Năng lực cạnh tranh của ngành nói chung và ngành dược phẩm Việt Nam nói riêng chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu sự tác động của các nhân tố lên năng lực cạnh tranh ngành. Trong khuôn khổ nội dung của luận văn, tác giả xin được trình bày phương pháp tiếp cận theo mô hình “kim cương” của Michel Porter và mô hình “kim cương cải tiến” của Dunning John để tạo cơ sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh ngành và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dược phẩm Việt Nam.
1.2.2.1. Tiếp cận theo mô hình “kim cương” của Michael Porter
M.Porter đã đưa ra phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh theo cấu trúc đối với mỗi ngành, dù hoạt động trong hay ngoài nước, bản chất cạnh tranh nằm trong 4 nhân tố: điều kiện về yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu của ngành, những ngành hỗ trợ và liên quan, năng lực cơ cấu ngành. Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau, tạo ra động lực khác nhau cho cạnh tranh.
Hình 1.1. Mô hình kim cư ơ ng củ a M.Porter - Điều kiện về yếu tố sản xuất:
Yếu tố sản xuất là những đầu vào cần thiết để cạnh tranh của bất kỳ ngành nào. Mỗi quốc gia đều có những điều kiện về lịch sử, điều kiện tự nhiên khác nhau như tài nguyên con người, tài nguyên vật chất, tri thức, tư bản và cơ sở hạ tầng. Những yếu tố này bao gồm nhiều loại và vai trò của
Năng lực và cơ cấu ngành
Các ngành hỗ trợ và liên quan
Điều kiện về cầu của ngành Điều kiện về yếu
chúng trong việc hỗ trợ cạnh tranh là khác nhau. Yếu tố sản xuất có thể gồm các yếu tố cơ sở và yếu tố cao cấp, yếu tố chung và yếu tố chuyên biệt.
Yếu tố cơ sở bao gồm tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, lao động giản đơn, nguồn vốn vay,... Đây là nhứng yếu tố đơn giản thuần túy do điều kiện thông thường mà có.
Yếu tố cao cấp là những yếu tố có được do tích lũy và đầu tư có định hướng như trình độ công nghệ, cơ sở hạ tầng về truyền thông dữ liệu lao động ở trình độ cao,...
Yếu tố cơ sở sẽ có vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu khi một quốc gia tham gia vào cạnh tranh nhưng không phải là yếu tố lâu bền và ít cóa ảnh hưởng ở giai đoạn phát triển cao hơn. Những yếu tố cao cấp có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, yếu tố cao cấp luôn được xây dựng trên những yếu tố cơ sở.
Yếu tố chung là yếu tố có thể sử dụng cho nhiều ngành như hệ thống giao thông, hệ thống ngân hàng,...
Yếu tố chuyên biệt bao gồm những yếu tố được sử dụng cho một số ngành, có tính chuyên biệt cao như lao động được đào tạo chuyên sâu, cơ sở hạ tầng có tính chuyên biệt.
- Điều kiện về cầu của ngành
Nhu cầu trong nước ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp cũng như trong cạnh tranh trong nước và quốc tế. Nhu cầu trong nước có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một ngành vì thực tế cho thấy các sản phẩm của ngành có nh cầu cao và đa dạng thì thường thành công trong cạnh tranh.
- Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan
Năng lực cạnh tranh của một ngành cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của các ngành liên quan và hỗ trợ. Mặc dù xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đã làm giảm bớt tầm quan trọng của các ngành hỗ trợ trong nước, nhưng các ngành này vẫn có vai trò trong việc cung ứng đầu vào, đổi mới, cải tiến công nghệ.
- Năng lực và cơ cấu ngành
Cạnh tranh của một ngành trên thị trường nội địa có ảnh hưởng lớn đến thành công của ngành đó trên thị trường thế giới. Cạnh tranh nội địa tạo cho các doanh nghiệp môi trường lành mạnh cần thiết cho các hoạt động đổi mới. Các doanh nghiệp trong nước khi không thể mở rộng tại thị trường trong nước để đạt lợi thế theo quy mô sẽ phải cố gắng hướng ra thị trường quốc tế. Cạnh tranh quốc tế khiến các doanh nghiệp không chỉ dựa vào những lợi thế sẵn có như giá nhân công rẻ, nguyên liệu,... mà còn yêu cầu họ phải tích cực mở rộng sử dụng các yếu tố về công nghệ, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh.
