Cơ chế điều hành lãi suất

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 67)

e. Bố cục luận văn

3.1.3.2 Cơ chế điều hành lãi suất

Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất nhằm tác động đến lãi suất thị trường. NHNN công bố bao gồm (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) chính thức trên trang thông tin điện tử chính thức của mình. Ngoài ra ngân hàng nhà nước công bố công bố các công khác như lãi suất tín phiếu kho bạc (T- bill) đại diện cho công cụ nợ ngắn hạn hay lãi suất trái phiếu kho bạc (T-bond). Hiện tại chúng ta có một hành lang lãi suất với trần lãi suất là lãi suất tái cấp vốn, sàn là lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành lang này; lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đóng định hướng và thực hiện việc "bơm" tiền ra hoặc "hút" tiền về, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM.

NHNN thực hiện điều chỉnh theo lãi suất cơ bản: NHNN ấn định mức lãi suất cho vay (theo các văn bản pháp quy) không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản được xác định và công bố trên cơ sở xu hướng biến động cung - cầu vốn thị trường, mục tiêu của chính sách tiền tệ và các nhân tố tác động khác của thị trường tiền tệ, ngoại hối ở trong và ngoài nước. Trên thực tế nền kinh tế trải qua các biến động không ngừng nhưng lãi suất cơ bản dường như rất ít thay đổi không cập nhật kịp với những biến động của bối cảnh kinh tế xã hội. Hiện nay NHNN quy định:

Lãi suất tái chiết khấu: 5%. Lãi suất tái cấp vốn: 7%.

Câu hỏi đặt ra lãi suất cơ bản có còn ý nghĩa cung cấp thông tin đối với công chúng về tình hình kinh tế và định hướng chính sách lãi suất trong tương lai. Một số nhà hoạch định chính sách tiền tệ đưa ra nhận định Việt Nam hoàn toàn có thể bãi bỏ lãi suất cơ bản mà thay vào đó xây dựng một chỉ số lãi suất thực sự đại diện cho nhu cầu vốn trên thị trường. Trong tương lai để sử dụng công cụ lãi suất trong việc điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả chúng ta cần dần dần bãi bỏ các quy định mang tính chất hành chính, về lâu dài những quy định này có thể gây ra những tác động tiêu cực. Về một khía cạnh nào đó, lãi suất cho vay trên thị trường giống như một loại giá cả hàng hóa (giá cả của quyền sử dụng vốn) nên giữa các chủ thể cung cấp tín dụng sẽ có sự cạnh tranh, câu hỏi đặt ra liệu NHNN có thực sự quản lý khống chế được lãi suất cấp tín dụng của các ngân hàng (đặc biệt là các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh).

Bên cạnh việc dùng công cụ lãi suất để điều hành CSTT, ngân hàng nhà nước kiểm soát mức tín dụng thông qua chỉ số tăng trưởng tín dụng. Câu hỏi đặt ra NHNN thường đặt ra lộ trình kế hoạch hoạt động, tầm nhìn từ 5-10 năm, nhưng cơ chế hoạt động định hướng không rõ ràng. CSTT chủ yếu được điều chỉnh thụ động để hấp thụ các cú sốc, rõ ràng về mặt nguyên tắc đánh đổi chúng ta không thể có được tăng trưởng kinh tế nhanh và duy trì tỷ lệ lạm phát thấp. Đồng thời khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu yêu cầu có hiệu quả trong một thời gian nhất định do đó việc chính sách tiền tệ cần phải kiên trì, mọi chính sách mà NHTW ban hành cần một sự tán đồng đối với công chúng.

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)