Ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 63)

3.2.4.1. Nguyên li u s n xu t dư ợ c ph m ch yế u là nh p kh u

Ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam vẫn chưa phát triển do thiếu sự đồng bộ trong quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ… Các doanh nghiệp Việt Nam đang bị “lệ thuộc” nguyên liệu cho sản xuất thuốc vào các tập đoàn dược phẩm trên thế giới. Không chỉ các hoạt chất mà ngay cả tá dược, phụ gia, chất màu và ngay cả bao bì cao cấp cũng phải nhập khẩu. Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có 6 doanh nghiệp đăng

ký sản xuất hóa dược, một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp của Mekophar (TP. Hồ Chí Minh), sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn Amoxicillin và 100 tấn Ampicillin mỗi năm, và chủ yếu chỉ đủ phục vụ nhu cầu của bản thân doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh từ nguyên liệu giá rẻ của Trung Quốc và Ấn Độ.

Thuốc tân dược được sản xuất từ hai thành phần chính gồm hoạt chất dược phẩm và thành phần tá dược. Hoạt chất dược phẩm là chất hoạt tính có quyết định đối với tác dụng của mỗi loại thuốc. Tá dược là chất không hoạt tính được điều chế với mục đích làm tăng thể tích của viên thuốc giúp thuận tiện cho việc hấp thụ. Tá dược cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị cho thuốc. Hoạt chất dược phẩm của thuốc gốc thường được pháp luật bảo hộ cho đến khi bằng sáng chế hết hạn. Tá dược thường được các công ty dược phẩm giữ làm bí mật thương mại hoặc xin bảo hộ bằng sáng chế nếu có thể. Theo báo cáo của bộ y tế, do chuyên môn ngành dược phẩm vẫn còn thấp nên Việt Nam chỉ có thể sản xuất khoảng 230 loại hoạt chất dược phẩm, đa phần được bào chế đơn giản và có giá trị thấp. Còn lại đa phần các doanh nghiệp đều phải nhập khẩu.

Hình 3.14. Nh p kh u nguyên li u đ ể s n xu t dư ợ c ph m trong nư ớ c

Nguồn: Tổng cục thống kê, Cục quản lý dược

Tình trạng thiếu cung nguyên liệu sản xuất trong nước vẫn chưa được khắc phục, tốc độ tăng trưởng của nguyên liệu nhập khẩu hàng năm vẫn tăng, thậm chí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản xuất thuốc. Theo tổng cục thống kê, giá trị nguyên liệu nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2014 là 290 triêu USD, năm 2013 là 308 triệu USD tăng 18,01% so với năm 2012. Trong khi tốc độ tăng trưởng sản xuất thuốc nội địa năm 2013 so với năm 2012 là 11,4%.

Nước Kim ngạch NK

(Triệu USD)

Trung Quốc 160,4

Ấn Độ 50,8

Áo 19,3

Tây Ban Nha 14,2

Đức 8,9 Ý 6,6 Pháp 6,3 Hàn Quốc 4,3 Thụy Sĩ 4,3 Anh 3,4 Nước khác 29,9 Tổng 308,4

Hình 3.15. Th trư ờ ng nh p kh u nguyên li u dư ợ c ph m

vào Vi t Nam nă m 2013

Nguồn: VPBS, báo cáo ngành dược phẩm VN tháng 4/2014, trang 12

Nguyên liệu dược phẩm nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó, Trung quốc là nguồn cung chính chiếm 52,2% thị phần, đạt 160,4 triệu USD năm 2013 tăng 13,39% so với năm 2012. Kế đến là Ấn Độ, 50,8 triệu USD tăng 2,04% so với năm 2012. Ngoài hai thị trường chính này, nước ta nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm từ các thị trường khác như: Áo 19,3 triệu USD năm 2013, tăng 97,41% so với năm 2012 – đây là thị trường có sự tăng trưởng mạnh nhất; Tây Ban Nha 14,2 triệu USD, tăng 27,67% so với năm 2012; Đức 8,8 triệu USD, tăng 1,28% so với năm 2012; ... Như vậy, với việc nhập khẩu nguyên phụ liệu đến 90% khiến các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước gặp phải những rủi ro về nguyên liệu đầu vào như giá cả, chất lượng nguyên liệu,... Điều này làm giảm sức cạnh tranh của ngành dược phẩm nội địa.

3.2.4.2. Công nghi p ph tr

Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt có tác động trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người tiêu dùng nên dược phẩm có quy định chặt chẽ về chất lượng thuốc và thời hạn sử dụng hay còn gọi là “ tuổi thọ của thuốc “. Trong thời hạn sử dụng thuốc sẽ phát huy tốt tác dụng, nếu quá thời hạn thuốc đó có thể giảm chất lượng hoặc gây tác động xấu tới sức khỏe. Có nhiều loại thuốc dễ bị biến dạng dưới tác động của môi trường nếu không được bảo quản đúng điều kiện, vì vậy, thuốc phải được đóng bao gói đúng quy định và có kho bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn.

Bao gói là yếu tố rất quan trọng đối với các sản phẩm tân dược của các doanh nghiệp trong ngành và chất lượng bảo quản thuốc. Vì mỗi loại sản phẩm khác nhau lại cần có cách thức bảo quản khác nhau: dạng bìa, vỏ hộp nhựa, bình thủy tinh, bình nhựa...Mỗi loại cần có tiêu chuẩn để đảm bảo yêu cầu an toàn riêng của ngành y tế. Do tính chất cá biệt về mặt bao bì nên các doanh nghiệp ít có khả năng tự gia công bao bì cho sản phẩm của mình. Chính vì vậy mà thuốc tân dược phải chịu sức ép lớn từ các nhà cung cấp bao bì cho ngành tân dược. Đây cũng là một nhân tố làm giảm sức cạnh tranh của ngành.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)