Thanh toán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TP.HCM (Trang 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4.3 Thanh toán tín dụng chứng từ

Việc mở L/C thực hiện đầy đủ các quy trình như tỷ lệ ký quỹ, hồ sơ hợp lệ, phương án kinh doanh của khách hàng khả thi....

Trong các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn là phương thức quan trọng nhất, được nhiều doanh nghiệp yêu cầu thực hiện với số lượng và giá trị lớn nhất. Tại chi nhánh Láng Hạ cũng vậy, phương thức tín dụng chứng từ cũng là mảng thanh toán quan trọng nhất của hoạt động thanh toán quốc tế chiếm từ 65% ­ 85%.

Bảng 2.4: Doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

Đơn vị: triệu USD.

Năm Doanh số thanh

toán Tỷ lệ tăng % Lần 2009 1725 2010 945 ­82,54 ­1,83 2011 950 0,53 1,01 2012 782 ­21,48 ­1,21

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT VN khu vực TP.HCM năm 2009, 2010,2011, 2012)

Cũng như hai phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu, doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ từ năm 2009 đến 2012 sút giảm rất nhiều. Năm 2011, doanh số thu được từ hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ là 950 triệu USD tăng 0,53% so với năm 2010 (5 triệu USD) nhưng năm 2012 lại giảm 21,48% so với năm 2011. Nguyên nhân vì chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nói chung, cùng với hoạt động tín dụng chứng từ có nhiều biến động lớn về cơ chế chính sách điều hành như kiểm soát kế hoạch, nguồn vốn theo ngày …tất cả đã làm ảnh hưởng đến khách hàng có quan hệ TTQT tại chi nhánh. Bên cạnh đó là sự xuất hiện nhiều các ngân hàng thương mại trong nước lẫn nước ngoài khiến cho sự cạnh tranh càng trở lên gay gắt.

Qua các bảng phân tích số liệu ở trên, có thể thấy rõ ràng rằng phương thức L/C là phương thức được sử dụng nhiều nhất, nhờ vào những ưu điểm như là phương thức công bằng nhất dành cho cả 3 bên: nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng. Phương thức này đảm bảo cho bên xuất khẩu được trả tiền khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp L/C và đảm bảo cho bên nhập khẩu sẽ nhận được bộ chứng từ hàng hoá phù hợp với qui định trên bề mặt L/C. Chính vì thế, phương thức này cho đến nay vẫn được các doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn làm phương thức thanh toán cho mình. Theo sau đó là phương thức chuyển tiền, có lẽ do đặc điểm đơn giản và chi phí thấp nhất nên phương thức này được các doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện thanh toán đối với các đối tác lâu bền của mình. Cuối cùng, phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng thấp nhất. Với tính chất là có sự tham gia của Ngân hàng nhưng lại không có được sự cam kết hay bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng và độ rủi ro cao nên mặc dù hoạt động này đã được cải thiện đáng kể nhưng chỉ dừng lại ở mức nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TP.HCM (Trang 42)