Tính chất hóa học: 2 Tác dụng với CuO:

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa học 8 cả năm 2010 2011 (Trang 82)

2. Tác dụng với CuO:

H2 + CuO →to Cu + H2O

- Hidro đã chiếm oxi trong hợp chất CuO. Hidro có tính khử (khử oxi).

3. Kết luận:

- Ở nhiệt độ thích hợp khí hidro không những kết hợp với oxi đơn chất mà nó còn kết hợp với oxi có trong một số oxit kim loại. - Hidro có tính khử và phản ứng

H2 và CuO.

? Trong phản ứng trên H2 có sự biến đổi như thế nào về thành phần hóa học?

- HS: Quan sát và trả lời: H2 chiếm oxi trong hợp chất CuO. - GV: Chất chiếm oxi là chất khử. Vậy hidro có vai trì gì trong phản ứng trên?

- HS: Hidro có tính khử.

- GV: Mở rộng, ngoài CuO, hidro còn có khả năng khử một số oxit kim loại như: Fe2O3, HgO, PbO. Hãy viết PTHH hidro khử các oxit kim loại trên.

- HS: Hoàn thành các PT.

- GV: Em hãy rút ra kết luận về tính chất hóa học của hidro? - HS: Rút ra kết luận.

tỏa nhiều nhiệt.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của hidro (10)

- GV: Cho HS quan sát hình ảnh ứng dụng của hidro.

? Hidro có những ứng dụng gì? Cơ sở khoa học của những ứng dụng đó?

- HS: Quan sát tranh và trả lời:

+ Nạp vào khinh khí cầu vì hidro là chất khí nhẹ nhất. + Khử oxi của một số oxit kim loại vì hidro có tính khử. + Hàn cắt kim loại vì hidro cháy tỏa ra lượng nhiệt lớn. + Là nguyên liệu…

- GV: Nhận xét, chốt kiến thức ở bảng.

III. Ứng dụng:

1. Làm nhiên liệu dùng trong hàn cắt kim loại.

2. Làm nguyên liệu: sản xuất amoniac, axit, hợp chất hữu cơ. 3. Dùng làm chất khử điều chế một số kim loại.

4. Bơm vào khí cầu.

4. Củng cố: (10’)BT1: Chọn hệ số và CTHH thích hợp để hoàn thành các PTHH sau: BT1: Chọn hệ số và CTHH thích hợp để hoàn thành các PTHH sau: a. H2 + Fe2O3 ? +? b. Al + Fe3O4 ?Fe + ?Al2O3 c. H2 + O2 ? d. Zn + HCl ZnCl2 + ? e. H2 + CuO ? + ?

Trong các phản ứng trên, phản ứng nào thể hiện tính chất hóa học của hidro, phản ứng nào dùng để điều chế hidro trong PTN?

BT2: Khử 24(g) CuO bằng khí hidro. Hãy tính số gam Cu thu được và thể tích khí hidro (đktc) cần dùng

5. Dặn dò: (1’)

- Học bài và làm các BT còn lại trong SGK.

- Nghiên cứu nội dung bài mới: Chất khử, chất oxi hóa là gì? Thế nào là sự khử, sự oxi hóa? Phản ứng oxi hóa – khử là gì?

Ngày soạn : 27/02/2011 Ngày dạy : 02/03/2011

Tiết 49: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Biết được các khái niệm: sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá.

- Hiểu được khái niệm phản ứng oxi hóa – khử và tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa – khử.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân biệt được chất khử chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong phản ứng oxi hóa – khử cụ thể.

- Phân biệt được phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng khác.

3. Thái độ: Tích cực, ham thích học tập bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

- Bảng phụ nội dung bài tập.

2. HS: Học bài cũ, xem trước nội dung bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp – gợi mở. - Đàm thoại – phát hiện.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (8’)

1. Nêu các tính chất hoá học của hidro? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ? Tại sao hỗn hợp khí hidro và oxi là hỗn hợp nỗ?

2. Làm bài tập 5 SGK/ 109.

3. Bài mới: (1’) Các loại phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào? Thế nào là phản ứng oxi hóa khử? Chất khử, chất oxi hóa là gì? →Bài mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1. Tìm hiểu sự khử và sự oxi hoá (7’).

- GV: Yêu cầu HS theo dõi PTHH: hidro khử CuO và nêu nhận xét về thành phần của các chất tham gia và sản phẩm. - HS: H2 chiếm O của CuO để tạo thành H2O.

- GV:CuO đã bị tách oxi ra khỏi hợp chất của nó tạo ra Cu. Quá trình này gọi là sự khử. Vậy sự khử là gì?

- HS: Trả lời.

- GV: Yêu cầu HS nhắc lại sự oxi hoá là gì?

- HS: Sự tác dụng của oxi với một chất goi là sự oxi hoá. - GV: Vậy phản ứng trên có xảy ra sự oxi hoá hay không? Vì sao?

- HS: Có. Vì H đã kết hợp với O để tạo ra nước.

- GV: Hãy xác định sự khử và sự oxi hoá trong các PƯ sau: H2 + Fe2O3 →t0 Fe + H2O

H2 + O2 →t0 H2O (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS: Làm bài tập vào vở trong vòng 3 phút. Sau đó lên bảng

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa học 8 cả năm 2010 2011 (Trang 82)