Khái niệm lạm phát mục tiêu trong các nghiên cứu trƣớc

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 29)

e. Bố cục luận văn

1.2.1. Khái niệm lạm phát mục tiêu trong các nghiên cứu trƣớc

Bernanke (1999) định nghĩa lạm phát mục tiêu là khuôn khổ chính sách tiền tệ bởi việc công bố rộng rãi cho công chúng các số liệu lạm phát trong một hay nhiều chu kỳ và việc ổn định lạm phát thấp là mục tiêu dài hạn của chính sách tiền tệ.

Mervyn King (2004) xác định lạm phát mục tiêu như sau:

Sự rõ ràng về tỷ lệ lạm phát trong dài hạn góp phần tạo nên sự ổn định trong giá cả.

Giúp ngân hàng trở nên độc lập, minh bạch thông tin và NHTW trở nên có trách nhiệm hơn.

Dễ dàng trong việc quản lý lạm phát kỳ vọng.

King (2004) cũng xác định những đặc tính khi thực hiện lạm phát mục tiêu cần phải tuân theo như: việc có độ trễ trong cơ chế truyền dẫn trên cơ sở hướng về tương lai, đồng thời chính sách tiền tệ ưu tiên việc quản trị rủi ro. Bên cạnh đó chức năng phản ứng của chính sách sẽ thay đổi theo thời gian.

Con số mục tiêu lạm phát có thể là một điểm hay một khoảng. Để đạt được mục tiêu lạm phát thì các mục tiêu khác của chính sách tiền tệ là thứ cấp, không có neo danh nghĩa khác.

Vai trò của dự báo lạm phát rất quan trọng. Sự chênh lệch giữa lạm phát dự báo và thực tế có ảnh hưởng rất lớn.

Mức độ minh bạch trách nhiệm: NHTW cung cấp các báo cáo tài chính rõ ràng và lành mạnh. Lạm phát mục tiêu có liên quan đến một sự cam kết của thể chế.

Nhiệm vụ rõ ràng của chính sách tiền tệ là hạ thấp lạm phát. NHTW độc lập- ít nhấp là trong việc sử dụng các công cụ. NHTW có trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ.

Ngân hàng trung ương ECB (2004) xác định lạm phát mục tiêu như một chiến lược chính sách tiền tệ hướng đến duy trì sự ổn định giá cả bằng cách tập trung vào độ lệch chuẩn giữa lạm phát dự báo và mục tiêu lạm phát. ECB cung cấp những phân tích quan trọng về lạm phát mục tiêu.

Nếu chỉ tập trung hoàn toàn vào một con số lạm phát mà không cung cấp một khuôn khổ đáng tin cậy sẽ đe dọa sự ổn định của giá cả, nó đòi hỏi một phân tích sâu hơn về tình hình kinh tế và hành vi của các thành phần kinh tế hơn là việc chỉ dựa trên dự báo lạm phát một cách đơn thuần.

Có rất nhiều cách tiếp cận lạm phát mục tiêu chẳng hạn cố định một thời kỳ quan sát là 2 năm và các dự báo lạm phát từ đó phản hồi lên các quyết định của chính sách tiền tệ. Việc thực hiện lạm phát mục tiêu gặp khó khăn trong việc tổng hợp các thông tin của chính sách tiền tệ trong dự báo lạm phát, việc dự báo một cách đơn giản là không hiệu quả.

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 29)