thì làm thế nào để điều chế được khí hidro. Phản ứng điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm thuộc loại phản ứng nào? →Bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm (13’).
- GV: Làm thí nghiệm điều chế khí H2. Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng xảy ra.
- HS: Quan sát và nêu hiện tượng: Có bọt khí xuất hiện.
- GV: Đậy nút cao su. Đưa tàn đóm vào đầu ống dẫn khí. Gọi HS nhận xét.
- HS: Khí thoát ra không làm cho than bùng cháy.
- GV: Nhỏ một giọt dung dịch vào ống nghiệm rồi đem cô cạn sẽ thu được muối. Đó là muối gì? Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng xảy ra?
- HS: Muối đó là ZnCl2: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
- GV: Có thể thu H2 bằng cách nào?
- HS: Đẩy nước và đẩy không khí.( Giống thu O2).
- GV: Để điều chế hidro người ta còn thay Zn bằng Fe, Al,
I. Điều chế khí hidro:1. Trong phòng thí nghiệm 1. Trong phòng thí nghiệm
- Trong PTN khí H2 được điều chế bằng cách cho axit (HCl hoặc H2SO4) tác dụng với kim loại kẽm (hoặc nhôm, sắt). PTHH:
thay HCl bằng H2SO4. Vậy khí hidro được điều chế trong PTN bằng cách nào?
- HS: Trả lời.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách điều chế hidro trong công nghiệp (5’).
- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Khí hidro trong công nghiệp được điều chế bằng phương pháp nào?
- HS: Nghiên cứu SGK trả lời được. - GV: Giới thiệu sơ đồ điện phân nước. - HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
2. Trong công nghiệp:
- Điện phân nước: 2H2O →ĐF
2H2↑ + O2↑
- Dùng than khử oxi của nước. - Điều chế hidro từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ.
Hoạt động 3. Tìm hiểu phản ứng thế (10’).
- GV: Em đã được học các loại phản ứng nào? - HS: Phản ứng phân huỷ, hoá hợp, oxi hóa – khử. - GV: Trong phản ứng:
Zn + 2HCl → ZnCl2 +H2
Đâu là đơn chất? Đâu là hợp chất?
- HS: Theo dõi và tìm hiểu: Zn là đơn chất, HCl là hợp chất. - GV: Yêu cầu HS nhận xét đặc điểm của các chất trong phản ứng.
- HS: Nguyên tử của đơn chất Zn đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất HCl.
- GV: Các phản ứng hoá học như trên gọi là phản ứng thế. Vậy phản ứng thế là gì?
- HS: Trả lời.