7. Kết cấu của luận văn
2.1 Thực trạng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank TP.HCM giai đoạn 2010-
2012
2.1.1 Khách hàng tham gia:
Hiện nay các khách hàng của dịch vụ thanh toán quốc tế tại Agribank TP.HCM có thể được chia làm 3 nhóm sau :
Nhóm 1: Khách hàng cá nhân: chủ yếu nhóm khách hàng này là các cá nhân
chuẩn bị đi du học nước ngoài, hoặc thân nhân của các du học sinh chuyển tiền cho con cái, họ hàng đang du học ở nước ngoài.
Nhóm 2: Các doanh nghiệp Nhà nước, số lượng doanh nghiệp ở nhóm này chiếm
số lượng rất ít tại Agribank TP.HCM
Nhóm 3: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Cty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân,
Công ty cổ phần...). Nhóm này chiếm đa số trong số khách hàng giao dịch thanh toán quốc tế với ngân hàng.
Với các doanh nghiệp nhập khẩu, để thanh toán cho nước ngoài chủ yếu dựa vào nguồn ngoại tệ mua hoặc vay từ ngân hàng. Nhưng có một số doanh nghiệp và cá nhân không chỉ có giao dịch thanh toán quốc tế riêng với Agribank TP.HCM, mà còn mở tài khoản và giao dịch thanh toán quốc tế với các ngân hàng khác. Do vậy việc giữ và thu hút thêm được khách hàng trong cơ chế thị trường hiện nay là vấn đề không đơn giản, buộc ngân hàng phải quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác khách hàng.
Bất cứ một ngân hàng hay tổ chức tài chính nào muốn thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế phải có một mạng lưới các ngân hàng đại lý. Việc phát triển hệ thống ngân hàng đại lý sẽ giúp ngân hàng thực hiện trôi chảy các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và không phải thực hiện vòng vèo qua các trung gian khác, điều này sẽ làm giảm chi phí và thời gian cho ngân hàng cũng như cho khách hàng của ngân hàng, đồng thời ngân hàng cũng có thể trở thành ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ cho các ngân hàng này.
Ngay từ những ngày đầu triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế, Agribank TP.HCM đã chú trọng đến công tác phát triển hệ thống các ngân hàng đại lý. Trong hệ thống Agribank, việc phát triển ngân hàng đại lý và quan hệ đối ngoại được tập trung về một mối, giao cho Phòng quan hệ khách hàng thuộc Hội sở tại Tp Hồ Chí Minh. Khi thiết lập được thêm quan hệ đại lý hoặc mở thêm tài khoản NOSTRO với ngân hàng nào, Phòng quan hệ khách hàng sẽ gửi thông báo tới các chi nhánh.
Bảng số 2.1: So sánh ngân hàng ngân hàng đại lý của một số NHTM tính đến hết năm 2012
Ngân hàng Ngân hàng đại lý
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Hơn 800 ngân hàng tại 100 quốc gia Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VCB) Gần 1700 ngân hàng tại 120 quốc gia Ngân hàng Đầu Tư Phát Triển (BIDV) Hơn 1600 ngân hàng tại 125 quốc gia
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn (Agribank) 1043 ngân hàng tại 92 quốc gia
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
(Eximbank) 869 ngân hàng tại 84 quốc gia
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
(Sacombank) 811 ngân hàng tại 84 quốc gia
(Nguồn: website của các ngân hàng)
Nhìn chung, số lượng NH đại lý của Agribank so với các NHTM khác là tương đối nhiều. Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp là điều kiện tiên quyết hỗ trợ và đẩy
nhanh tốc độ xử lý các giao dịch TTQT, giảm chi phí thâm nhập thị trường, điều chỉnh chi phí giao dịch hợp lý cạnh tranh, gia tăng các lọai hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng tại nước ngòai. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý liên quan và hỗ trợ cho các nghiệp vụ kinh doanh khác của Agribank như: thông báo L/C, thương lượng, thanh toán, bảo lãnh, đầu tư…, đồng thời mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của dịch vụ này.
2.1.3 Về cán bộ và công nghệ 2.1.3.1 Về công nghệ:
Về thanh toán quốc tế, điện phát sinh từ các chi nhánh được tập trung về Phòng thanh toán quốc tế Hội sở để xử lý trước khi cho đi nước ngoài. Trước đây, tại chi nhánh Hà nội cũng như các chi nhánh khác, với hệ thống truyền tin lạc hậu đã làm chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank TP.HCM còn nhiều hạn chế, cụ thể :
Một là, điện sau khi được soạn thảo thủ công sẽ được in ra cho khách hàng lấy, tiếp đó được truyền về Phòng thanh toán quốc tế qua đường truyền tin. Phòng thanh toán quốc tế Hội sở kiểm tra sau đó chuyển ra nước ngoài qua hệ thống TELEX. Do phụ thuộc vào đường truyền tin nên gây chậm chễ vì chất lượng truyền tin kém.
Hai là, chi phí truyền tin cao.
Ba là, các tiêu chuẩn về giao dịch thanh toán quốc tế chưa theo tiêu chuẩn quốc tế nên làm giảm tốc độ thanh toán.
Kể từ 2/1999, Agribank là thành viên của hiệp hội SWIFT (Sociaty For Worldwide Interbank Finance Telecommunication), đây là một hiệp hội mà thành viên là các ngân hàng và các tổ chức tài chính, mỗi ngân hàng tham gia là một cổ đông của SWIFT, nó là một mạng truyền thông chỉ sử dụng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính nên tính bảo mật cao và an toàn, tốc độ truyền thông tin nhanh cho phép có thể xử lý được số lượng lớn giao dịch. Sử dụng SWIFT sẽ tuân theo tiêu chuẩn thống nhất trên toàn thế giới. Đây là điểm chung của bất cứ ngân hàng nào tham gia SWIFT có thể hòa đồng với cộng đồng ngân hàng trên thế giới.
Agribank TP.HCM luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và dịch vụ thanh toán quốc tế với độ
an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước.
2.1.3.2 Về cán bộ
Chức năng chính của phòng thanh toán quốc tế đó là tham gia các hoạt động thanh toán quốc tế, chuyển tiền cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trình độ cán bộ TTQT là một đội ngũ trẻ, nhiệt tình và có trình độ nghiệp vụ cao. Họ luôn quan tâm và thấu hiểu từng khách hàng muốn gì, vướng mắc gì để trực tiếp tư vấn và giải thích cho khách hàng hiểu rõ vấn đề. Bên cạnh đó họ còn được trang bị hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất và phương tiện làm việc đầy đủ, hiện đại giúp cho quy trình nghiệp vụ TTQT diễn ra nhanh chóng và an toàn.
2.1.4 Các dịch vụ TTQT tại Agribank TP.HCM
Agribank TP.HCM thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT, hầu như thông qua 3 phương thức: Chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ.