Thanh toán nhờ thu

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TP.HCM (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4.2 Thanh toán nhờ thu

a) Nhờ thu hàng nhập:

Bước 1: Tiếp nhận thông báo chứng từ nhờ thu

Sau khi tiếp nhận bộ chứng từ, thanh toán viên kiểm tra tên và địa chỉ ngân hàng được ủy nhiệm nhờ thu trên thư nhờ thu, đảm bảo chứng từ được gửi đúng địa chỉ. Ngân hàng phải kiểm tra xem chứng từ có phù hợp hay không, nếu chứng từ còn sai sót sẽ chuyển lại cho ngân hàng gửi nhờ thu. Nếu chứng từ đã phù hợp sở giao dịch sẽ chuyển lại cho chi

nhánh. Tại đây các thanh toán viên sẽ kiểm tra lại chứng từ một lần nữa để đảm bảo không còn sai sót.

Bước 2: Giao chứng từ nhờ thu và thanh toán chấp nhận

Nhờ thu theo hình thức chấp nhận thanh toán giao chứng từ: Khi khách hàng có cam kết trả tiền bằng ký chấp hoặc văn bản nhận thanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn. Chứng từ được giao lại cho khách hàng, sau đó thanh toán viên lập thông báo cho ngân hàng gửi nhờ thu về việc chấp nhận trả tiền của người mua, vào sổ theo dõi chi tiết các bộ chứng từ nhờ thu đã giao cho khách hàng và gửi thông báo chấp nhận thanh toán.

Nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ: Thanh toán viên giao chứng từ cho khách hàng, đồng thời yêu cầu khách hàng ký nhận. Lập điện trả tiền theo chỉ thị nhờ thu, trình lãnh đạo và thu phí theo quy định của Agribank TP.HCM. Sau đó thanh toán viên thanh toán hối phiếu đồng thời hạch toán xuất ngoại bảng số tiền trên chứng từ đã giao cho khách hàng.

b) Nhờ thu hàng xuất:

Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra chứng từ

Khi khách hàng xuất trình các giấy tờ kèm theo nhờ thu, ngân hàng tiếp nhận chứng từ và kiểm tra. Các thanh toán viên kiểm tra về loại chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ, kiểm tra các chi tiết trên giấy yêu cầu chứng từ nhờ thu của khách hàng.

Bước 2: Gửi chứng từ và hạch toán nhờ thu

Căn cứ vào giấy yêu cầu nhờ thu của khách hàng, thanh toán viên lập thư nhờ thu kèm chứng từ gửi ngân hàng thu hộ. Nếu khách hàng không chỉ định ngân hàng thu hộ thì Agribank TP.HCM sẽ chọn một ngân hàng thu hộ thích hợp.

Sau khi chi nhánh nhận được thông báo từ ngân hàng nước ngoài về chỉ thị nhờ thu, thanh toán viên sẽ thông báo cho khách hàng và thực hiện thanh toán cho khách hàng.

Bảng 2.3: Doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu

Đơn vị: triệu USD.

Năm Doanh số thanh

toán Tỷ lệ tăng % Lần 2009 308 2010 168 ­83,33 ­1,83 2011 183 8,93 1,09 2012 140 ­30,71 ­1,31

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT VN khu vực TP.HCM năm 2009, 2010,2011, 2012)

Do còn nhiều khó khăn, và sự hiểu biết về quy trình nghiệp vụ này của khách hàng còn hạn chế nên khách hàng hiếm khi tìm đến thanh toán theo phương thức này. Năm 2011, doanh số thu được từ hoạt động thanh toán nhờ thu là 183 triệu USD tăng 8,93% so với năm 2010 (140 triệu USD) nhưng năm 2012 lại giảm 30,71% so với năm 2011.

Nguyên nhân là từ phía ngân hàng, do không tạo được nhiều mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận nghiệp vụ liên quan như: nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ huy động vốn, Marketing…chưa có được mối quan hệ với các ngân hàng trong nước cũng như các ngân hàng nước ngoài. Mặt khác thời gian qua đánh dấu sự biến động về tỷ giá hối đoái, lạm phát tăng dẫn đến việc các nhà xuất khẩu, nhập khẩu đều tìm cho mình một phương thức thanh toán an toàn hơn để đảm bảo nguồn thu cho mình.

Qua phân tích trên, ta có thể thấy chất lượng hoạt động thanh toán nhờ thu của Agribank TP.HCM còn rất hạn chế, nó phản ánh xu thế chung của hoạt động này. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là vì phương thức thanh toán nhờ thu không đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu, tỉ lệ rủi ro cao. Do đó, Agribank TP.HCM cần đẩy phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động nhờ thu để đạt được doanh số tương xứng với hoạt động TTQT của chi nhánh.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TP.HCM (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)