1.2.2.2. Tiếp cận theo mô hình “kim cương cải tiến” của Duning John
Theo công trình nghiên cứu của Dunning John năm 1988 trong Explaining International Production, ông đã dựa trên mô hình “kim cương” của M.Porter để xây dựng mô hình “kim cương cải tiến” khi sử dụng thêm 2 yếu tố là Nhà nước và đầu tư nước ngoài.
Năng lực và cơ cấu ngành
Các ngành hỗ trợ và liên quan
Điều kiện về cầu của ngành Điều kiện về yếu
tố sản xuất
Nhà nước Đầu tư nước
Hình 1.2. Mô hình kim cư ơ ng cả i tiế n củ a Dunning Trong mô hình cải tiến của Dunning, ngoài 4 yếu tố chính của mô hình “kim cương” thì yếu tố bên ngoài là Nhà nước cũng có tác động đến cạnh tranh của ngành. Nhà Nước không có vai trò trực tiếp tạo ra năng lực cạnh tranh của ngành mà chỉ có vai trò gián tiếp thông qua các tác động của mình đến những yếu tố chính của mô hình “kim cương”. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thì yếu tố đầu tư nước ngoài cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu.
Trong khuôn khổ nội dung của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành với 5 tiêu chí cơ bản. Nhóm tiêu chí này nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dược phẩm Việt Nam ở chương 3.
1.2.3. Các tiêu chí đ ánh giá nă ng lự c cạnh tranh ngành
1.2.3.1. Thị phầ n củ a ngành trên thị trư ờ ng trong nư ớ c
Thị phần được hiểu là phần thị trường mà ngành/doanh nghiệp trong nước chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá triển vọng tăng trưởng, phát triển của ngành. Những số liệu về thị phần trong và ngoài nước nói lên kết quả của của hoạt động thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường, xúc tiến thương mại, mức độ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tính năng động của ngành. Hơn nữa, thị phần cũng phản ánh mức độ tập trung trong sản xuất kinh doanh đối với loại sản phẩm hàng hóa của ngành trên thị trường, mức độ liên kết giữa vị thế của ngành với vị thế của người mua đối với một loại sản phẩm hay hàng hóa nhất định, biểu hiện uy tín của ngành, sự tin cậy của người mua trong việc cung ứng, thanh toán, giá cả, chất
lượng và dịch vụ sau bán hàng của sản phẩm đó trên thị trường. Thị phần của ngành trên thị trường nội địa được xác định bằng công thức:
MS = P/(P + M) . 100%
Trong đó: MS: Thị phần của ngành trên thị trường trong nước
P: Sản lượng của ngành, được tính bằng hiện vật hoặc doanh thu M: Số lượng nhập khẩu hoặc giá trị hàng nhập khẩu
1.2.3.2. Giá cả sả n phẩ m
Đây là chỉ tiêu định lượng mà ta dễ dàng nhận thấy nhất.
Nếu các nhân tố khác không đổi thì sản phẩm nào có được giá bán thấp hơn sẽ có được năng lực cạnh tranh tốt hơn. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm là chi phí sản xuất, nhu cầu về sản phẩm…Trong đó chi phí sản xuất là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến giá bán sản phẩm. Chi phí sản xuất thấp hơn sẽ làm giá bán sản phẩm thấp hơn, nó sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn về giá. Vì vậy, giá là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường.
1.2.3.3. Chỉ tiêu về chấ t lư ợ ng và chủ ng loạ i sả n phẩ m
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh.Khi đời sống của người dân ngày càng nâng cao hay đối với những nước có thu nhập cao thì giá cả không phải mối quan tâm hàng đầu của họ nữa. Nếu cùng một loại sản phẩm có công dụng và giá cả tương đương nhau thì sản phẩm chất lượng tốt hơn sẽ được thị trường chấp nhận. Chất lượng sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của năng suất lao động, trình độ công nghệ, mức độ an toàn của sản phẩm, các biện pháp bảo vệ thực vật… Yếu tố chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật, trình độ lao động của từng ngành, từng vùng, từng quốc
gia và việc nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu của mọi ngành ở bất kỳ quốc gia nào. Mặt khác, khi hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, để nâng cao sức cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp thì yếu tố chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng. Hàng hóa, dịch vụ không chỉ cần đạt tiêu chuẩn quốc gia mà phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác, việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau là một công cụ hữu ích trong cạnh tranh. Để sản phẩm được duy trì và chiếm thị phần lớn trong quá trình tiêu thụ, các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến đưa ra thị trường những loại sản phẩm khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Và đây chính là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
1.2.3.4. Thư ơ ng hiệ u
Thương hiệu là một khái niệm khá trừu tượng, nó “ vô hình “ nhưng là cái đích mà doanh nghiệp luôn muốn hướng tới.
Doanh nghiệp chỉ có được thương hiệu khi sản phẩm của mình có được lòng tin và ấn tượng tốt của khách hàng. Người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng và họ sẵn sàng trả giá cao hơn. Thương hiệu là một phương tiện giúp nhà sản xuất hay các nhà phân phối làm nổi bật tính riêng biệt cũng như ưu thế của của mình so với đối thủ cạnh tranh. Một thương hiệu thành công là một thương hiệu luôn có lượng lớn khách hàng trung thành.
Vì vậy thương hiệu có ý nghĩa to lớn đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành nói chung, hơn nữa ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hội nhập quốc tế.
1.2.3.5. Hệ số lợ i thế so sánh biểu hiện (RCA)
i i i i N X N X RCA (-1 ≤ RCA ≤ 1)
Trong đó:
Xi : là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng i. Ni : là kim ngạch nhập khẩu mặt hàng i.
Nếu RCA = -1 thì nước đó chỉ có nhập khẩu mà không xuất khẩu sản phẩm i: sản phẩm i của nước đó không có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nếu RCA = 1 thì nước đó chỉ có xuất khẩu mà không nhập khẩu sản phẩm i: sản phẩm i của nước đó có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế.
Nếu RCA < 0 thì sản phẩm i của nước đó không có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nếu RCA ≈ 0 thì tình trạng không rõ ràng.
Phương pháp đánh giá theo hệ số cạnh tranh có ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện và không cần nhiều số liệu. Tuy nhiên, hệ số này chỉ hoàn toàn dựa vào kim ngạch xuất nhập khẩu mà không tính toán tới hàng loạt các yếu tố tác động tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm như: các chính sách của Chính Phủ (thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp hỗ trợ xuất nhập khẩu…)
1.2.4. Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho ngành dược Việt Nam
1.2.4.1. Ngành dược phẩm Pháp
Pháp là nước sản xuất dược phẩm lớn nhất trong Liên minh Châu Âu (EU) với hơn 300 xí nghiệp dược phẩm các loại hoạt động trên khắp lãnh thổ nước này. Ngành dược phẩm có đóng góp quan trọng trong khoản thặng dư cán cân thanh toán 14 tỷ EURO của Pháp năm 2008. Lực lượng lao động trong ngành có trên 100.000 người và ngành dược bỏ ra 12.1% tổng số doanh thu cho hoạt động nghiên cứu, phát triển. Pháp là nước xuất khẩu dược phẩm lớn trên thế giới. Thị trường dược phẩm Pháp có giá trị khoảng 5% thị trường
toàn thế giới và hiện có tiềm năng tăng trưởng cao do sự già đi của dân số và các động lực của việc sáng chế các loại thuốc mới.
Pháp đã thu hút được một lượng đầu tư nước ngoài khá lớn vào ngành dược phẩm để tăng cường khả năng sản xuất và tiến hành xuất khẩu. Tất cả các công ty dược hàng đầu thế giới đều có mặt ở Pháp trong đó có 3 công ty nước ngoài có mặt trong danh sách 6 công ty lớn nhất tại Pháp và có tới 34 công ty nước ngoài trong số 50 công ty dược phẩm hàng đầu ở nước này. Cũng chính nhờ sự năng động của các công ty nước ngoài mà Pháp trở thành nước xuất khẩu dược phẩm lớn trên thế giới.
Pháp có một hệ thống định giá chặt chẽ nhất Châu Âu đồng thời với những biện pháp rất tốn kém cho Chính phủ để duy trì mức giá thấp hơn 15% so với tại Anh và Đức. Pháp vẫn được coi là nước có mức chi tiêu cho dược phẩm lớn nhất và thành công nhất trong việc thực hiện các chính sách tốn kém để giảm mức chi tiêu cho dược phẩm. Lĩnh vực nghiên cứu và phát triển sản phẩm có rất nhiều dấu hiệu khả quan. Theo số liệu điều tra lực lượng lao động trong ngành dược phẩm tăng gấp 3 lần trong 20 năm qua và đã tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân nước này. Hiện tại có khoảng 18% trong tổng số 100.000 ngàn lao động làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển. Đây là một con số không nhỏ thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dược phẩm ở Pháp. Trong tương lai dược phẩm vẫn sẽ là một ngành công nghiệp chủ chốt được Chính phủ đầu tư phát triển để phát huy hết tiềm lực vốn có.
Hiện nay, hầu hết các hãng dược phẩm lớn của Pháp đều đã có mặt ở thị trường Việt Nam như: Sanofi Aventis, Roussel, Pierre Faber, Le Servier...
1.2.4.2. Ngành dược phẩm Ấn Độ
Bên cạnh ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng xe hơi và công nghiệp viễn thông thì Ấn Độ còn rất nổi tiếng với ngành công nghiệp dược phẩm. Ấn Độ hiện đang nằm trong top 5 nước đứng đầu về sản xuất thuốc và đứng trong
top 20 nước đứng đầu về xuất khẩu thuốc trên thế giới. Trong giai đoạn 2002 -2012, quy mô thị trường thiết bị y tế của Ấn Độ đã tăng gấp ba lần, từ 23 tỷ USD lên 70 tỷ USD. Thị trường dược phẩm của Ấn Độ cũng trải qua một sự bùng nổ tương tự, từ 6 tỷ USD năm 2005 lên 18 tỷ USD năm 2012.
Theo thống kê sơ bộ năm 2008, Ấn Độ là nước có số lượng cơ sở sản xuất dược phẩm đứng thứ 2 sau Mỹ. Với khoảng 24.000 xí nghiệp dược phẩm ngành công nghiệp dược Ấn Độ hàng năm thu lợi khoảng 5 tỷ USD cho đất nước. Hơn thế nữa, sự hưng thịnh của ngành sản xuất, xuất khẩu dược phẩm còn có tác dụng thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất khác: tạo công ăn việc làm cho khoảng 500.000 chuyên gia hoá chất và một tỷ lao động bán hàng ăn theo các ngành dịch vụ bán hàng ở Ấn Độ cũng như ở các chi nhánh ngoại quốc. Ấn Độ hiện có khả năng sản xuất hầu hết các loại thuốc chữa bệnh và các dược liệu phục vụ cho sản xuất nhiều loại thuốc khác nhau. Ấn Độ hiện xuất khẩu nhiều nguyên liệu, bán thành phẩm để sản xuất dược phẩm, các thành phần để bào chế dược phẩm (API), công thức hoàn thiện dược phẩm (FDFs), dược phẩm sinh hóa và dịch vụ y tế ra toàn cầu. Xuất khẩu dược phẩm từ Ấn Độ đã tăng từ mức 6,23 tỷ USD trong năm 2006-2007 lên 14,6 tỷ USD trong năm tài chính 2012-2013, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm khoảng 15,2%.
Sở dĩ ngành công nghiệp Ấn Độ phát triển mạnh như hiện nay là do