0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DƯỢC PHẨM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (Trang 92 -92 )

Thứ nhất: dựa trên điểm mạnh là dược phẩm nội địa có lợi thế về sự

hiểu biết về cơ địa của người dân Việt Nam. Mặc dù các sản phẩm nước ngoài có ưu thế rất lớn về chất lượng sản phẩm, tuy nhiên các loại dược phẩm này lại khó điều chỉnh cho hợp với cơ địa của người Việt Nam. Chính vì vậy, các nhà sản xuất cần nhanh chóng sản xuất và cải tiến các loại thuốc phù hợp với người Việt Nam. Để có thể thực hiện được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động hơn trong việc điều tra đặc điểm nhu cầu cũng như mặt sinh lý của người dân. Đồng thời việc đầu tư cho nghiên cứu sản phẩm cũng là

điều mà các doanh nghiệp sản xuất dược cần chú ý. Hiện nay công tác R&D của các doanh nghiệp trong nước còn chưa thực sực được chú trọng. Chính vì vậy đây là một nhiệm vụ cấp thiết đối với các doanh nghiệp nếu như muốn cạnh tranh được trên thị trường.

Thứ hai: đưa ngành dược Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp

thực sự, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy thì cần phải tiến hành quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành dược, mà yếu tố vốn sẽ là yếu tố quyết định. Các doanh nghiệp cần phải tăng cường tích lũy, đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các trang thiết bị kỹ thuật cùng với việc hoàn thiện và nâng cao trình độ sản xuất của dược phẩm trong nước. Trang thiết bị kỹ thuật luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với dược phẩm nhất là khi sự cạnh tranh ngày càng mạnh. Các doanh nghiệp cần phải đầu tư theo chiều sâu, từ đó tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sử dụng nguồn vốn của mình để có thể tập trung cho một dòng sản phẩm cụ thể có chất lượng, và từng bước chiếm lĩnh thị trường.

Thứ ba: vấn đề nguồn nhân lực luôn là điểm yếu của ngành dược Việt

Nam. Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, nhất là một ngành nghề đòi hỏi hàm lượng chất xám và công nghệ cao như ngành sản xuất dược phẩm. Công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể tiếp thu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất công nghệ kỹ thuật hiện đại trên thế giới cần phải được tập trung giải quyết. Khi có một đội ngũ nhân lực về chất lượng sẽ tạo đà cho việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong đó cần chú ý đến các bộ phận sau:

+ Cán bộ quản lý: họ chính là người quyết định hướng đi cho doanh nghiệp. Toàn bộ những giải pháp phát triển doanh nghiệp có được thực hiện thành công hay không là do bộ phận này quyết định. Muốn doanh nghiệp phát

triển được thì người lãnh đạo doanh nghiệp phải nắm được xu hướng của thị trường, từ đó đưa ra những hướng đi cụ thể và đúng đắn. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý trẻ, có năng lực, có sáng tạo thực hiện hoạt động quản lý kinh doanh.

+ Lực lượng trong sản xuất: là những người giữ vai trò quyết định tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, độ ổn định cao hay không. Việc sản xuất ra một mặt hàng sản phẩm phải trải qua một giai đoạn khá dài: từ công thức bào chế đến thành phẩm. Người thực hiện việc sản xuất đều phải là những người được đào tạo trong ngành dược. Bên cạnh đó dược phẩm là một mặt hàng mà tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì thế người sản xuất phải được đào tạo và củng cố về kiến thức để có thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Các doanh nghiệp nên thường xuyên giúp cho những người công nhân trực tiếp sản xuất nâng cao trình độ tay nghề có như vậy họ mới có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất từ đó làm tăng chất lượng dược phẩm làm ra. Đặc biệt, để có thể có đội ngũ sản xuất có chất lượng cao, ngoài công tác đào tạo còn phải có chế độ kiểm tra giám sát chặt chẽ đội ngũ lao động, đưa họ vào nề nếp hoạt động sản xuất theo một trật tự đảm bảo các quy trình chất lượng.

+ Đối với các cán bộ nghiên cứu: đây sẽ là đội ngũ chính ảnh hưởng tới sự phát triển của sản phẩm. Việc nghiên cứu sản phẩm mới, các nhân tố cải thiện chất lượng sản phẩm sẽ giúp sản phẩm đứng vững được trên thị trường. Nhất là khi chúng ta gia nhập WTO, dược phẩm nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam, sự cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Yếu tố quyết định trong ngành dược phẩm đó chính là công thức bào chế điều này sẽ do dược sĩ đảm nhận.

