Tính độc lập của ngân hàng trung ƣơng và công tác minh bạch thông

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 64)

e. Bố cục luận văn

3.1.1 Tính độc lập của ngân hàng trung ƣơng và công tác minh bạch thông

thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô.

Một trong những khó khăn nhất khi thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu tại Việt Nam là tính độc lập của NHTW. Để đảm bảo cho tính thành công của chính sách này ít nhất là tăng cường tính độc lập của NHTW ít nhất về mặt sử dụng các công cụ của CSTT. Thứ hai NHTW không bị chi phối bởi các mục tiêu khác, điều này sẽ làm tăng tính trách nhiệm của chính nó. Có hai kịch bản tăng cường tính độc lập cho NHTW:

Kịch bản 1(định hướng trong dài hạn): Thay đổi hình thức tổ chức, NHTW trực thuộc Quốc hội, không bị áp lực chi phối của chính phủ trong việc in tiền bù đắp bội chi của chính phủ hay các mục tiêu đầu tư đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và tạo công ăn việc làm cho công chúng. Quốc hội giao nhiệm vụ trực tiếp cho NHNN và ngân hàng phải chịu công khai các thông tin và chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm với công chúng. Kịch bản này khó có thể xảy ra trong ngắn hạn hay trung hạn, vì điều này liên quan đến tính chất pháp lý hay hiến pháp của một quốc gia.

Kịch bản 2 (định hướng trong ngắn hạn): đổi mới về phương thức hoạt động, về mặt tổ chức NHTW vẫn là một bộ phận của chính phủ. Nhưng về mô hình hoạt động, NHTW được độc lập sử dụng các công cụ CSTT một cách khách quan. Về một phương diện nào đó kịch bản thứ 2 này có tính độc lập kém kịch bản thứ nhất. Để hạn chế sức ép từ chính phủ, bài học kinh nghiệm từ Fed là nhiệm kỳ của thống đốc và thành viên của hội đồng chính sách tiền tệ kéo dài hơn hay lệch với nhiệm kỳ của thủ tướng hay tổng thống. Do đó, việc điều hành chính sách tiền tệ của họ sẽ không bị các áp lực về vấn đề bãi nhiệm vị trí trong hội đồng chính sách tiền tệ. Đồng thời các thành viên trong hội đồng chính sách tiền tệ không chịu sự ảnh hưởng hay chi phối từ các thành viên trong chính phủ, họ chỉ chịu trách nhiệm trước công chúng và trước Quốc hội, việc bầu cử, bãi nhiệm các thành viên trong hội đồng thông qua Quốc hội hoàn toàn.

Chính sách lạm phát mục tiêu phụ thuộc rất lớn vào uy tín của ngân hàng trung ương, do đó ngân hàng cần công bố một cách rõ ràng các mục tiêu về lạm phát, các văn bản về việc điều chỉnh lãi suất hay việc sử dụng các công cụ trên

thị trường mở, tổng cung tiền M2 như trong tháng hoặc quý. Việc nâng cao hiểu

biết của công chúng về điều kiện kinh tế vĩ mô là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến lạm phát kỳ vọng trong tương lai. Đồng thời việc dân chúng có một trình độ kiến thức về kinh tế nhất định sẽ giúp các chính sách tiền tệ khi được ban hành sẽ có hiệu lực với một độ trễ ngắn hơn. Bên cạnh đó độ trễ của CSTT phụ thuộc vào độ sâu và tính hiệu quả của thị trường tài chính của quốc gia đó.

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 64)