Vai trò của chính sách lạm phát mục tiêu

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 36)

e. Bố cục luận văn

1.2.4 Vai trò của chính sách lạm phát mục tiêu

Lạm phát mục tiêu thực chất là một chiến lược tiền tệ mà cái neo của chính sách bây giờ là mức lạm phát. Trong lịch sử thực hiện các chính sách tiền tệ NHTW đã từ có nhiều lựa chọn về cái neo danh nghĩa khác nhau. Các đại lượng kinh tế được lần lượt chọn là neo của chính sách tiền tệ là: tỷ giá hối đoái, cung tiền M2, bối cảnh thực tế cho

thấy các cái neo này lần lượt có những khuyết điểm nhất định và cái neo lạm phát xuất hiện khắc phục những khuyết điểm nói trên.

“Neo tỷ giá hối đoái”,

Thời kỳ tỷ giá cố định, trong những năm 1950, 1960 hầu hết NHTW của các quốc gia đều neo đồng bản tệ của mình với vàng (hay còn gọi chế độ bản vị vàng) hay neo cố định vào đồng tiền mạnh hay rổ tiền tệ. Hầu hết các quốc gia đều áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái cố định, ổn định giá cả trong nước chỉ là mục tiêu thứ yếu. Nhưng sau đó tình trạng mất cân bằng khả năng thanh toán, nếu như quốc gia đó có tình trạng xuất siêu hay một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp (hoặc gián tiếp) chảy vào quốc gia thì đồng tiền của quốc gia đó có xu hướng tăng và ngược lại. Trong khi đó xu hướng các nền kinh tế của từng quốc gia hay khu vực riêng biệt phải hòa chung khi vấn đề toàn cầu hóa xảy ra. Như vậy để ổn định tỷ giá trong môn trường mà những biện pháp kiểm soát vốn cần phải dần dần dỡ bỏ thì quỹ dự trữ ngoại hối của một quốc gia phải đủ lớn để NHTW có thể chủ động can thiệp vào thị trường ngoại hối, đây là điêù kiện không phải quốc gia nào cũng áp dụng được (tỷ giá hối đoái cố định trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động có thể là cơ sở cho việc tấn công vào đồng nội tệ khi mà các nhà đầu cơ đánh giá g quốc gia đó không thể giữ mãi tỷ giá cố định này). Trong thực tiễn khi các cuộc khủng hoảng về cán cân thanh toán xảy ra đồng bảng Anh và các đồng tiền của các quốc gia châu Âu buộc phải phá giá. Tóm lại CSTT dưới chế độ tỷ giá hối đoái cố định làm cho các quốc gia mất đi tính độc lập, CSTT của quốc gia bị chi phối bởi CSTT hay tình hình nền kinh tế của quốc gia sở hữu đồng tiền mạnh.

“Neo cung tiền M2

Khi hệ thống Bretton Wood sụp đổ lạm phát thế giới tăng mạnh trong thập niên 70 của thế kỉ 20, các quốc gia điều hành CSTT theo hướng tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và NHTW bắt đầu chuyển sang cơ chế kiểm soát khối lượng tiền cung ứng. So với chính

sách neo tỷ giá nói trên thì việc kiểm soát cung tiền mang lại một mức độ độc lập cao hơn trong việc thực hiện các chính sách tiền tệ của quốc gia đó. Các quốc

thông nhằm duy trì lạm phát ở một mức thấp. Tuy nhiên, chính sách này không thành công vì những lý do sau: thứ nhất là do sự không ổn định trong hầu cầu tiền, hay nói cách khác là công chúng tahy đổi quan điểm về việc nắm giữ các công cụ tài chính khác nhau. Thứ hai, mối tương quan giữa biến cung tiền và lạm phát không ổn định hay tương quan yếu, công chúng không quan tâm đến CSTT hướng vào cung tiền hay biến kinh tế vĩ mô nào, kết quả mà họ nhận được là gía trị đồng tiền mà họ nắm giữ, điều này dẫn đến CSTT không nhận được sự ủng hộ cao của công chúng.

Theo Mishkin (2000, 2001) khi NHTW thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu thì giúp cho NHTW tập trung vào các khía cạnh trong nước và phản ứng với các cú sốc tác động đến nền kinh tế, đối với các quốc gia đang phát triển thì khuôn khổ này có thể hoạt động tốt vì không cần sự ổn định giữa biến cung tiền và lạm phát. Khác với những mục tiêu trung gian nói trên, công chúng rất khó nắm bắt, đối với họ việc gia tăng biến cung tiền hay tỷ giá không quan trọng bằng việc giá trị đồng tiền mà họ đang nắm giữ, hay khoản tiền lương họ nhận về sẽ mua được gì trong hiện tại và tương lai.

Với những lập luận nêu trên cho thấy hiện tại neo tỷ giá nổi lên với những ưu điểm nhất định cung cấp một cơ sở, một sự lựa chọn mới cho các quốc gia theo đuổi, đặc biệt là những nền kinh tế mới nổi khi mà giá trị đơn vị tiền tệ của quốc gia đó chưa được đảm bảo.

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)