Lộ trình thực hiện khuông khổ LPMT (Inflation target framework)

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 71)

e. Bố cục luận văn

3.3Lộ trình thực hiện khuông khổ LPMT (Inflation target framework)

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có thể thực hiện được khuôn khổ lạm phát mục tiêu được hay không?

Theo nhóm tác giả Tô Thị Ánh Dương Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được chính sách lạm phát mục tiêu vì nghị quyết 11 của chính phủ khẳng định kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu của CSTT, đồng thời mức mục tiêu về lạm phát đã được thực hiện trước đó. Tuy nhiên, mức độ thành công của chính sách còn có nhiều hạn chế vì NHNN chưa có một cam kết chính thức và xây dựng thành một khuôn khổ hành động.

Việc hoạch định CSTT của Việt Nam trong thời gian qua:

Quốc hội là cơ quan đề ra các mục tiêu của CSTT (các chỉ tiêu mục tiêu kinh tế vĩ mô: ví dụ như lạm phát hay tốc độ tăng trưởng GDP).

Ngân hàng nhà nước xây dựng phương án và có chính sách cụ thể hàng năm để thực hiện mục tiêu đề ra sau đó trình chính phủ duyệt.

Trong phần trên chúng ta đề cập đến một số tiền đề thực hiện lạm phát mục tiêu thành công, một quốc gia không cần phải thỏa mãn hết tất cả những điều kiện đặt ra. Không có một khuôn mẫu chính thức chung để thực hiện lạm phát mục tiêu cho tất cả các quốc gia.

Bài học kinh nghiệm từ các thị trường mới nổi đều phải trải qua thời kỳ quá độ trước khi áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu hoàn toàn, thông thường chúng ta nên bắt đầu từ việc các nhà hoạch định CSTT công bố về dự định thực hiện lạm phát mục tiêu, (hiện tại Việt Nam đã trải qua giai đoạn này), sau đó chuyển dịch sang LPMT ngầm định (Implicit IT), LPMT một phần (Partial IT), LPMT hoàn toàn FFIT (Full- Fledged Inflaton Targeting).

Câu hỏi đặt ra khi bắt đầu thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu chúng ta nên đưa ra khung mục tiêu là bao nhiêu?

Khung lạm phát mục tiêu tùy thuộc vào tình hình kinh tế nội tại của quốc gia và mức độ tín nhiệm của công chúng đối với NHTW. Khung mục tiêu là một biên độ biến động bảo đảm ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát và bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu. Trong những năm gần đây Ủy ban giám sát kinh tế của quốc hội hay chọn mục tiêu lạm phát là ngưỡng trần hay mức lạm phát tối đa, chẳng hạn <7%. Theo các nghiên cứu gần đây nên chọn mức mục tiêu là một khoảng với biên độ chênh lệch là 2%. Đó là biên động biến động cho các nhà quản lý chính sách tiền tệ đưa ra các quyết định, khi đưa ra mục tiêu cũng như biên độ hoạt động câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu như NHNN không điều hành CSTT để con số lạm phát vượt ngưỡng mục tiêu đó. Tại Việt Nam, NHNN chưa có chế độ minh bạch với công chúng, cần có một tổ chức hay một cá nhân đại diện chịu trách nhiệm giải trình trước công chúng về mức lạm phát trong năm đó.

Trong những năm đầu trong thời gian quá độ xây dựng khuôn khổ lạm phát mục tiêu, niềm tin của công chúng vào khuôn khổ này chưa cao, do đó chúng ta có xây dựng một biên độ rộng hơn. Ví dụ biên động biến động trong giai đoạn 4- 5 năm đầu tiên có thể giao động trong ngưỡng 3%. Biên độ giao động lớn hơn đảm bảo cho NHTW đạt được mục tiêu đề ra, điều này giúp ngân hàng trung ương gia tăng mức tín nhiệm của chúng dưới cái nhìn của công chúng. Trong giai đoạn tiếp theo chúng ta có một mức độ niềm tin nhất định dưới ánh mắt của công chúng thì biên độ biến động có thể sẽ được thu hẹp lại.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu, nhưng vì chưa có đầy đủ các điều kiện tiền đề do đó chúng ta phải trải qua một giai đoạn quá độ. Trong lịch sử việc đặt ra mục tiêu lạm phát cho CSTT đã hình thành từ năm 2000 nhưng chính sách này chưa phát huy hết hiệu quả, vì chúng ta còn thiếu một sự cam kết chắc chắn của một thể chế nhất định. Trong bối cảnh hiện nay chúng ta cần có hai vấn đề cần giải quyết, trước tiên là mức độ minh bạch thông qua những thông cáo báo chí và báo cáo trước công chúng, thứ hai là mức độ tín nhiệm và độc lập của NHTW. Rõ ràng khuôn khổ lạm phát mục tiêu không thể nào thành công nếu như NHTW là cơ quan trực thuộc và chịu sự chi phối của chính phủ. Trong đó giải pháp thứ hai được xem là khả thi hơn trong việc nâng cao mức độ độc lập của NHTW. Một trong những yếu tố cần phải lưu ý khi thực hiện khuôn khổ này là niềm tin và sự tín nhiệm của công chúng. Các cơ quan thông tin cần truyền tải một thông điệp đến công chúng là không cần thiết để đạt được mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá.

