e. Bố cục luận văn
2.4.2.4 Những khó khăn khác
Tình trạng đô la hóa cao hạn chế tính hiệu quả của việc can thiệp vô hiệu hóa của NHNN. Khi nguồn vốn nước ngoài vào nhiều, tạo một lượng dư cung ngoại tệ trên thị trường, NHNN tăng cường mua ngoại tệ để tăng dự trữ (theo một số đánh giá gần đây cho thấy dự trữ ngoại hối của một quốc gia ít nhất cần phải tài trợ cho 8-10 tuần nhập khẩu). Như vậy, nếu dùng đồng tiền nội tệ mua đồng ngoại tệ có thể gây gia tăng tiền trong lưu thông là cơ sở của lạm phát thì có
thể dùng cơ chế can thiệp vô hiệu hóa, phát hành trái phiếu để hút tiền mặt trong lưu thông.
Cơ chế điều hành chính sách tiền tệ hiện nay mang tính chất hành chính. Bên cạnh đó sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách vĩ mô chưa chặt chẽ, thiếu thông tin liên kết trong việc dự báo diễn biến của thị trường. Một trong những tranh luận gần đây là việc Kho bạc nhà nước gửi tiền thuộc ngân sách tại ngân hàng thương mại có thể tạo ra những tin hiệu không tốt khi NHTM dùng số tiền này mua trái phiếu chính phủ và nắm giữ nó. Trên lí thuyết chúng ta biết rằng để bù đắp bội chi ngân sách có hai cách chủ yếu: in thêm tiền bù đắp, điều này sẽ làm gia tăng lượng tiền trong lưu thông, cách thứ hai là phát hành trái phiếu chính phủ huy động tiền nhưng nguồn tiền đó phải là nguồn tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. Việc NHTM mua trái phiếu chính phủ sau đó đem loại giấy tờ có giá này chiết khấu tại NHTW, dùng số tiền đó cung cấp cho hoạt động tín dụng, do đó tiền gửi của ngân sách vào các NHTM phải được NHNN xem xét như một hành động tạo tiền gián tiếp.
Việc giảm lạm phát kì vọng tại Việt Nam là khó hơn các quốc gia khác. Khi áp lực lạm phát tăng cao, bong bóng thị trường bất động sản trở nên căng thẳng trong giai đoạn 2008-2012, cho đến 9 tháng đầu năm 2013 đã có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng giá cả bất động sản tăng lên rất nhiều so với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Lạm phát luôn là chỉ số kinh tế được chú trọng quan tâm nhiều nhất tại Việt Nam. Biến động của lạm phát có tác động mạnh mẽ đến các chủ thể trong nền kinh tế và làm suy giảm giá trị sức mua của đơn vị tiền tệ quốc gia khác. Hầu hết chính sách tiền tệ của Việt Nam quy định nhiệm vụ của NHTW là điều hành chính sách tiền tệ đa mục tiêu: ổn định sức mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế tạo công ăn việc lạm, ổn định xã hội. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao và duy trì một mức lạm phát thấp là không khả thi. Có hai xu hướng chính trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Thứ nhất dùng các công cụ của CSTT tác động đến các biến mục tiêu trung gian của nền
kinh tế như là mức cung tiền M2, tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, công cụ thứ nhất cho
thấy những hạn chế nhất định. Khuôn khổ lạm phát mục tiêu được xem là có những ưu điểm hơn cả vì nó sẽ tác động mạnh và có khả năng điều chỉnh kỳ vọng lạm phát.
CHƢƠNG 3: LỘ TRÌNH VÀ NHỮNG GỢI Ý THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM.