dám đương đầu với những thử thách gian nguy. Ở họ luôn sáng lên tình yêu thương vô bờ dành cho con người, sẵn sàng vì con người mà đương đầu với tất cả khó khăn với mong

Một phần của tài liệu Nhân vật lý tưởng trong văn học lãng mạn (Khảo sát qua một số tác phẩm của V.Hugo) ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)