KẾT LUẬN CHUNG

Mặc dù trong năm 2012 lạm phát đã được kéo xuống ở mức một con số, nhưng điều mà CSTT hướng đến là việc ổn định giá cả trong dài hạn. Lạm phát ở mức quá cao sẽ ảnh hưởng đến đời sống của tất cả các thành phần trong xã hội, ngược lại một quốc gia trong tình trạng lạm phát âm thì nền kinh tế sẽ rơi vào trạng thái trì trệ. Điều quan trọng hơn trong một bối cảnh có nhiều biến động về giá trị sử dụng của tiền tệ, rủi ro lạm phát là cao thì mức yêu cầu cho phần bù rủi ro của các nhà cung cấp vốn sẽ cao do đó làm tăng chi phí sử dụng vốn. Do đó khuôn khổ lạm phát mục tiêu linh hoạt là một khuôn khổ chính sách phù hợp để đảm bảo giá trị sức mua của đồng tiền. Mặc dù, để thực khuôn khổ LPMT đòi hỏi một số điều kiện nhất định, nhưng một quốc gia có thể tiến hành thực hiện mặc dù còn thiếu những điều kiện nhưng tính độc lập của NHTW, hay một mức độ lạm phát thấp, hay một thị trường tài chính phát triển. Tuy nhiên bài nghiên cứu chưa khảo sát được tác động của kênh tỷ giá đối với mức lạm phát vì do hạn chế trong việc tiếp cận dữ liệu và tỷ giá công bố của NHNN không theo biến động của tỷ giá trên thị trường. Và khi khảo sát ảnh hưởng của tỷ giá chúng ta cần quan sát cả hai kênh tác động gián tiếp và trực tiếp thông qua tỷ trọng hàng hóa nguyên vật liệu nhập khẩu trong hàng hóa sản xuất tiêu dùng cuối cùng. Xem xét tác động trực tiếp của kênh tỷ giá phải xem tỷ trọng của hàng hóa nhập khẩu trong rổ hàng hóa tính CPI. Bài nghiên cứu vẫn còn thiếu sót trong việc nghiên cứu tác động của kênh kỳ vọng về lạm phát trong tương lai. Công tác dự báo lạm phát cần phải được quan tâm hơn nữa, vì mức mục tiêu đưa ra cần phải được tính toán cẩn thận dựa trên điều kiện tình hình kinh tế hiện tại và phải đảm bảo CSTT phải nỗ lực thực hiện cam kết này. Khoảng lạm phát hay con số lạm phát và cơ sở dự báo cần được công bố rộng rãi cho công chúng. Vì vậy luận văn khuyến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo nên chú trọng vào hai kênh tác động đến lạm phát và công tác dự báo. Bên cạnh đó cần có một tổ chức điều tra độc lập với chính phủ và cơ quan hoạch dịnh chính sách tiền tệ, tổ chức này có trách nhiệm đo mức độ tín nhiệm của công chúng vào ngân hàng trung ương và một kỳ hạn nhất định (3-5 năm) và báo cáo này cần được thực hiện lại để đánh giá lại hiệu quả của chính sách.

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Báo cáo kinh tế của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) (2012).

2. Hoàng Hải Yến, Vũ Thị Lệ Giang, “ Luận bàn về việc áp dụng cơ chế

lạm phát mục tiêu ở Việt Nam”.

3. Luật ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (Luật số 46/2010/QH12).

4. Lê Văn Tƣ (2001), “Tiền tệ, Ngân hàng, Thị trường tài chính”, Nhà xuất

bản Thống Kê.

5. Nhật Trung (2004), “Tạp chí ngân hàng trung ương”, tháng 9/2004, trang

67-69

6. Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2008), “Nhập môn tài chính tiền tệ”,

Nhà xuất bản lao động.

7. Tạp chí Economist (2010).

8. Ủy ban kinh tế quốc hội, 2012, lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn

khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam, NXB Tri Thức.

Tài liệu tham khảo nước ngoài.

