Tính chất hóa học: 1 Tác dụng với phi kim:

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa học 8 cả năm 2010 2011 (Trang 58)

1. Tác dụng với phi kim: a. Với lưu huỳnh:

S + O2 →to SO2 b. Với photpho: 0 t 2 2 5 4P 5O+ →2P O V. CỦNG CỐ:

1. Trình bày tính chất vật lý và viết PTHH O2 tác dụng với phi kim? 2. Làm BT 6 SGK/84.

VI. DẶN DÒ:

1. Học bài cũ, làm BT 4,5 SGK/84.

2. Nghiên cứu nội dung còn lại của bài học: O2 tác dụng với kim loại và tác dụng với hợp chất.

Ngày soạn : 10/01/2011 Ngày dạy : 13/01/2011 Tiết 38: TÍNH CHẤT CỦA OXI (T2)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

Biết được tính chất hóa học của O2: tác dụng với kim loại và hợp chất.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện các kỹ năng: + Viết PTHH.

+ Quan sát, phân tích, rút ra kết luận. + Thực hành thí nghiệm.

- Củng cố kĩ năng tính toán theo PTHH.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu môn học, tính khoa học và ý thức bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

- Dụng cụ: bình thủy tinh, đèn cồn. - Hóa chất: khí oxi, dây sắt, than.

2. HS: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Thí nghiệm – phát hiện. - Hỏi đáp – tìm tòi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (7’)

1. Nêu tính chất vật lý và tính chất hóa học đã biết của O2; viết các PTHH xảy ra?

2. Tính thể tích khí oxi tối thiểu (ĐKTC) cần dùng để đôt cháy hết 1,6g bột lưu huỳnh. Tính khối lượng SO2 tạo thành sau phản ứng.

3. Bài mới: (1’) Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu tính chất hóa học của O2 là phản ứng với phi kim, vậy ngoài phi kim O2 còn có tính chất hóa học nào khác?

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu oxi tác dụng với kin loại (15’).

- GV: Giới thiệu dụng cụ và hóa chất của thí nghiệm

+ Lấy một đoạn dây sắt nhỏ đưa vào lọ chứa khí O2. Có hiện tượng gì xảy ra hay không?

- HS: Không có hiện tượng.

- GV: Quấn thêm vào đầu dây sắt một mẫu than gỗ, đốt trên ngọn lửa đèn cồn, yêu cầu HS quan sát, rút ra hiện tượng. - HS: Dây sắt cháy sáng chói, có nhiều hạt nhỏ bắn ra.

- GV: Các hạt nhỏ có màu nâu đỏ tạo thành trong TN là oxit sắt từ Fe3O4. Viết PTHH của phản ứng trên?

- GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.

2. Tác dụng với kim loại:a. Thí nghiệm: a. Thí nghiệm:

Đốt sợi dây sắt cháy đỏ , đưa nhanh vào lọ đựng oxi → dây sắt cháy mạnh , sáng chói tạo thành chất nóng chảy màu nâu là oxit săt từ (Fe3O4)

b. PTHH:

3Fe (r) + 2O2(k)→t0 Fe3O4 (r)

Hoạt động 2: Tìm hiểu oxi tác dụng với hợp chất (10’).

- GV: Giới thiệu: O2 ngoài tác dụng với đơn chất phi kim và kim loại nó còn có khả năng phản ứng với hợp chất như khí metan CH4 tạo CO2 và H2O. Đây là phản ứng tỏa nhiều nhiệt. Háy viết PTHH khí metan cháy trong khí O2?

- HS: Lắng nghe, thu nhận kiến thức, viết PTHH.

- GV: Cho HS thảo luận về một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống: các chất khí được hóa lỏng trong

3. Tác dụng với hợp chất:

bình và cháy trong không khí, tỏa nhiều nhiệt.

- HS: Liên hệ thực tế trình bày được: khí được hóa lỏng trong bình gas, bật lửa…cháy trong không khí.

- GV: Nhận xét, kết luận: ứng dụng các chất khí này cháy trong không khí tỏa nhiều nhiệt để đun nấu.

V. CỦNG CỐ: (10’)1. Làm BT 4, 5 SGK/84. 1. Làm BT 4, 5 SGK/84.

2. Trình bày tính chất hóa học của O2?

VI. DẶN DÒ: ( 2’)

1. Học bài cũ, làm các BT còn lại trong SGK.

2. Nghiên cứu nội dung bài mới: thế nào là sự OXH, phản ứng hóa hợp? Oxi có những ứng dụng gì trong đời sống?

Ngày soạn : 16/01/2011 Ngày dạy : 19/01/2011

Tiết 39: SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP –

ỨNG DỤNG CỦA OXI

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Hiểu được phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

- Biết được những ứng dụng của oxi.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng: viết CTHH oxit và PTHH oxi tác dụng với đơn chất và hợp chất. - Củng cố kĩ năng tính toán theo PTHH.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ không khí trong lành.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV:

- Bảng phụ nội dung phiếu học tập.

- Tranh ảnh ứng dụng của oxi trong đời sống.

2. HS: Học bài cũ và tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Hỏi đáp – tìm tòi. - Vấn đáp – gợi mở.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (7’)

1. Nêu tính chất hóa học của O2, viết các PTHH minh họa? 2. Đốt cháy 16,8 (g) sắt trong khí O2. Tính:

a. Khối lượng oxit sắt từ tạo thành? b. Thể tích khí O2 cần dùng (đktc)?

3. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự oxi hóa (7’).

- GV: Sử dụng PTHH của HS ở phần kiểm tra bài cũ: ? Những phản ứng này có đặc điểm gì giống nhau? - HS: Các phản ứng đều có oxi tham gia.

- GV: Giới thiệu: Những phản ứng của các chất này với oxi gọi là sự oxi hóa của chất đó. Vậy sự oxi hóa là gì?

- HS: Rút ra định nghĩa.

-GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về sự oxi hoá trong đời sống. - HS: Lấy ví dụ.

-GV: Hướng dẫn thêm về sự oxi hoá để HS hiểu.

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa học 8 cả năm 2010 2011 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w