Dược nội địa muốn phát triển được thì cần có đội ngũ dược sĩ có trình độ cao. Chính vì vậy mà việc đầu tư cho nguồn nhân lực có trình độ cao chính là yếu tố quyết định tương lai của dược trong nước. Một yếu tố quan trọng mà

dược phẩm cần phải chú ý đó là chính sách đãi ngộ nhân tài. Các doanh nghiệp dược nước ngoài thường có chế độ ưu đãi hết sức hấp dẫn, chính vì vậy mà hầu hết nguồn nhân lực có chất lượng cao thường rơi vào tay các công ty dược phẩm nước ngoài. Ngay từ bây giờ dược trong nước cần có chiến lược cụ thể cho việc thu hút cũng như chế độ đãi ngộ cho bộ phận nhân lực có chất lượng cao này. Điều này chắc chắn sẽ giúp dược nội địa tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Thứ tƣ: đầu tư đúng mức cho việc nghiên cứu sản xuất các loại thuốc

đặc trị để có thể cạnh tranh với các loại thuốc nhập khẩu hiện nay. Ngành đã có thể tự sản xuất ra được một số dược phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và cũng đã có xuất khẩu ra nước ngoài, tuy nhiên phần lớn các loại thuốc đặc trị vẫn phải nhập từ nước ngoài. Như vậy, chúng ta cần khắc phục tình trạng này bằng cách cần có chiến lược đầu tư cho công tác nghiên cứu các loại thuốc đặc trị, từng bước thay thế các loại thuốc nhập khẩu đang chiếm lĩnh thị trường hiện nay. Tuy nhiên đây là một công việc hết sức khó khăn. Các hãng dược phẩm lớn trên thế giới để có được một công thức bào chế dược phẩm, họ không chỉ mất một thời gian khá dài mà còn phải mất những khoản chi phí lớn. Vì vậy với năng lực cạnh tranh hiện có của dược phẩm Việt Nam, chúng ta cần phải có những chiến lược lâu dài, từng bước một thì mới có thể đạt được mục đích của mình. Với khả năng trình độ công nghệ, kỹ thuật như hiện tại, chúng ta có thể hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm đặc trị để phù hợp với cơ thể của người Việt Nam. Một số giải pháp tập trung đầu tư vào công tác phát triển cơ cấu sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm:

- Nghiên cứu thị trường ngoài nước và trong nước để phát triển cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường.

- Tập trung nghiên cứu các dạng bào chế đặc biệt, công nghệ bào chế cao, các hoạt chất mới phục vụ chuyên khoa đặc trị.

- Xây dựng cơ cấu mặt hàng mới để phong phú hoá sản phẩm, trong một cơ chế thông thoáng của quản lý nhà nước về đăng ký thuốc.

Thứ năm: đẩy mạnh quá trình hợp tác quốc tế thông qua việc liên kết

với các hãng dược phẩm trên thế giới để từ đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước. Đồng thời chúng ta còn có thể tận dụng cơ hội này học hỏi tiếp nhận những kiến thức khoa học công nghệ kỹ thuật, hoạt động quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài.

Với những giải pháp về chất lượng sản phẩm nêu ở trên, việc thực hiện ban đầu sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với nền kỹ thuật sản xuất trong nước còn phát triển ở trình độ thấp như hiện nay. Tuy nhiên, nếu ngành dược phẩm nội địa biết tận dụng những cơ hội và thế mạnh của mình chắc chắn ngành có thể vươn lên ở mức độ cạnh tranh cao hơn.

4.2.3. Gi i pháp v giá c a s n ph m

Việc gia nhập WTO làm biểu thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu sẽ giảm xuống làm cho giá của các mặt hàng dược phẩm nhập khẩu giảm. Hay nói cách khác sự cạnh tranh về giá cả sẽ diến ra hết sức khốc liệt. Để có thể cạnh tranh trên thị trường nội địa trong thời gian tới, ngành dược có thể áp dụng những biện pháp sau:

- Giảm chi phí sản xuất: dược trong nước để cạnh tranh vẫn phải thực hiện biện pháp giảm thiểu chi phí cùng với việc nâng cao chất lượng thuốc. Có nhiều biện pháp để giảm thiểu chi phí sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước có thể thực hiện “ chiến lược liên minh giữa các đối tác không cạnh tranh ”. Hiện nay, do nhu cầu trong nước ngày càng tăng nên doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô của mình để đáp ứng nhu cầu thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất tân dược trong nước có thể ký kết thỏa thuận liên ngành, liên hệ với các nhà cung cấp ( nguyên liệu, máy móc ) trong

và ngoài nước để có thể giảm bớt các chi phí đầu vào không cần thiết. Làm như vậy có thể giúp cho các doanh nghiệp có thể giảm bớt áp lực từ phía nhà cung cấp, tạo một nguồn cung cấp đầu vào ổn định và có chất lượng. Việc liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau có thể giúp cho ngành dược phẩm Việt Nam tập trung sức mạnh và đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa.

