Ƣu nhƣợc điểm khi thực hiện lạm phát mục tiêu

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 38)

e. Bố cục luận văn

1.2.5 Ƣu nhƣợc điểm khi thực hiện lạm phát mục tiêu

1.2.5.1 Ƣu điểm

Lạm phát mục tiêu có một số lợi thế như là một chiến lược trung hạn cho chính sách tiền tệ. Ngược lại so với việc neo tỷ giá, lạm phát mục tiêu cho phép CSTT tập trung vào xem xét những vấn đề nội địa để phản ứng với những cú sốc trong nước. So với những CSTT khác lạm phát có lợi thế trong mối quan hệ ổn định với tiền tệ, nhưng lạm phát không phải là yếu tố duy nhất cho sự thành công của chính sách.

Lạm phát mục tiêu còn có một ưu điểm nữa là dễ hiểu, do đó có tính minh bạch cao dưới cách nhìn của công chúng. Khi áp dụng chính sách lạm phát mục

tiêu, công chúng dễ tiếp cận hơn so với các chính sách khác. Đồng thời vì mục tiêu lạm phát rõ ràng nên sẽ làm tăng trách nhiệm của NHTW.

Bên cạnh đó lạm phát mục tiêu còn làm giảm khả năng NHTW bị rơi vào những cái bẫy như khuôn khổ thời gian không đồng nhất và CSTT có quá nhiều mục tiêu cần hướng đến.

Tính ưu việt cơ bản nhất của lạm phát mục tiêu là nó không bị can thiệp bởi các chỉ số kinh tế vĩ mô khác như các mục tiêu trung gian truyền thống (M2, M3 hay tỷ giá). Mục tiêu trong dài hạn của NHTW là kiểm soát lạm phát chứ không đi vào nâng cao tốc độ tăng trưởng sản lượng, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, hay việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để nâng cao sức cạnh tranh bên ngoài.

1.2.5.2 Nhƣợc điểm

Khuôn khổ lạm phát mục tiêu không chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ nhất định thay vào đó nó sử dụng tất cả các thông tin hiện có để thiết lập các công cụ của CSTT. Tỷ giá hối đóai linh hoạt là một yêu cầu khi thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, đồng thời nó có thể gây ra sự bất ổn tài chính tại những quốc gia mới nổi. Bên cạnh đó NHTW không dễ dàng kiểm soát tỷ lệ lạm phát như là kiểm soát tỷ giá hối đoái hay cung tiền tệ. Chính vì vậy, đòi hỏi NHTW phải dự báo mục tiêu lạm phát và điều hành CSTT sao cho lạm phát bằng với mục tiêu trong chu kỳ của chính sách. Trong các trường hợp, các lỗi dự báo lạm phát có sai lệch lớn, rất có thể lạm phát mục tiêu sẽ bị bỏ qua, nó sẽ gây khó khăn cho NHTW khi thực hiện và sẽ khó đạt được sự tín nhiệm của công chúng đối với chính sách này.

Lạm phát mục tiêu trở lên cứng nhắc nếu NHTW thực hiện lạm phát mục tiêu nghiêm ngặt và trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều biến động.

Lạm phát mục tiêu cho phép quá nhiều sự tùy nghi khi mà thực hiện lạm phát mục tiêu linh hoạt hay khoảng mục tiêu lạm phát quá rộng bởi vì lạm phát mục tiêu thường đạt được kết quả trong dài hạn. CSTT có độ trễ nhất định nên cơ quan điều hành chính sách có thể dựa vào những lý do này để tránh những yếu kém trong việc điều hành.

Một hệ thống tài chính lành mạnh cũng là một điều kiện tiên quyết cho sự thành công của lạm phát mục tiêu bởi một hệ thống tài chính khi có đủ một độ

sâu thì càng có khả năng hấp thụ các biến động tài chính và độ trễ của các chính sách tiền tệ sẽ được rút ngắn. Cuối cùng, tình trạng đô la hóa cao có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho lạm phát mục tiêu. Trong thực tế, ở các thị trường mới nổi, bảng cân đối kế toán của các công ty, hộ gia đình, ngân hàng bị đô la hóa đáng kể và phần lớn các khoản nợ dài hạn đều bằng đôla. Chính sách lạm phát mục tiêu nhất thiết phải yêu cầu tỷ giá hối đoái danh nghĩa linh hoạt, biến động tỷ giá là điều không thể tránh khỏi. Điều này cho thấy thị trường mới nổi có thể không đủ khả năng để bỏ qua tỷ giá hối đoái khi tiến hành thực hiện lạm phát mục tiêu.

