Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 49)

e. Bố cục luận văn

2.3 Các nhân tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam

Theo phương trình đường cong Phillip lạm pháp của năm t+1 phụ thuộc vào lạm phát của năm t. Điều này đề xuất việc kiểm tra độ trễ của lạm phát, liệu chính sách tiền tệ có ảnh hưởng và có kéo lạm phát xuống thấp ngay lập tức được trong một chu kỳ hay không? Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học vĩ mô Mundell (1965), và Tobin (1965) thì có một sự đánh đổi giữa tỷ lệ tăng trưởng và lạm phát. Trường phái Keynes cho rằng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng trưởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát. Phương trình đường cong Phillip cũng khẳng định mối tương quan dương giữa lạm phát và tăng trưởng thông qua biến hố cách sản lượng (được tính bằng chênh lệch giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng).

Các biến vĩ mô ảnh hưởng đến lạm phát được lựa chọn dựa trên nghiên cứu kênh giá tài sản tác động đến lạm phát được trình bày trong các nghiên cứu của Mishkin như là “Transmission mechanism and Role of asset prices in monetary policy – Cơ chế truyền dẫn và vai trò của giá tài sản trong CSTT” (2001)), bài nghiên cứu này bao gồm: lãi suất đại diện cho giá cả của quyền sử dụng vốn, giá cả chứng khoán, giá cả bất động sản, và tỷ giá hối đoái).

Bài nghiên cứu chọn mẫu quan sát theo chu kỳ là quý: vì hai lý do, thứ nhất do hạn chế số liệu, thứ hai do chính sách tiền tệ để đạt được kết quả thì thường có một độ trễ (thường từ 3 đến 6 tháng) tùy thuộc vào mức tín nhiệm của công chúng đối với NHTW và độ sâu của thị trường tài chính có đủ sức mạnh để hấp thu hết những điều chỉnh của chính sách hay không?

Bảng 2.4: Các biến kinh tế vĩ mô sử dụng trong mô hình hồi quy.

Tên biến Cách lấy dữ liệu Nguồn

Lạm phát (chỉ số CPI) Chỉ số tiêu dùng bình

quân trong quý so với quý trước.

Báo cáo kinh tế định kỳ về tình hình kinh tế, xã hội hàng tháng của Tổng cục thống kê. (TCTK)

Tốc độ tăng trưởng GDP Tốc độ tăng GDP so với quý liền kề trước đó

Báo cáo kinh tế định kỳ về tình hình kinh tế, xã hội hàng tháng của TCTK

Đầu tư Tổng đầu tư xã hội giải

ngân thực tế trong quý (không tính đến tổng đầu tư tích lũy)

Báo tình hình kinh tế, xã hội của TCTK. (Tính lũy kế theo quý, đơn vị tính: nghìn tỷ đồng.)

Đầu tư từ khu vực nhà nước. (Bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước và các tổng công ty đơn vị kinh doanh trực thuộc nhà nước)

Tổng đầu tư giải ngân thực tế trong quý (không tính lũy kế).

Báo tình hình kinh tế, xã hội của Tổng cục thống kê. (tính lũy kế theo quý, đơn vị tính: nghìn tỷ đồng.)

Tỷ giá công bố trên thị trường liên ngân hàng (NH)

Tính bình quân theo quý (tỷ giá trên thị trường liên NH công bố theo ngày).

Công bố của NHNN Việt Nam.

Lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng.

Tính bình quân theo quý (lãi suất trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng công bố theo ngày).

Công bố của NHNN Việt Nam.

VN-Index (được xem đại diện cho tốc độ tăng giá cả tài sản tài chính).

Tính bình quân theo quý (chỉ số VN-Index đóng cửa công bố theo ngày).

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

Nguồn: Tác giả tính toán.

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT MỤC TIÊU VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LẠM PHÁT VIỆT NAM.PDF (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)