Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa học 8 cả năm 2010 2011 (Trang 65)

chậu thủy tinh, đèn cồn, diêm. lọ thủy tinh, bông, KMnO4, MnO2.

2. HS: Học bài cũ và tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Thí nghiệm – nghiên cứu. - Hỏi đáp – tìm tòi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’:

Đề 1:

1. Cho các oxit sau: SO2, CuO, K2O, NO2, P2O5, FeO. Những chất nào thuộc loại oxit axit? Oxit bazơ? Hãy đọc tên các oxit trên?

2. Đốt cháy 6,4 (g) đồng trong khí O2. Tính thể tích O2 (đktc) cần dùng và khối lượng đồng oxit tạo thành sau phản ứng.

Đề 2:

1. Cho các oxit sau: CO2, CaO, Na2O,SO2, N2O5, MgO. Những chất nào thuộc loại oxit axit? Oxit bazơ? Hãy đọc tên các oxit trên?

2. Đốt cháy 3,2 (g) đồng trong khí O2. Tính thể tích O2 (đktc) cần dùng và khối lượng đồng oxit tạo thành sau phản ứng.

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (7’).

- GV: Giới thiệu các dụng cụ, hóa chất và cách điều chế O2 trong phòng thí nghiệm.

- HS: Lắng nghe.

- GV: Người ta thu khí bằng mấy cách?

- HS: Thu O2 bằng 2 cách: đẩy không khí và đẩy nước. - GV: Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí ta phải đặt ống nghiệm hoặc lọ thu khí như thế nào? Vì sao? - HS: Thu khí oxi bằng cách đẩy không khí ta phải để ngửa bình vì oxi nặng hơn không khí.

- GV: Có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước? Vì sao? - HS: Đẩy nước vì oxi là chất khí ít tan trong nước. - GV: Tiến hành thí nghiệm và yêu cầu HS viết PTHH. - HS: Viết PTHH.

I. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm nghiệm

- Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KMnO4, KClO3

2KClO3 →t0 2KCl + O2

2KMnO4→t0 K2MnO4+MnO2+ O2

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa học 8 cả năm 2010 2011 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w