Bazơ: 1 Khái niệm:

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa học 8 cả năm 2010 2011 (Trang 97)

1. Khái niệm:

- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều

OH loại kim loại

Natri hidroxit NaOH Canxi hidroxit Ca(OH)2

Nhôm hidroxit Al(OH)3

Sắt (III) hidroxit Fe(OH)3

Đồng (II) hidroxit Cu(OH)2

Sắt (II) hidroxit Fe(OH)2

- GV: Hãy rút ra nhận xét về thành phần phân tử của các bazơ trên? - HS: Đều có 1 hay nhiều nhóm OH liên kết với 1 nguyên tử kim loại - GV: Qua đó hãy rút ra định nghĩa về bazơ?

- GV: Yêu cầu HS quan sát bảng phụ PHT 2 và rút ra nhận xét: ? Vì sao mỗi thành phần bazơ chỉ có 1 nguyên tử kim loại?

? Số nhóm OH trong phân tử mỗi bazơ được xác định như thế nào? - HS: Quan sát, rút ra được: vì nhóm OH có hóa trị I và nhóm OH bằng hóa trị của kim loại.

- GV: Nếu gọi kim loại trong bazơ là M có hóa trị n. Hãy viết CTHH chung của bazơ?

- HS: Viết CTHH chung bazơ.

- GV: Qua PHT, hãy rút ra cách đọc tên bazơ.? Tại sao nhôm hidro khi đọc tên không kèm theo hóa trị mà sắt lại có?

- HS: Rút ra cách đọc tên hoàn chỉnh.

nhóm hidroxit (-OH) - VD:

NaOH: natri hidroxit KOH: Kali hidroxit

2. Công thức hóa học:

CTHH dạng chung của bazơ có dạng: M(OH)n

Trong đó: M là kim loại có hóa trị n

3. Tên gọi:

Tên bazơ = Tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hidroxit

VD: Cu(OH)2: Đồng (II) hidroxit

Al(OH)3: Nhôm hidroxit

4. Phân loại:

Dựa vào tính tan, bazơ được chia thành 2 loại: - Bazơ tan (kiềm): NaOH, KOH. Ca(OH)2... - Bazơ không tan: Cu(OH)2, Mg(OH)2…

4. Củng cố: (5’)Hoàn thành bảng sau: Hoàn thành bảng sau:

Tên gọi hợp chất CTHH Phân loại

HF Axit photphoric Kali hidroxit Pb(OH)2 H2NO3 Sắt (II) hidroxit 5. Dặn dò: (1’) - Học bài và làm các bài tập SGK.

- Nghiên cứu nội dung bài mới: định nghĩa, CTHH, phân loại, tên gọi của muối.

Ngày dạy : 01/04/2011 Tiết 57: AXIT – BAZƠ – MUỐI (T2)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Hiểu được định nghĩa muối theo thành phần phân tử: gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

- Biết cách phân loại và gọi tên muối.

2.Kỹ năng:

- Hình thành và rèn luyện các kĩ năng:

+ Phân loại được axit, bazơ, muối theo công thức hóa học cụ thể.

+ Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit. + Đọc được tên một số axit, bazơ, muối theo CTHH cụ thể và ngược lại.

+ Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ, muối cụ thể bằng giấy quỳ tím. + Tính được khối lượng một số axit ,bazơ, muối tạo thành trong phản ứng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Bảng phụ nội dung phiếu học tập.

2. HS: Học bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp – phát hiện kết hợp với diễn giảng.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (7’):

Làm BT: 2, 4, 6a, b SGK/130

3. Bài mới: (1’) Dựa vào nội dung kiểm tra bài cũ, GV giới thiệu: tiết trước chúng ta đã tìm hiểu hai hợp chất axit và bazơ. Tiết hôm nay cùng tìm hiểu hợp chất còn lại: muối.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1. Tìm hiểu về muối (20’).

- GV: Yêu cầu HS viết CTHH của một số muối em biết? - HS: Viết được CTHH của một số muối đã gặp: NaCl, ZnCl2, CaCO3….

- GV: Em có nhận xét gì về thành phần của các muối trên? - HS: Phân tử đều có kim loại và gốc axit.

- GV: Nhận xét về số nguyên tử kim loại và gốc axit trong phân tử muối ?

- HS: Gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều gốc axit.

- GV: Yêu cầu HS rút ra định nghĩa về muối. - HS: Rút ra định nghĩa. - GV: Nếu kí hiệu: + Gốc axit là Ax. + Kim loại là My III. Muối 1. Khái niệm

- Phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit

VD: Al2(SO4)3, NaCl, CaCO3

2. Công thức hóa học

- CTHH chung: MxAy

- Trong đó: M là nguyên tử kim loại có hóa trị y.