1.2.6 Các mẫu hình lạm phát mục tiêu

1.2.6.1 Khái niệm hàm thua lỗ (loss function)

Nhiệm vụ của ngân hàng trung ương là điều hành chính sách tiền tệ không chỉ đơn thuần là hướng vào một mục tiêu hay chỉ số kinh tế nào như tỷ lệ thất nghiệp hay tốc độ tăng trưởng kinh tế, mà nhằm giảm thiểu những biến động trong xã hội. Hàm tổn thất kinh tế được xác định như sau, và nhiệm vụ của NHTW là tối thiểu nó:

  c c      

t π t π t t i t t-1

E L = μ Var π   + μ Var π + λVar y + v Var i -i

Có nhiều định nghĩa về hàm tổn thất xã hội. Thông thường các NHTW sẽ cố gắng giảm thiểu biến động của lạm phát (trong phương trình trên lạm phát được xác định là lạm phát CPI tức là bao gồm tăng giá của hảng hóa nhập khẩu) và biến động của hố cách sản lượng. Trong nghiên cứu “Giá tài sản và chính sách

của ngân hàng trung ương”6. Tất cả các trọng số của hàm tổn thất đều không âm.

Đó là, tổng trọng số của phương sai vô điều kiện tương ứng. Hai số hạng đầu tiên tương ứng với mục tiêu lạm phát CPI và lạm phát trong nước. Số hạng thứ ba tương ứng với ổn định hố cách sản lượng, và số hạng thứ tư là bình ổn lãi suất danh nghĩa.

Hàm tổn thất này được giao cho ngân hàng trung ương thông qua việc thông báo chế độ lạm phát mục tiêu. Trong Faust & Svensson (1997) và

6

Nghiên cứu này của nhóm tác giả Stephen. G. Cechetti, Hans Genberg, John Lipsky, Shshil Wadwani (tháng 5/ 2000)

Svensson (1998a), điều này được thực hiện bởi sự minh bạch và trách nhiệm mức độ cao trong lạm phát mục tiêu. Vì vậy, các biến thể khác nhau của lạm phát mục tiêu tương ứng với các biến thể khác nhau của hàm thua lỗ.

“Lạm phát mục tiêu cứng nhắc”: C dương và tất cả các đại lượng khác gần như bằng không.

“Lạm phát mục tiêu linh hoạt” cho phép các đại lượng khác như , hoặc

i

 dương.

“ Lạm phát mục tiêu trong nước” có  > C

  > 0.

1.2.6.2 Lạm phát nghiêm ngặt: (Strict inflation target – SIT) (Glenn Otto- Granham Voss- 2009). Otto- Granham Voss- 2009).

Các nghiên cứu của Svensson (1997,1998), Wood Ford (2003, 2004), Svensson và Wood Ford (2005) cho rằng lạm phát mục tiêu là ngân hàng trung ương tối ưu hóa nhằm giảm thiểu thiệt hại xã hội. Xem xét trường hợp đơn giản NHTW sử dụng công cụ chính sách chỉ hướng đến mục tiêu lạm phát, NHTW sẽ điều chỉnh các công cụ chính sách để đảm bảo lạm phát không đi chệch mục tiêu. Vì các công cụ của ngân hàng trung ương tác động đến lạm phát với một độ trễ, các công cụ sẽ hoạt động để bảo đảm lạm phát kỳ vọng tại thời điểm trong tương lai - gặp được mục tiêu tại thời kỳ t.

Et ( t+h – *

) = 0 (4)

Với t+h là lạm phát tại thời kỳ t+h.

* là tỷ lệ lạm phát mục tiêu.

Phương trình trên tập trung vào lạm phát trong thời kỳ dự báo: t+ . Việc

lựa chọn gía trị phụ thuộc vào mô hình cơ bản của tổng cầu. Gọi t+h = ( t+h –

*

) và chúng ta có Et t+h = 0 với h điều này ám chỉ rằng bất kỳ khoảng

thời gian nào vượt qua độ lệch chuẩn của lạm phát so với mục tiêu là không thể

dự báo lạm phát cho năm h với những thông tin có sẵn tại thời điểm t. Giá trị *

thì hoàn toàn có thể biết trước vì nó được NHTW công bố rộng rãi, do đó lạm phát có thể bị áp đặt và các thông số không được ước tính. Quan trọng nhất là việc ước tính bao giờ cũng tốt hơn việc áp đặt mức mục tiêu và việc xác định NHTW đã

đạt được tốt hơn là việc họ chỉ công bố. Ví dụ NHTW Canada công bố mức mục tiêu từ 1-3%. Ngược lại Ngân hàng dự trữ Autralia không xác định hay công bố cho toàn bộ thời kỳ.

