e. Bố cục luận văn
3.1.3 Chính sách tiền tệ điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất
3.1.3.1 Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái.
Việt Nam nên bắt đầu từ việc minh bạch hóa thông tin, và tiến hành lạm phát mục tiêu từng phần vì hiện nay tỷ trọng xuất nhập khẩu trên GDP đã đạt ngưỡng 160% nên việc thả nổi tỷ giá hối đoái hoàn toàn ngay lập tức là điều không thể. Trong quá trình thực hiện NHNN nên xây dựng hình thành một lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh để hấp thụ các cú sốc từ thị trường bên ngoài. Việc điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái nên từng bước thả nổi tỷ giá dần dần. Theo phân loại của IMF, cơ chế điều hành tỷ giá của một quốc gia được chia thành 4 nhóm chính:
Tỷ giá giới hạn độ biến động (Limited Flexibility Exchange rate regimes). Tỷ giá thả nổi có quản lý (Managed Floating Exchange rate regimes). Tỷ giá thả nổi hoàn toàn (Floating Exchange rate regimes).
Do việc thả nổi tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hiện tại ở Việt Nam là không khả thi do đó NHNN nên xây dựng một lộ trình nới lỏng việc quản lý tỷ giá hối đoái nhằm tăng tính hội nhập với thị trường quốc tế, tăng cường khả năng hấp thụ các cú sốc. Quá trình tích trữ ngoại hối cần phải đa dạng hóa đồng tiền dự trữ, hiện nay không thể phủ nhận vai trò của đồng đô la trong thanh toán quốc tế nhưng trong xu hướng tương lai sẽ có sự gia tăng tỷ trọng đóng góp của các đồng tiền mạnh khác.
3.1.3.2 Cơ chế điều hành lãi suất.
Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất nhằm tác động đến lãi suất thị trường. NHNN công bố bao gồm (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) chính thức trên trang thông tin điện tử chính thức của mình. Ngoài ra ngân hàng nhà nước công bố công bố các công khác như lãi suất tín phiếu kho bạc (T- bill) đại diện cho công cụ nợ ngắn hạn hay lãi suất trái phiếu kho bạc (T-bond). Hiện tại chúng ta có một hành lang lãi suất với trần lãi suất là lãi suất tái cấp vốn, sàn là lãi suất tái chiết khấu và lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành lang này; lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đóng định hướng và thực hiện việc "bơm" tiền ra hoặc "hút" tiền về, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM.
NHNN thực hiện điều chỉnh theo lãi suất cơ bản: NHNN ấn định mức lãi suất cho vay (theo các văn bản pháp quy) không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Lãi suất cơ bản được xác định và công bố trên cơ sở xu hướng biến động cung - cầu vốn thị trường, mục tiêu của chính sách tiền tệ và các nhân tố tác động khác của thị trường tiền tệ, ngoại hối ở trong và ngoài nước. Trên thực tế nền kinh tế trải qua các biến động không ngừng nhưng lãi suất cơ bản dường như rất ít thay đổi không cập nhật kịp với những biến động của bối cảnh kinh tế xã hội. Hiện nay NHNN quy định:
Lãi suất tái chiết khấu: 5%. Lãi suất tái cấp vốn: 7%.
Câu hỏi đặt ra lãi suất cơ bản có còn ý nghĩa cung cấp thông tin đối với công chúng về tình hình kinh tế và định hướng chính sách lãi suất trong tương lai. Một số nhà hoạch định chính sách tiền tệ đưa ra nhận định Việt Nam hoàn toàn có thể bãi bỏ lãi suất cơ bản mà thay vào đó xây dựng một chỉ số lãi suất thực sự đại diện cho nhu cầu vốn trên thị trường. Trong tương lai để sử dụng công cụ lãi suất trong việc điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả chúng ta cần dần dần bãi bỏ các quy định mang tính chất hành chính, về lâu dài những quy định này có thể gây ra những tác động tiêu cực. Về một khía cạnh nào đó, lãi suất cho vay trên thị trường giống như một loại giá cả hàng hóa (giá cả của quyền sử dụng vốn) nên giữa các chủ thể cung cấp tín dụng sẽ có sự cạnh tranh, câu hỏi đặt ra liệu NHNN có thực sự quản lý khống chế được lãi suất cấp tín dụng của các ngân hàng (đặc biệt là các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh).
Bên cạnh việc dùng công cụ lãi suất để điều hành CSTT, ngân hàng nhà nước kiểm soát mức tín dụng thông qua chỉ số tăng trưởng tín dụng. Câu hỏi đặt ra NHNN thường đặt ra lộ trình kế hoạch hoạt động, tầm nhìn từ 5-10 năm, nhưng cơ chế hoạt động định hướng không rõ ràng. CSTT chủ yếu được điều chỉnh thụ động để hấp thụ các cú sốc, rõ ràng về mặt nguyên tắc đánh đổi chúng ta không thể có được tăng trưởng kinh tế nhanh và duy trì tỷ lệ lạm phát thấp. Đồng thời khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu yêu cầu có hiệu quả trong một thời gian nhất định do đó việc chính sách tiền tệ cần phải kiên trì, mọi chính sách mà NHTW ban hành cần một sự tán đồng đối với công chúng.
3.1.3.3 Một số vấn đề khác liên quan.
Việc hạn chế thông tin về cơ sở dữ liệu, NHTW nên xây dựng một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh và mang tính cập nhật. Nguồn thông tin về các chỉ số kinh tế vĩ mô có nhiều nguồn khác nhau. Tại Việt Nam, Tổng cục thống kê là cơ quan cung cấp cơ sở dữ liệu nhưng bộ dữ liệu mang tính chất không hệ thống không đầy đủ. Trong khi đó các quốc gia Hoa Kỳ, Anh, Singapore dữ liệu được công bố rộng rãi các biến như M2, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Cần có sự phối hợp tốt giữa CSTT và chính sách tài khóa, chính sách tài khóa thể hiện ở việc nâng cao chất lượng và hiệu quả các khoản đầu tư công. Bội chi ngân sách phải đến từ nguyên nhân chi đầu tư phát triển chứ không phải do chi đầu tư thường xuyên. Chính sách lạm phát mục tiêu hoàn toàn sẽ thất bại cho dù chính sách tiền tệ có phát huy hiệu quả tốt đến đâu đi chăng nữa nhưng có sự thống trị của chính sách tài khóa. Ví dụ để kiểm soát được lạm phát, NHTW gia tăng lãi suất nhằm hạn chế lượng tiền đầu tư và lưu thông, hút tiền của công chúng gửi vào hệ thống ngân hàng nhưng chính sách tài khóa lại dùng ngân sách của chính phủ đầu tư với mục đích như an sinh xã hội tạo việc làm đảm bảo tăng trưởng ổn định. Trong thực tế các cơ quan hoạch định chính sách đều biết rằng hai mục tiêu tăng trưởng (tạo thêm việc làm mới trong toàn xã hội) và kiểm soát lạm phát là ngược chiều nhau.
Bên cạnh lãi suất trong kết quả mô hình hồi quy (ở chương 2) cho thấy lãi suất là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến lạm phát thì lạm phát kỳ vọng là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến lạm phát trong kỳ tiếp theo, kỳ vọng của công chúng vào những biến động trong tương lai điều này sẽ làm thay đổi hành vi của họ về việc đầu tư hay thiết lập giá cả hàng hóa, yêu cầu về tiền lương... Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ cần chú trọng vào yếu tố hành vi của công chúng, do đó việc tuyên truyền nâng cao kiến thức của công chúng về các yếu tố kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, hay các công cụ CSTT điều này sẽ góp phần định hướng cho công chúng hành động theo hướng mục tiêu của CSTT hướng đến. Trong bối cảnh này các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình sẽ giúp CSTT nhận được sự đồng tình và ủng hộ của công chúng khi họ nhận ra rằng một nền kinh tế chỉ có thể phát triển khi tăng trưởng bền vững trên cơ sở cải tiến khoa học kĩ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất, trong dài hạn mức sản lượng thực tế cần đưa về mức sản lượng tiềm năng.
Vì khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu cần có một khoảng thời gian dài để đánh giá sự thành công hay hiệu quả của chính sách, do có nhiều lý do về vấn đề nhiệm kỳ của nhà điều hành (trong tài chính doanh nghiệp gọi là chi phí đại diện (agency cost) có thể nhà điều hành sẽ không đủ kiên nhẫn để theo đuổi mục tiêu ổn định sức mua của đồng tiền, thông thường mục tiêu này ít hấp dẫn
hơn so với mục tiêu tăng trưởng. Một sự cam kết thống nhất và định hướng về CSTT trong dài hạn sẽ hạn chế vấn đề chi phí đại diện nói trên.
3.2 Công tác dự báo lạm phát.
Để tiến hành thành công khuôn khổ lạm phát mục tiêu thì công tác dự báo lạm phát luôn phải được tiến hành cẩn trọng. Các nhà nghiên cứu về chính sách lạm phát mục tiêu cho biết khuôn khổ CSTT này sử dụng dự báo như một hướng dẫn trung gian đối với chính sách tiền tệ và việc vận hành chính sách trong một khuôn khổ minh bạch trách nhiệm. Dự báo lạm phát cũng như các biến kinh tế vĩ mô như hố cách sản lượng cần được tiến hành bởi các cơ quan thực thi chính sách tiền tệ, bởi vì chính những cơ quan này mới tập trung được đầy đủ các thông tin. Bên cạnh việc thực hiện dự báo, NHTW còn có thể tham khảo các bảng báo cáo dự báo của một số tổ chức tài chính có uy tín khác như IMF, WB.
Để tiến hành công tác dự báo thành công chúng ta phải có được nguồn dữ liệu trong quá khứ đầy đủ (bộ dữ liệu nên tham khảo trên hai nguồn: thứ nhất là thống kê từ các cơ quan thống kê của Việt Nam, thứ hai là nguồn thống kê từ các tổ chức có uy tín trong việc cung cấp các dữ liệu thông tin kinh tế nhằm mục đích tăng tính khách quan) và một mô hình dự báo phù hợp cập nhận kịp thời với những biến động kinh tế. Các dự báo kinh tế này cần được tiến hành thận trọng thay vì áp đặt một con số nhất thời, trong thực tế lạm phát mục tiêu có một đặt trưng là công bố rộng rãi cho công chúng mức mục tiêu mà CSTT cần hướng đến cùng với đó các nhà hoạch định cần công bố đầy đủ mô hình dự báo, điều này sẽ tăng tính thuyết phục đối với công chúng. Cách tính chỉ số CPI cần được điều chỉnh thường xuyên thích hợp với tình hình kinh tế từng thời kỳ bằng cách điều chỉnh số lượng hàng hóa trong rổ hàng hóa và tỷ trọng từng nhóm mặt hàng. Giống như các quốc gia khác Việt Nam nên công bố thêm chỉ số đo lường lạm phát trong dài hạn (core inflation), điều này sẽ cho phép công chúng có một cái nhìn xu hướng lạm phát một cách toàn diện hơn.
Dự báo lạm phát ngắn hạn: Dự báo trong ngắn hạn có ưu điểm là cơ sở để hoạch định chính sách tiền tệ trong ngắn hạn, vì trong ngắn hạn nên chúng ta có thể phỏng đoán được những biến động kinh tế dễ dàng hơn do đó dự báo trong ngắn hạn sẽ có tính chính xác cao hơn so với dự báo trong dài hạn.
Dự báo lạm phát trong dài hạn:Vì khuôn khổ lạm phát mục tiêu linh hoạt hướng đến việc bình ổn chỉ số tiêu dùng (đại diện cho biến lạm phát) trong dài hạn do đó việc dự báo lạm pháp với khoảng thời gian 5-7 năm là không kém phần quan trọng.
3.3 Lộ trình thực hiện khuông khổ LPMT (Inflation target framework).
Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có thể thực hiện được khuôn khổ lạm phát mục tiêu được hay không?
Theo nhóm tác giả Tô Thị Ánh Dương Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được chính sách lạm phát mục tiêu vì nghị quyết 11 của chính phủ khẳng định kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu của CSTT, đồng thời mức mục tiêu về lạm phát đã được thực hiện trước đó. Tuy nhiên, mức độ thành công của chính sách còn có nhiều hạn chế vì NHNN chưa có một cam kết chính thức và xây dựng thành một khuôn khổ hành động.
Việc hoạch định CSTT của Việt Nam trong thời gian qua:
Quốc hội là cơ quan đề ra các mục tiêu của CSTT (các chỉ tiêu mục tiêu kinh tế vĩ mô: ví dụ như lạm phát hay tốc độ tăng trưởng GDP).