A là gốc axit có hóa trị x.

⇒ Vậy CTHH chung của muối được viết như thế nào? - HS : Rút ra CTHH chung của muối.

- GV : Gọi tên một số muối : NaCl (natriclorua), CaCO3

(canxi cacbonat). Hãy rút ra cách gọi tên của muối? - HS : Tên kim loại + Tên gốc axit

- GV : Yêu cầu HS đọc tên các muối còn lại.

(Chú ý: kim loại nhiều hoá trị phải đọc tên kèm theo hoá trị của kim loại ).

Hướng dẫn HS cách gọi tên muối axit và yêu cầu HS đọc tên 2 muối: KHCO3 và K2CO3

- GV: So sánh thành phần hai muối KHCO3 và K2CO3? Vậy muối được chia thành mấy loại?Đó là những loại nào? Cho ví dụ.

- HS : 2 loại : muối axit và muối trung hòa. - GV : Nhận xét bổ sung.

Tên kim loại + tên gốc axit

VD :

Al2SO4: Nhôm sunfat NaCl: natri clo rua Fe(NO3)3: Sắt III nitrat

KHCO3: Kali hidro cacbonat NaH2PO4: natri dihidro phophat

4. Phân loại : 2 loại

- Muối trung hòa : Al2SO4, NaCl, Fe(NO3)3

- Muối axit: KHCO3, NaH2PO4

Hoạt động 2: Luyện tập – Củng cố (10).

- GV: Lập CTHH của các muối sau: nhôm sunfat, natri sunfit, kalli hidrocacbonat, sắt (II) clorua, canxi phot phat, natri dihidrophotphat. Trong các muối trên, muối nào là muối axit? Muối nào là muối trung hòa?

- HS: Đọc BT, hoàn thành.

- GV: Gọi 2 HS lên bảng trình bày. - HS: Nhận xét, bổ sung.

- GV: Nhận xét, đưa ra đáp án đúng.

CTHH của các muối:

- Muối axit: NaH2PO4, KHCO3. - Muối trung hòa: Na2SO3, BaCO3,

Al2(SO4)3, FeCl2, Ca3(PO4)2

4. Củng cố: (5’)Hoàn thành bảng sau: Hoàn thành bảng sau:

Oxit bazơ Bazơ tương ứng Oxit axit Axit tương ứng KL và gốc axitMuối tạo bởi

K2O HNO3 Ca(OH)2 SO2 Al2O3 SO3 BaO H3PO4 5. Dặn dò: (1’) - Học bài và làm các bài tập SGK.

- Ôn tập nội dung kiến thức để chuẩn bị cho tiết luyện tập.

Ngày dạy : 06/04/2011 Tiết 58: BÀI LUYỆN TẬP 7

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về: thành phần hoá học và tính chất hoá học của nước.

- HS biết và hiểu định nghĩa, công thức, tên gọi và phân loại các axit, bazơ, muối và oxit.

2.Kỹ năng:

- Viết phương trình phản ứng của nước với một số kim loại, oxit bazơ, oxit axit; gọi tên và phân loại sản phẩm thu được, nhận biết được loại phản ứng

- Viết được CTHH của một số axit, bazơ, muối khi biết hóa trị của kim loại và gốc axit, khi biết thành phần khối lượng các nguyên tố.

- Viết được CTHH của axit, muối, bazơ khi biết tên.

- Tính được khối lượng một số axit ,bazơ, muối tạo thành trong phản ứng

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Bảng phụ nội dung phiếu học tập.

2. HS: Học bài cũ và chuẩn bị nội dung bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp – phát hiện kết hợp với diễn giảng.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (0’): Lồng ghép trong nội dung bài

3. Bài mới: (1’) Để củng cố và kiểm tra kiến thức đã học về thành phần, tính chất của nước cũng như kiến thức về axit, bazơ, muối →luyện tập

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ (20’).

- GV: Phát phiếu học tập, yêu cầu HS hoạt động nhóm theo tổ trong thời gian 5’ theo nội dung:

* Nhóm 1: Thảo luận về thành phần tính chất hóa học của nước.

* Nhóm 2: Thảo luận về CTHH, định nghĩa, tên gọi của axit, bazơ.

* Nhóm 3: Thảo luận về CTHH, định nghĩa, tên gọi của oxit, muối.

* Nhóm 4: Ghi lại các bước tính theo PTHH - HS: Thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm báo cáo - GV: Đưa thông tin phản hồi phiếu học tập

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa học 8 cả năm 2010 2011 (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w