Tác động của lạm phát đến kinh tế xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 48)

e. Bố cục luận văn

2.2.2 Tác động của lạm phát đến kinh tế xã hội Việt Nam

Trong hai năm 2000 và 2001 với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân âm, điều này gây khó khăn buộc doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh hay chuyển sang đầu tư những ngành nghề khác (điển hình như dịch vụ). Điều này đưa đến hệ quả là sản xuất trong nước bị thu hẹp, nạn thất nghiệp gia tăng, thu nhập xã hội giảm dẫn đến giảm sút sức tăng trưởng của nền kinh tế lúc bấy giờ. Từ năm 2008 đến nay gánh nặng lạm phát trở thành nỗi lo của các nhà điều hành chính sách tiền tệ, bởi vì đi kèm với nó là áp lực lên lãi suất của nhà đầu tư để bảo đảm cho sức mua của đồng tiền trong tương lai. Trong giai đoạn này NHNN đã phải dùng chính sách theo kiểu hành chính, khi mà ấn định lãi suất trần huy động, nhưng về mặt bản chất lâu dài CSTT của một quốc gia cần tuân theo quy luật thị trường cân bằng giữa cung và cầu. Việc các áp lực và ràng buộc về mặt hành chính gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế khi mà việc hai hành lang lãi suất chạy song song với nhau, lãi suất mà các ngân hàng huy động thực chất vượt xa ngưỡng mà NHNN quy định. Một khi các NHTM đã huy động lãi suất đầu vào cao như vậy, thì để đảm bảo tính hiệu quả họ buộc phải đầu tư vào những dự án hay cung cấp tín dụng với mức lãi suất cao hơn (điều này đồng nghĩa với các khoản đầu tư mang tính chất rủi ro hơn). Một trong những hệ lụy cho đến ngày nay là các ngân hàng đã đẩu tư quá nhiều vào các danh mục có rủi ro cao, đặc biệt là các khoản cấp tín dụng hay các dự án có liên quan đến bất động sản . Sau thời kỳ bong bóng bất động sản xì hơi, giá bất động sản có xu

hướng quay về giá trị thực của nó thì các khoản cấp tín dụng ban đầu có khả năng không thu hồi hết toàn bộ. Dòng vốn đóng băng trong các dự án bất động khiến ngân hàng gặp rủi ro trong vấn đề thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống. Doanh nghiệp không có vốn nên phải thu hẹp khả năng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng hay đóng cửa. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng lạm phát vượt ngưỡng tốc độ tăng trưởng của đồng lương danh nghĩa gây khó khăn cho đời sống của những người lao động có thu nhập thấp và trung bình.

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)