Chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 54)

e. Bố cục luận văn

2.4 Chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam

2.4.1 Thực trạng chính sách lạm phát mục tiêu tại Việt Nam

Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Và hoạt động của các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy

phát triển kinh tế – xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.8

Việc ổn định giá cả không chỉ đơn thuần là kiểm soát lạm phát (giá cả hàng hóa nói chung tăng lên) mà còn ngăn chặn tình trạng thiểu phát sẽ làm nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái. Vì sao phải ổn định giá cả:

Việc giá cả ổn định sẽ làm cho các quyết định đầu tư sẽ ít mạo hiểm hơn và không bị tác động bởi nỗi lo giá trị tiền tệ thu được trong tương lai bị xói mòn. Ổn định giá cả hay nói cách khác là ổn định sức mua của tiền tệ sẽ làm cho các nguồn lực kinh tế trong xã hội được đầu tư tái sản xuất mở rộng tiềm năng sản xuất của nền kinh tế. Vì các cá nhân cũng như các công ty không phải e ngại hay rút các nguồn lực từ khu vực sản xuất ra để bảo đảm an toàn cho mình trước các tình trạng lạm phát hay thiểu phát.

Việc ổn định sức mua của đồng tiền sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng và do đó phần bù lạm phát mà các nhà đầu tư đòi hỏi để bù đắp cho sự trượt giá khi nắm giữ các công cụ tài chính dài hạn sẽ thấp hơn, đồng thời thị trường tài chính hoạt động với rủi ro ít hơn và hiệu quả hơn.

Ổn định giá cả cũng làm giảm tình trạng phân phối lại của cải một cách độc quyền.

Mô hình lạm phát áp dụng cho nền kinh tế Việt Nam. Theo phân tích ở khung lý thuyết nói trên Việt Nam thuộc nhóm các nền kinh tế nhỏ và có độ mở

8

cửa thộng qua chỉ tiêu trên (xuất khẩu + nhập khẩu)/GDP. Nên các kênh tác động đến lạm phát gồm ba kênh chính: kênh tổng cầu, kênh tỷ giá, kênh kỳ vọng.

Thực tế cho thấy Việt Nam vẫn đạt ra các kế hoạch cho việc CSTT thực hiện như thế nào nhằm mục đích ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm tăng trưởng, tạo công ăn việc làm. Hàng năm NHNN cũng công bố các mức chỉ tiêu về tỷ lệ lạm phát trong năm và tốc độ tăng trưởng kỳ vọng nhưng con số thực tế có sự khác biệt so với mức kỳ vọng, NHNN

chưa mạnh mẽ trong việc biến các mục tiêu đề ra thành những cam kết chắc chắn.

Bảng 2.8: Mức lạm phát, tăng trƣởng kinh tế thực tế và mức mục tiêu trong giai đoạn (2005-2012). Năm Lạm phát (%) Tăng trƣởng (%) Mức mục tiêu Thực tế Mức mục tiêu Thực tế 2000 6 -0.6 5.5-6 6.8 2001 <5 0.8 7.5-8 6.89 2002 từ 3-4 4 7-7.3 7.08 2003 <5 3 7-7.5 7.34 2004 <5 9.5 7.5-8 7.79 2005 <6.5 8.4 8.5 8.44 2006 <8 6.6 8 8.23 2007 <8 12.6 8.2-8.5 8.46 2008 <10 19.9 8.5-9 6.31 2009 <15 6.5 5 5.32 2010 từ 7-8 11.8 6.5 6.78 2011 <7% 18.13 7-7.5 5.89 2012 <10% 6.81 6-6.5 5.03 9 tháng đầu năm 2013 <7 4.63 5.5 5.14% Nguồn: Tác giả tổng hợp. Dự báo trong năm 2013 cho thấy mặc dù trong 3 tháng cuối của năm 2013, lạm phát hoàn toàn có thể tăng trở lại, NHNN vừa thay đổi tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng (5 quý trước đó không đổi), từ 20.828 đồng = 1USD

lên mức 21.036 đồng = 1USD nhưng các dự báo của ngân hàng phát triển châu Á ADB cho thấy Việt Nam sẽ thành công trong việc khống chế lạm phát. Xét trên khía cạnh tốc độ tăng trưởng, 9 tháng đầu năm GDP tăng 5.14%, theo ước tính của Ủy ban giám sát quốc hội thì Việt Nam khó hoàn thành chỉ tiêu này, mức tăng trưởng ước tính chung cho cả năm chỉ là 5.4%.

Về CSTT áp dụng để khống chế lạm phát thì theo phân tích ở khung lý thuyết nói trên Việt Nam thuộc nhóm các nền kinh tế nhỏ là có độ mở cửa thông qua chỉ tiêu (xuất khẩu + nhập khẩu)/GDP). Do đó, các kênh tác động đến lạm phát gồm ba kênh chính: kênh tổng cầu, kênh tỷ giá, kênh kỳ vọng. Đây cơ sở để NHTW thiết lập và sử dụng các công CSTT thích hợp để khống chế mức lạm phát.

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng cán cân thƣơng mại so với quy mô GDP.

Nguồn: Tổng cục hải quan.

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)