Thành phần hóa học của nước:

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa học 8 cả năm 2010 2011 (Trang 92)

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Biết được thành phần hoá học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố là hiđro và oxi, chúng hoá hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần H và 1 phần O và tỉ lệ về khối lượng là 8O và 1H.

- Trình bày được tính chất vật lý của nước.

2.Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết PTHH.

- Quan sát sơ đồ thí nghiệm tổng hợp và phân hủy nước. - Hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Tích cực, ham thích học tập bộ môn.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Tranh mô tả thí nghiệm phân hủy và tổng hợp nước, phiếu học tập.

2. HS: Nội dung bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Thí nghiệm – nghiên cứu. - Vấn đáp – phát hiện.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’): Trả bài và nhận xét bài kiểm tra

3. Bài mới: (1’) Hàng ngày ta thường xuyên sử dụng nước. Vậy nước có thành phần, tính chất và vai trò ra sao?→Bài mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1. Tìm hiểu sự phân hủy nước (14’).

- GV: Lắp thiết bị điện phân nước(pha thêm 1 ít dd NaOH vào nước).Yêu cầu HS quan sát để trả lời các câu hỏi:

?Nhận xét mực nước ở hai cột A (-), B(+) trước khi cho dòng điện một chiều đi qua?

- HS: Quan sát, rút ra được: mực nước trong 2 cột bằng nhau - GV: Bật công tắc điện. Yêu cầu 2 HS lên quan sát TN: Sau khi cho dòng điện một chiều qua → hiện tượng gì?

- HS: Trên bề mặt điện cực xuất hiện bọt khí và mực nước trong 2 ống giảm xuống.

- GV: Kết thúc TN thu được 2 khí, khí ở hai ống có tỉ lệ ntn? - HS: Thể tích khí cột B gấp 2 lần cột A.

- GV: Dùng que đóm còn tàn than hồng và que đóm đang cháy để thử hai khí trên → yêu cầu HS rút ra kết luận.

- HS: Khí ở cột A (-) làm que đóm bùng cháy; ở cột B (+) khí cháy được với ngọn lửa màu xanh.

- GV: Nhận xét, yêu cầu HS viết phương trình hoá học?

I. Thành phần hóa học của nước: nước:

1. Sự phân hủy nước:

§iÖn ph©n

2 2 2

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tổng hợp nước (10’).

- GV: Yêu cầu HS đọc SGK I.2a, quan sát tranh 5.11/122 trả lời các câu hỏi.

1. Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 bằng tia lửa điện, có những hiện tượng gì ?

2. Mực nước trong ống dâng lên có đầy ống không? vậy các khí H2 và O2 có phản ứng hết không ?

3. Đưa tàn đóm vào phần chất khí còn lại, có hiện tượng gì? khí còn dư là khí nào?

4.Vậy khí H2 đã hóa hợp với khí O2 theo tỉ lệ ntn về thể tích? - HS: Thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày:

Mực nước dâng lên, dừng lại ở vạch số 1 → còn dư chất khí. Chất khí làm que đóm bùng cháy, khí còn dư là O2.

- GV: Nhận xét, chốt kiến thức. Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn tính: tỉ lệ hóa hợp về khối lượng giữa H2 và O2; thành phần % theo khối lượng của O và H trong nước?

- HS: Thảo luận,đại diện nhóm lên bảng trình bày.

- GV: Từ sự phân hủy và tổng hợp nước em hãy rút ra kết luận về thành phần hóa học của nước?

2. Sự tổng hợp nước:

2H2 + O2 →t0 2H2O

3. Kết luận:

Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố: H và O. Chúng hóa hợp với nhau the tỉ lệ:

+ Về thể tích: 2 phần hidro và 1 phần oxi

+ Về khối lượng: 1 phần hidro và 8 phần oxi.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lý của nước (8’)

- GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế và thông tin SGK cho biết tính chất vật lý của nước.

- HS: Trình bày tính chất vật lý.

- GV: Lấy các ví dụ về nước hòa tan chất rắng, lỏng khí? - HS: Chất rắn: đường, muối ăn… Chất lỏng: rượu, cồn… Chất khí: oxi, hidro, amoniac.

- GV: Nhận xét, liên hệ thực tế vai trò của nước đối với cơ thể người, tính chất này của nước rất cần cho cơ thể sống vì nó hòa tan được nhiều chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Một phần của tài liệu Giáo án Hóa học 8 cả năm 2010 2011 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w