1. Central bank inflation targeting report card 2011 (Jan, 2012), Central bank news.

2. Frederic S. Mishkin (2004), “The Economics of Money, Banking, and (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Financial Markets”, Pearson- Addition Weley.

3. Geoger A. Kahn (2009), “Beyond inflation target: Should central banks

target the price level?” Federal Reserve Bank of Kansas City, Economic Review.

4. Lars E. O. Svensson (11/1998), “Open-economy inflation targeting”,

Journal of International Economics 50.

5. Lars E. O. Svensson (2007), “Inflation targeting”, Working Paper,

National Bureau of Economic Research.

6. Loungani, P. and Swagel (2001), “Sources of Inflation in Developing

Development, Volume 47, Number 1.

8. Stephen G Cecchetti (Ohio State University), Hans Genberg (Graduate

Institute of International Studies, Geneva), John Lipsky (Chase Manhattan Bank)

and Sushil Wadhwani (Bank of England) (2000), “Asset price and Central Bank

Policy”, Central for Economic Policy Report.

Trang web tham khảo:

1. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam: http://www.chinhphu.vn.

2. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn

3. Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh: http://www.hsx.vn

4. Tổng cục hải quan: www.customs.gov.vn.

5. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn.

6. Trang: Dữ liệu kinh tế củ một số thị trƣờng mới nổi và thị trƣờng phát triển http://www.ceicdata.com.

Phụ lục 1: Tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát hàng năm.

Năm Tỉ lệ lạm phát Tốc độ tăng trưởng

2000 -0.50% 6.80% 2001 -0.30% 6.90% 2002 4.00% 7.10% 2003 3.00% 7.30% 2004 9.50% 7.70% 2005 8.40% 8.40% 2006 6.60% 8.17% 2007 12.60% 8.48% 2008 19.90% 6.23% 2009 6.88% 5.32% 2010 11.80% 6.78% 2011 18.13% 5.89% 2012 6.81% 5.03%

Năm GDP (tỉ đồng) Tỉ giá quy đổi GDP (tỉ USD) 2000 441,646 14,515 30.43 2001 481,295 15,024 32.04 2002 535,762 15,350 34.90 2003 613,443 15,630 39.25 2004 713,071 15,738 45.31 2005 839,211 15,818 53.05 2006 973,791 15,964 61.00 2007 1,144,014 16,131 70.92 2008 1,477,717 16,298 90.67 2009 1,645,481 17,072 96.38 2010 1,980,914 18,636 106.30 2011 2,536,631 20,472 123.91 2012 2,950,684 20,828 141.67

Phụ lục 3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu /GDP.

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu GDP

Cán cân thương mại (Xuất + Nhập)/GDP 2001 15.1 16 32.04 -0.90 97.1% 2002 16.7 19.7 34.90 -3.00 104.3% 2003 20.15 25.26 39.25 -5.11 115.7% 2004 26.51 31.96 45.31 -5.45 129.0% 2005 32.23 36.88 53.05 -4.65 130.3% 2006 39.83 44.89 61.00 -5.06 138.9% 2007 48.56 62.68 70.92 -14.12 156.9% 2008 62.69 80.71 90.67 -18.02 158.2% 2009 57.1 69.95 96.38 -12.85 131.8% 2010 72.19 84.8 106.30 -12.61 147.7% 2011 96.91 106.75 123.91 -9.84 164.4% 2012 114.584 114.3 141.67 0.28 161.6%

Năm USD/VND USD/THB USD/MYR USD/PHP USD/MMK 2001 3.51% 10.77% 0.00% 15.39% 4.02% 2002 2.17% -3.31% 0.00% 1.20% -1.66% 2003 1.82% -3.45% 0.00% 5.04% -7.56% 2004 0.69% -3.04% 0.00% 3.39% -5.44% 2005 0.51% 0.00% -0.34% -1.70% 0.26% 2006 0.92% -5.82% -3.14% -6.86% 0.38% 2007 1.05% -8.87% -6.27% -10.06% -3.86% 2008 1.04% -3.51% -2.97% -3.97% -3.10% 2009 4.75% 2.94% 5.67% 7.58% 4.31% 2010 9.16% -7.58% -8.62% -5.39% -0.74%

Phụ lục 5: tỉ giá công bố chính thức USD/VND của ngân hàng nhà nước. Năm Tỉ giá công bố chính thức Tăng giảm tỉ giá so với năm trước (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1999 14,000 1.1 2000 14,515 3.7 2001 15,024 3.5 2002 15,350 2.16 2003 15,630 1.82 2004 15,755 0.79 2005 15,897 0.9 2006 16,091 1.22 2007 16,114 0.14 2008 16.977 5.36 2009 17,941 5.68 2010 18,932 5.52 2011 20,693 9.32 2012 20,828 0.652

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 71)