Chất lượng và chủng loại sản phẩm trong nước

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 75)

* Chất lượng sản phẩm:

Trong những năm qua chất lượng thuốc tân dược trong nước đã từng bước thay đổi chất lượng theo chiều hướng tiến bộ. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư cho việc sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, GSP, GLP. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất đạt tiêu chuẩn tăng dần qua các năm, điều này đã thể hiện các doanh nghiệp dược Việt Nam đã thực sự nhập cuộc với sự cạnh tranh trên thị trường.

Hình 3.14. S lư ợ ng các doanh nghi p đ ạ t tiêu chu n t i Vi t Nam

Nguồn: Cục quản lý dược

Việc thực hiện GSP đã thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, cùng với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã tạo điều kiện để chất lượng thuốc tương đồng với các nước về kỹ thuật và chỉ tiêu chất lượng. Các phòng

kiểm tra chất lượng của các nhà máy GMP được đầu tư trang thiết bị đạt GLP đáp ứng yêu cầu kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, đây là một yếu tố quan trọng để giúp quản lý và đảm bảo chất lượng thuốc.

Hệ thống kiểm nghiệm thuốc ngày càng được tăng cường và hiện đại. Nhiều trung tâm kiểm nghiệm cấp tỉnh có khả năng kiểm nghiệm các thuốc thiết yếu. Các trung tâm kiểm nghiệm cũng đã triển khai công tác kiểm tra chất lượng theo qui chế, kiểm nghiệm sàng lọc để ngăn ngừa thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc bất hợp pháp lưu hành trên thị trường.

B ng 3.4. T l m u thu c không đ ạ t ch t lư ợ ng qua các nă m

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng số mẫu lấy để

kiểm tra chất lượng 29.819 25.460 25.320 31.542 32.313 33.508 34.692 Tỷ lệ thuốc không

đạt TCCL (%) 3,18 3.30 2,94 3,33 3,12 2,81 3,09

Nguồn: http://dohquangtri.gov.vn/ ngày 07-06-2013

Thuốc không đạt chất lượng từ năm 2006 – 2012 trung bình chiếm 3,11% (tính trên tổng số mẫu được kiểm tra chất lượng), tỷ lệ này tương đối thấp so với các nước trên thế giới. Điều này cho thấy công tác quản lý chất lượng thuốc của nước ta rất được chú trọng và có nhiều tiến bộ.

Mặt khác, do quá trình phân phối sản phẩm dược chủ yếu được thực hiện thông qua các đại lý tư nhân nên thuốc giả là một vấn nạn nan giải. Hơn nữa, với đường biên giới dài không được kiểm soát tốt đã dẫn đến các hoạt động mua bán kinh doanh thuốc giả diễn ra tràn nan. Mặc dù theo đánh giá của WHO, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ thuốc giả thấp và có

khả năng loại bỏ được thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Tuy nhiên, do lợi nhuận từ thuốc giả, thuốc kém chất lượng cao và người tiêu dùng vẫn chưa có thói quen mua thuốc theo đơn của bác sĩ, hệ thống kiểm tra chất lượng vẫn chưa đủ quy mô và trang thiết bị trong khi công nghệ làm thuốc giả ngày càng tinh vi. Điều này khiến cho nạn thuốc giả, kém chất lượng vẫn hoành hành, không chỉ ở vùng sâu, vùng xa mà còn tập trung ở những thành phố lớn.

Từ 1.1.2011 – 15.7.2013 đã có 136 loại thuốc (gồm cả thuốc nội địa và nhập khẩu) bị Cục Quản lý dược Việt Nam yêu cầu thu hồi do vi phạm chất lượng trên thị trường: 7 tháng đầu năm 2013 thu hồi 17 loại thuốc vi phạm chất lượng; năm 2012 thu hồi 47 loại thuốc vi phạm; năm 2011thu hồi 72 loại thuốc vi phạm.

B ng 3.5. T l thu c gi đ ư ợ c phát hi n qua các nă m (%)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 % 0,09 0,013 0,17 0,095 0,12 0,08 0,09 0,1

Nguồn: http://dohquangtri.gov.vn/ ngày 07-06-2013

Tuy rằng tỷ lệ thuốc giả bị phát hiện đã giảm dần từ năm 2009 nhưng tình trạng thuốc giả, kém chất lượng trên thị trường nội địa vẫn là một vấn nạn khiến người tiêu dùng hoang mang. Đặc biệt là nhóm thuốc kháng sinh và đông dược đang bị làm giả nhiều nhất.

Tóm lại, sản phẩm thuốc tân dược Việt Nam chất lượng đã được cải thiện nhiều nhưng vấn đề thuốc giả vẫn là một vấn đề nam giải.

* Chủng loại sản phẩm:

Phân theo tác dụng dược lý, thị trường tân dược Việt Nam chia thành 15 nhóm, trong đó 5 nhóm chính chiếm khoảng 76% giá trị thị trường gồm kháng sinh, chuyển hóa dinh dưỡng, tim mạch, thần kinh và hô hấp. Trong đó thuốc kháng sinh và thuốc chuyển hóa dinh dưỡng phổ biến nhất, chiếm lần lượt 19% và 20%.

Hình 3.15. Cơ c u th trư ờ ng thu c phân theo tác d ng dư ợ c lý nă m 2013

Nguồn: TNL, Báo cáo ngành dược phẩm tháng 07/ 2014

Xét về mặt giá trị, thuốc về tim mạch và hệ thần kinh trung ương đều có giá trị cao. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường là thuốc bản quyền, đòi hỏi công nghệ sản xuất cao. Do đó, phân khúc thị trường này bị các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài nắm giữ. Phần lớn thuốc sản xuất trong nước là thuốc kháng sinh, vitamin và các loại thuốc bổ cóa giá trị không cao.

Các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam thường không chú trọng trong việc đầu tư R&D để sáng chế thuốc bản quyền có giá trị cao mà tập trung sản xuất thuốc generic (thuốc gốc đã hết thời hạn bảo hộ) có giá trị thấp hơn, gần như không có thuốc chuyên khoa, đặc trị. Hiện nay, danh mục các loại thuốc được sản xuất trong nước vẫn còn hạn chế do các doanh nghiệp nội địa chỉ chọn sản xuất các sản phẩm giống nhau nhằm giảm thiểu rủi ro kinh doanh.

B ng 3.6. Cơ c u thu c nh p kh u và thu c s n xu t nă m 2013

Nhóm thuốc Cơ cấu

thuốc nhập khẩu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước

Chống ung thư 2% 0,0001% Hormon 5% 0,6% Tim mạch 8% 0,96% Mắt 3% 3% Chống dị ứng 3% 2% Tiêu hóa 9% 5% Hô hấp 4% 6% Ngoài da 3% 5%

Hạ nhiệt, giảm đau, kháng viêm 7% 10,4%

Vitamin 4% 11,8%

Kháng sinh 31% 21%

Khác 16% 29%

Nguồn: Cục quản lý dược

Có thể nhận thấy rằng cơ cấu sản xuất thuốc trong nước mất cân đối do các doanh nghiệp nội địa chủ yếu khai thác sản phẩm có công nghệ đơn giản như vitamin, thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Những dòng sản phẩm này có giá trị không cao nhưng vẫn thích hợp trong giai đoạn chuyển mình của ngành dược hiện nay. Tuy dòng sản phẩm có giá trị cao như thuốc thần kinh, trị ung thư,... được sản xuất khá ít nhưng cũng là phù hợp với hoàn cảnh thiếu công nghệ hiện tại. Điều này cúng là một lý do khiến năng lực cạnh tranh của ngành dược còn thấp. Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh

toàn ngành thì việc đổi mới công nghê sản xuất, quản lý, đầu tư nghiên cứu phát triển là không thể thiếu.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 75)