Ngân hàng nhà nước xây dựng phương án và có chính sách cụ thể hàng năm để thực hiện mục tiêu đề ra sau đó trình chính phủ duyệt.
Trong phần trên chúng ta đề cập đến một số tiền đề thực hiện lạm phát mục tiêu thành công, một quốc gia không cần phải thỏa mãn hết tất cả những điều kiện đặt ra. Không có một khuôn mẫu chính thức chung để thực hiện lạm phát mục tiêu cho tất cả các quốc gia.
Bài học kinh nghiệm từ các thị trường mới nổi đều phải trải qua thời kỳ quá độ trước khi áp dụng khuôn khổ lạm phát mục tiêu hoàn toàn, thông thường chúng ta nên bắt đầu từ việc các nhà hoạch định CSTT công bố về dự định thực hiện lạm phát mục tiêu, (hiện tại Việt Nam đã trải qua giai đoạn này), sau đó chuyển dịch sang LPMT ngầm định (Implicit IT), LPMT một phần (Partial IT), LPMT hoàn toàn FFIT (Full- Fledged Inflaton Targeting).
Câu hỏi đặt ra khi bắt đầu thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu chúng ta nên đưa ra khung mục tiêu là bao nhiêu?
Khung lạm phát mục tiêu tùy thuộc vào tình hình kinh tế nội tại của quốc gia và mức độ tín nhiệm của công chúng đối với NHTW. Khung mục tiêu là một biên độ biến động bảo đảm ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát và bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu. Trong những năm gần đây Ủy ban giám sát kinh tế của quốc hội hay chọn mục tiêu lạm phát là ngưỡng trần hay mức lạm phát tối đa, chẳng hạn <7%. Theo các nghiên cứu gần đây nên chọn mức mục tiêu là một khoảng với biên độ chênh lệch là 2%. Đó là biên động biến động cho các nhà quản lý chính sách tiền tệ đưa ra các quyết định, khi đưa ra mục tiêu cũng như biên độ hoạt động câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu như NHNN không điều hành CSTT để con số lạm phát vượt ngưỡng mục tiêu đó. Tại Việt Nam, NHNN chưa có chế độ minh bạch với công chúng, cần có một tổ chức hay một cá nhân đại diện chịu trách nhiệm giải trình trước công chúng về mức lạm phát trong năm đó.
Trong những năm đầu trong thời gian quá độ xây dựng khuôn khổ lạm phát mục tiêu, niềm tin của công chúng vào khuôn khổ này chưa cao, do đó chúng ta có xây dựng một biên độ rộng hơn. Ví dụ biên động biến động trong giai đoạn 4- 5 năm đầu tiên có thể giao động trong ngưỡng 3%. Biên độ giao động lớn hơn đảm bảo cho NHTW đạt được mục tiêu đề ra, điều này giúp ngân hàng trung ương gia tăng mức tín nhiệm của chúng dưới cái nhìn của công chúng. Trong giai đoạn tiếp theo chúng ta có một mức độ niềm tin nhất định dưới ánh mắt của công chúng thì biên độ biến động có thể sẽ được thu hẹp lại.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện khuôn khổ lạm phát mục tiêu, nhưng vì chưa có đầy đủ các điều kiện tiền đề do đó chúng ta phải trải qua một giai đoạn quá độ. Trong lịch sử việc đặt ra mục tiêu lạm phát cho CSTT đã hình thành từ năm 2000 nhưng chính sách này chưa phát huy hết hiệu quả, vì chúng ta còn thiếu một sự cam kết chắc chắn của một thể chế nhất định. Trong bối cảnh hiện nay chúng ta cần có hai vấn đề cần giải quyết, trước tiên là mức độ minh bạch thông qua những thông cáo báo chí và báo cáo trước công chúng, thứ hai là mức độ tín nhiệm và độc lập của NHTW. Rõ ràng khuôn khổ lạm phát mục tiêu không thể nào thành công nếu như NHTW là cơ quan trực thuộc và chịu sự chi phối của chính phủ. Trong đó giải pháp thứ hai được xem là khả thi hơn trong việc nâng cao mức độ độc lập của NHTW. Một trong những yếu tố cần phải lưu ý khi thực hiện khuôn khổ này là niềm tin và sự tín nhiệm của công chúng. Các cơ quan