1.2.6.3 Lạm phát mục tiêu linh hoạt.

Theo khía cạnh đơn giản lạm phát mục tiêu linh hoạt có nghĩa là NHTW thiết lập chính sách để ổn định lạm phát xoay quanh tỷ lệ mục tiêu và cùng với đó là sự ổn định hoạt động kinh tế thực.

Một cách khác nhấn mạnh rằng lạm phát mục tiêu linh hoạt là với khoảng thời gian mục tiêu và bằng cách nào để NHTW kéo mức lạm phát trở lại mục tiêu sau một thời kỳ biến động. Ví dụ NHTW thường thông báo rằng lạm phát sẽ trở về mức mục tiêu trong một khoảng thời gian cụ thể là 2 năm. Họ cũng có thể thông báo rằng việc lạm phát chậm trở về mức mục tiêu là có thể chấp nhận được vì những cú sốc lớn hơn so với điều kiện bình thường. Lý do của việc này là việc làm cho tỷ lệ lạm phát nhanh chóng trở về mức mục tiêu ban đầu là không cần thiết vì sẽ gây biến động lớn trong hoạt động sản xuất kinh tế thực. Điều này có nghĩa là NHTW không chỉ tập trung vào lạm phát một cách đơn thuần. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa lạm phát mục tiêu linh hoạt trong thực tế và lý thuyết. Lý thuyết đòi hỏi mỗi chính sách tiền tệ đều có sự đánh đổi giữa biến động lạm phát so với mục tiêu và sự ổn định của hoạt động kinh tế thực. NHTW nên xem xét cẩn thận và rõ ràng sự đánh đổi này. Trên thực tế, sự ổn định của hoạt động sản xuất kinh tế thực được xem xét một cách gián tiếp, trong quá trình nghiên cứu gặp khó khăn trong việc tìm ra thước đo đo lường sự ổn định trong hoạt động kinh tế thực. Hầu hết các ngân hàng trung ương công bố dự báo lạm phát và chọn hố cách sản lượng như là một biến chính yếu đại diện cho sự ổn định hoạt động sản xuất thực. Một số nghiên cứu cho rằng dự báo sự ổn định của hoạt động sản xuất thực gặp nhiều khó khăn hơn là việc dự báo một con số lạm phát trong tương lai.

1.2.6.4 So sánh tƣơng quan giữa lạm phát mục tiêu (LPMT) linh hoạt và nghiêm ngặt. và nghiêm ngặt.

Trong bảng kết quả phản ứng có tất cả 6 trường hợp nhưng hay chú trọng vào trường hợp thứ 3 và thứ 4. Trong trường hợp lạm phát CPI cứng nhắc chỉ

mang lại kết quả là biến động trong lạm phát CPI là nhỏ hơn so với trường hợp lạm phát mục tiêu CPI linh hoạt còn biến động của tất cả các biến còn lại (lãi suất, lạm phát trong nước, tỷ giá). Trong khi lạm phát mục tiêu CPI cứng nhắc: làm nổi bật kết quả mạnh mẽ của việc sử dụng kênh tỷ giá hối đoái trực tiếp đến πc

t, dẫn đến biến động qt rất cao và biến động những biến số khác cao; còn lạm

phát mục tiêu CPI linh hoạt dẫn đến biến động thấp của các biến số, qt biến động

thấp, điều này chứng minh rằng lạm phát mục tiêu CPI có thể bao hàm sự ổn định qt, miễn là tham vọng ổn định πtc được kiểm tra bởi sự ổn định yt.. Với hàm tổn thất xã hội ngầm coi trọng sự ổn định của các biến số, lạm phát mục tiêu CPI linh hoạt trong nền kinh tế mở có thể là lựa chọn hấp dẫn.

Bảng 1.3 Kết quả biến động các biến kinh tế vĩ mô đối với từng trƣờng hợp LPMT.

Nguồn: Lars E. O. Svensson (2007), “Inflation targeting”, Working Paper,

National Bureau of Economic Research.

Theo phương trình đường cong Phillip lạm pháp của năm t+1 phụ thuộc vào lạm phát của năm t. Nên lạm kiểm tra độ trễ của lạm phát, liệu chính sách tiền tệ có có ảnh hưởng và có kéo lạm phát xuống thấp ngay lập tức được trong một chu kỳ hay không.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Lạm phát là một trong những hiện tượng tất yếu của nền kinh tế, ngân hàng nhà nước sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ nhằm đưa lạm phát về một mức độ phù hợp. Mẫu hình lạm phát mục tiêu được xem là có những ưu điểm nhất định hơn những cái neo danh nghĩa khác như “neo tỷ giá”, “cung tiền” và ngày càng có nhiều quốc gia tiến hành thực hiện lạm phát mục tiêu. Có hai mẫu hình lạm phát được áp dụng trong thực tiễn là: mẫu hình lạm phát mục tiêu linh hoạt và lạm phát mục tiêu cứng nhắc. Mỗi mẫu hình có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, mẫu hình nào thích hợp cho từng trường hợp cụ thể của từng quốc gia.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT, CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM. 2.1 Cách tính lạm phát tại Việt Nam.

