Tình hình lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn (từ năm 2000 đến chín

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 46)

e. Bố cục luận văn

2.2.1 Tình hình lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn (từ năm 2000 đến chín

2000 đến chín tháng đầu năm 2013).

Trong giai đoạn (2000 – 2012) lạm phát tại Việt Nam luôn biến động ở mức cao. Nhìn vào biểu đồ ta thấy lạm phát tăng đột biến trong năm 2008 và 2011, đỉnh điểm là năm 2008 với mức lạm phát là 19.9%

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (tính theo giá so sánh năm 1994) và tốc độ lạm phát theo năm.7

Xét mối liên hệ giữa lạm phát và tốc động tăn trưởng GDP ta thấy:

Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2004 tốc độ tăng trưởng vượt ngưỡng lạm phát, như vậy điều này có thể hiểu là tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là tăng trưởng “có chất lượng” không bị lạm phát bào mòn.

Trong hai năm 2000 và 2001 giảm phát xảy ra khiến cho giá cả hàng hóa giảm xuống thấp, điều này dĩ nhiên sẽ có lợi cho người tiêu dùng nhưng phần thiệt lại rơi vào các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, có khi phải ngừng hoạt động. Trong năm 2008 lạm phát đạt đỉnh điểm khi gần chạm ngưỡng 20%, điều này được giải thích phần lớn là do nguyên nhân nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng nóng. Hiện tượng bong bóng giá tài sản (chứng khoán, bất động sản) bắt nguồn từ việc NHTW các quốc gia hạ thấp lãi suất, thậm chí một số quốc gia hạ lãi suất gần như xuống mức 0 trong những năm trước đó hay chính sách nới lỏng tiền tệ (trong đó có Việt Nam). Lạm phát năm 2008 cũng gây ra nhiều khó khăn và thiệt hại cho nền kinh tế. Bởi việc biến động mạnh trong lạm phát sẽ làm cho các nhà cung cấp vốn yêu cầu một mức phần bù rủi ro cao hơn, điều này dẫn đến chi phí sử dụng vốn cao hơn làm hạn chế việc đầu tư. Xét trên phương diện biến động của lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP thì phương sai của lạm phát lớn hơn so với phương sai của tốc độ tăng trưởng GDP.

7

Chính sách tiền tệ thắt chặt trong năm 2008 của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát có phát huy hiệu quả khi lạm phát năm 2009 giảm xuống mức 6.5%. Tuy nhiên, sau một năm, năm 2011 lạm phát lại quay đầu tăng và đạt mức cao tương đương năm 2008 với mức 18.13%. Năm 2011, dư nợ tín dụng tại Việt Nam đạt mức 120% GDP cao hơn nhiều quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc 102%, Singapore 98%, Phillipin 53%. Sau đó số dư nợ tín dụng này được kéo xuống về mức 104% năm 2012 (tương ứng với mức lạm phát được kéo xuống thấp 6.81%). Riêng trong 9 tháng đầu năm 2013, tốc độ gia tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI là 4.63% thấp nhất so với cùng kỳ trong gần 4 năm vừa qua, tăng 1.06% so với cùng kỳ (năm trước là 2.2%).

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)