- Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới.
- 2KClO3 →t0 2KCl + O2
- CaCO 3 →t0 CaO + CO 2
4. Củng cố: (5’) Làm BT 1,4 SGK/94
5. Dặn dò: (1’)
1. Học bài cũ, làm các BT còn lại SGK.
2. Nghiên cứu nội dung bài mới: thành phần không khí.
Ngày soạn : 24/01/2011 Ngày dạy : 27/01/2011 Tiết 42: KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích là: 78% N2, 21% O2 và 1% các chất khí khác.
- Phân biệt được sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
- Hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH.
- Quan sát, liên hệ thực tế, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
- Hóa chất: P đỏ.
- Dụng cụ: Chậu nước, diêm, đèn cồn, que đóm, ống đong có chia vạch, thìa đốt hóa chất.
2. HS: Học bài cũ và tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Thí nghiệm – nghiên cứu. - Hỏi đáp – tìm tòi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (8’)
1. So sánh phản ứng hóa hợp với phản ứng phân hủy? Lấy ví dụ. 2. Tính khối lượng KClO3 cần thiết để điều chế 48g khí oxi?
3. Bài mới: Không khí là một bộ phận không thể thiếu đối với cuộc sống? Bằng cách nào để xác định thành phần của không khí?
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm xác định thành phần của không khí (15’).
-GV: Giới thiệu TN xác định thành phần của không khí. - HS: Lắng nghe và theo dõi.
- GV: Tiến hành TN, yêu cầu HS quan sát và trả lời:
1. Đã có những biến đổi nào xảy ra trong TN trên? 2. Trong khi cháy mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào?
3. Tại sao nước lại dâng lên trong ống?
4. Nước dâng lên đến vạch thứ 2 chúng tỏ điều gì? 5. Khí còn lại là khí gì?
- HS: Quan sát, suy nghĩ và trả lời:
1. Photpho đỏ tác dụng với oxi trong không khí.
2. Mực nước trong cốc thuỷ tinh dâng lên đến vạch số 2 3. Vì áp suất trong ống giảm xuống, mực nước dâng lên. 4. Oxi đã phản ứng 1/5 thể tích của không khí trong ống. 5. Đó là khí nitơ. Tỉ lệ khí còn lại 4 phần.
- GV: Hãy rút ra kết luận về thành phần của không khí?