Số lượng hàng hóa trong rổ hàng hóa tính CPI được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế từng thời kỳ. Mỗi quốc gia có những đặc điểm kinh tế khác nhau nên tỷ trọng và cơ cấu của rổ hàng hóa không giống nhau. Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình cũng thay đổi do đó đòi hỏi cơ quan ban hành và thực thi chính sách tiền tệ phải tiến hành những điều chỉnh thích hợp định kỳ. Việt Nam đã trải qua các lần thay đổi rổ hàng hóa sau:

Bảng 2.1: Số lƣợng mặt hàng trong rổ hàng hóa tính CPI.

Năm Số lƣợng hàng trong rổ hàng 1995 296 2000 396 2006 494 2010 564 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.)

Cơ cấu tỷ trọng của hàng hóa trong rổ hàng cũng thay đổi như sau: trong giai đoạn 2006- 2010 rổ hàng hóa để tính chỉ số giá tiêu dùng bao gồm 10 nhóm, trong giai đoạn 2010-2014 rổ hàng hóa được chia thành 14 nhóm với cơ cấu tỷ trọng từng nhóm như sau:

Bảng 2.2: Tỷ trọng nhóm hàng hóa tính chỉ số CPI. Tên nhóm hàng

Năm

2006 Năm 2010

I. Hàng hóa và dịch vụ ăn uống (Bao gồm lương thực, thực phẩm)

42.85%

39.93%. Bao gồm: (Lương thực 8.18%. Thực phẩm 24.35%. Ăn uống ngoài gia đình 7.4%)

II. Đồ uống và thốc lá 4.56% 4.03%

IV. Nhà ở và vật liệu xây dựng

(gồm cả điện nước và chất đốt) 9.99% 10.01%

V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 8.62% 8.65%

VI. Dược phẩm y tế (thuốc và dịch vụ y tế) 5.42% 5.61%

VII. Phương tiện đi lại (giao thông) Bưu điện (bưu chính, viễn thông)

9.04%

Giao thông: 8.87% Bưu chính viễn thông: 2.73%

VIII. Giáo dục 5.41% 5.72%

IX. Văn hóa, thể thao, giải trí (bao gồm du

lịch) 3.59% 3.83%

X. Hàng hóa và dịch vụ khác 3.31% 3.34%

(Nguồn: Tổng cục thống kê). Mỗi quốc gia sẽ có nhóm chỉ số tính hàng hóa CPI, rổ hàng hóa Mỹ gồm 8 nhóm hàng hóa với tỷ trọng lần lượt như sau:

Bảng 2.3: Tỷ trọng rổ hàng hóa tính CPI của Hoa Kỳ

Nhóm hàng hóa Tỷ trọng

1. Đồ ăn, thức uống 17.4%

2. Nhà ở 41.4%

3. Quần áo, trang phục 6.0%

4. Phương tiện đi lại 17.0%

5. Chăm sóc sức khỏe 6.9%

6. Giải trí 4.4%

7. Giáo dục và thông tin liên lạc 17.0%

8. Hàng hóa và dịch vụ khác 6.9%

(Nguồn: Theo CEIC).

2.2. Tình hình lạm phát và tác động của lạm phát tại Việt Nam

2.2.1 Tình hình lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn (từ năm 2000 đến chín tháng đầu năm 2013). 2000 đến chín tháng đầu năm 2013).

Trong giai đoạn (2000 – 2012) lạm phát tại Việt Nam luôn biến động ở mức cao. Nhìn vào biểu đồ ta thấy lạm phát tăng đột biến trong năm 2008 và 2011, đỉnh điểm là năm 2008 với mức lạm phát là 19.9%

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (tính theo giá so sánh năm 1994) và tốc độ lạm phát theo năm.7

Xét mối liên hệ giữa lạm phát và tốc động tăn trưởng GDP ta thấy:

Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004 tốc độ tăng trưởng vượt ngưỡng lạm phát, như vậy điều này có thể hiểu là tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là tăng trưởng “có chất lượng” không bị lạm phát bào mòn.

Trong hai năm 2000 và 2001 giảm phát xảy ra khiến cho giá cả hàng hóa giảm xuống thấp, điều này dĩ nhiên sẽ có lợi cho người tiêu dùng nhưng phần thiệt lại rơi vào các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, có khi phải ngừng hoạt động. Trong năm 2008 lạm phát đạt đỉnh điểm khi gần chạm ngưỡng 20%, điều này được giải thích phần lớn là do nguyên nhân nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 38)