- Tận dụng lợi thế cạnh tranh: Muốn hạ giá thành sản phẩm thì cần tập trung phát triển những lĩnh vực mà ta có lợi thế cạnh tranh hoặc có khả năng cạnh tranh cao nhất để tạo hiệu quả kinh tế, trên cơ sở đó cân đối nguyên liệu tốt để sản phẩm trong nước. Do đặc điểm khí hậu và thời tiết nước ta rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực vật, trong số đó có những loại được sử dụng làm thuốc. Chính vì thế chúng ta cần có những biện pháp để có thể tận dụng tối đa nguồn dược liệu trong thiên nhiên. Đây sẽ là nguồn nguyên liệu đầu vào tương đối tốt giúp cho việc sản xuất dược có thể giảm chi phí khi nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Việc khuyến khích sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu trong nước đặc biệt là việc quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu làm thuốc là nhiệm vụ hết sức quan trọng của dược phẩm trong nước trong thời gian tới. Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất dược phẩm trong nước thì khối lượng dược liệu phải đủ lớn. Vì vậy mà Việt Nam cần phải có biện pháp quy hoạch vùng nguyên liệu thật cụ thể và với quy mô lớn. Đi liền với việc trồng các loại dược liệu, các doanh nghiệp cần kết hợp với các viện nghiên cứu không ngừng tìm hiểu và nghiên cứu mở rộng danh mục các loại cây thuốc có thể áp dụng cho sản xuất. Các loại dược liệu này sẽ đóng góp rất lớn cho sự phát triển của sản xuất dược phẩm. Như vậy để có thể thực hiện được việc quy hoạch các vùng nguyên liệu cần phải có sự đóng góp, chung sức của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Có như vậy thì ngành sản xuất dược phẩm trong nước sẽ có được một sự hậu thuẫn quan trọng về nguyên liệu để phát triển.

- Tận dụng tối đa cơ hội của việc gia nhập WTO: đó chính là việc khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào có giá thấp, máy móc thiết bị được phép bán tại Việt Nam. Các nhà sản xuất trong nước nên tận dụng cơ hội này để có thể sản xuất với chi phí đầu vào thấp. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh về giá các sản phẩm trên thị trường.

- Kiểm soát chặt chẽ giá thuốc: triển khai áp dụng đồng bộ các giải pháp quản lý giá thuốc, tăng cường nhân lực, sửa đổi quy chế trong kiểm soát giá thuốc, quan tâm quản lý giá thuốc tại nhà thuốc bệnh viện. Duy trì chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm-y tế ở mức giá tăng thấp hơn so với tỉ lệ tăng chỉ số giá tiêu dùng. Đảm bảo không để xảy ra tăng giá thuốc đột biến, tăng giá đồng loạt trên thị trường.nhằm tạo lòng tin cho người tiêu dùng.

4.2.4. Các gi i pháp khác

- Không ngừng hoàn thiện nâng cao công tác quản lý dược:

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là những văn bản không phù hợp với thực tế và cam kết hội nhập quốc tế, theo hướng đảm bảo tính đồng bộ với hệ thống pháp luật chung, phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch và tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động của doanh nghiệp.

Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về dược từ trung ương đến địa phương, chú trọng công tác đào tạo và bố trí nhân lực ở tuyến tỉnh, tuyến huyện, quan tâm đến những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa

- Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh để khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thuốc: đầu tư nhà máy, sản xuất nhượng quyền, chuyển giao công nghệ; ưu tiên cho những dự án sản xuất thuốc mới, thuốc chuyên khoa sâu, những dạng bào chế công nghệ cao, sản

xuất vắc xin, vv ... Đảm bảo công khai, minh bạch và sửa đổi bất cập, tăng cường tiền kiểm trong đăng ký thuốc.

- Phát triển công nghiệp phụ trợ: xây dựng các nhà máy chế biến nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nhà máy chế tạo bao bì.

- Xây dựng các nhà máy sản xuất: xây dựng nhà máy tập trung vào các hoạt động bào chế thuốc thông thường đơn giản, ưu tiên sử dụng những loại dược phẩm có nguyên liệu có sẵn đối với những vùng chưa có các nhà máy sản xuất như Tây Nguyên, và vùng núi phía Bắc. Đối với những khu vực đã tập trung nhiều nhà máy sản xuất như TP Hồ chí Minh thì nên định hướng sản xuất các loại biệt dược, thuốc điều trị công nghệ cao.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát chất lượng thuốc: lấy mẫu thuốc kiểm tra chất lượng có trọng tâm, trọng điểm đối với hoạt chất, dạng bào chế, nhà sản xuất, nước sản xuất có nguy cơ cao vi phạm chất lượng, dễ bị biến đổi chất lượng trong quá trình lưu thông. Thực hiện tốt hơn cơ chế tiền kiểm và hậu kiểm đối với chất lượng thuốc, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan trong phòng chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc trên thị trường.

- Nâng cao trách nhiệm các cở sở sản xuất kinh doanh về đảm bảo chất lượng thuốc, quan tâm giám sát chất lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chủ động phát hiện và thu hồi thuốc kém chất lượng. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn, nguyên tắc GMP, GLP, GSP.

KẾT LUẬN

Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm Việt Nam sau khi gia nhập WTO đang được Chính phủ, các bộ ngành và nhân dân quan tâm. Đồng thời, đây cũng là một lĩnh vực nghiên cứu rộng có nội dung phức tạp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ mục đích đó, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài đã được đề cập ở phần dẫn nhập. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn bằng sự nỗ lực của bản thân cùng sự giúp đỡ, hướng dẫn khoa học của người hướng dẫn, luận văn đã đạt được những kết quả sau :

- Luận văn đã trình bày hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản nhằm

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DƯỢC PHẨM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO (Trang 92 -92 )

×