Thực trạng hoạt động kinh doanh ngành dược Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 45)

Việc gia nhập WTO trong ngắn hạn sẽ tác động bất lợi đến các doanh nghiệp dược nhỏ trong nước. Tuy nhiên trong dài hạn, tham gia WTO sẽ thúc đẩy các công ty dược nội địa nâng cao công nghệ, quy mô vốn, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới để có thể cạnh tranh được với các công ty dược nước ngoài. Đồng thời, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng góp phần nâng cao vị thế ngành dược Việt Nam thông qua việc hợp tác chuyển giao công nghệ với các nước có ngành công nghiệp dược phát triển và tạo điều kiện cho người tiêu dùng sử dụng được những sản phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý.

3.1.3. Th c tr ng ho t đ ộ ng kinh doanh ngành dư ợ c Vi t Nam Vi t Nam

3.1.3.1. Đ ị nh v ngành dư ợ c ph m Vi t Nam

Theo phân loại và xếp hạng cho ngành công nghiệp dược thì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) xác định mức độ phát triển công nghiệp dược của các quốc gia theo 4 cấp độ:

 Cấp độ 1: Nước đó hoàn toàn phải nhập khẩu thuốc.

 Cấp độ 2: Sản xuất được một số thuốc generic; đa số thuốc phải nhập khẩu.

 Cấp độ 3: Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc generic; xuất khẩu được một số dược phẩm.

 Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới. Theo cách đánh giá này, hiện nay công nghiệp dược Việt Nam đang ở gần cấp độ 3, tức là “Việt Nam có công nghiệp dược nội địa; sản xuất thuốc generic; xuất khẩu được một số dược phẩm”

Theo cách đánh giá phân loại của IMS Health, Việt Nam thuộc nhóm 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển (pharmerging countries). Cách phân loại này dựa trên tiêu chí cốt lõi là tổng tiền thuốc tiêu thụ hàng năm, bên cạnh đó, IMS Health cũng sử dụng các tiêu chí tham khảo khác như mức độ năng động, tiềm năng phát triển của thị trường và khả năng thay đổi để thích nghi với các biến động về chính sách quản lý ngành dược tại các quốc gia này. Theo cách đánh giá này thì 17 quốc gia thuộc nhóm “pharmerging” được chia thành 3 nhóm nhỏ:

Nhóm 1: Trung Quốc, quốc gia này ghi nhận hơn 40 tỷ USD tổng tiền sử dụng thuốc trong năm 2013. Tăng trưởng chính chủ yếu đến từ các thuốc generic được sản xuất và tiếp thị bởi các doanh nghiệp nội địa, bên cạnh nhu cầu đối với các thuốc phát minh mới ngày càng tăng cao, đặc biệt là tại khu vực thành thị.

Nhóm 2: Brazil, Nga, Ấn Độ. Nhóm quốc gia này ghi nhận tổng tiền sử dụng thuốc từ 5 – 15 tỷ USD trong năm 2013. Brazil và Nga đang đạt được mức tăng trưởng “hai con số” trong các năm gần đây, trong khi Ấn Độ ghi nhận sự nổi lên của nhóm dân cư thuộc tầng lớp trung lưu với sự cải thiện đáng kể của hệ thống cơ sở hạ tầng y tế và nhận thức về chăm sóc sức khỏe.

Nhóm 3: Gồm 13 quốc gia: Venezuela, Ba Lan, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Việt Nam, Nam Phi, Thái Lan, Indonesia, Rumani, Ai Cập, Pakistan và Ucraina. Các quốc gia này ghi nhận tổng tiền thuốc sử dụng từ 1 –

5 tỷ USD trong năm 2013. Nhóm này cũng có mức tăng trưởng nhanh nhất trong 3 nhóm, có thể đến 20%/năm với sự linh hoạt và chủ động thay đổi để thích nghi với các biến động trong chính sách, vốn chưa được hoàn thiện của cơ quan quản lý sở tại.

3.1.3.2. Quy mô ngành dư ợ c ph m Vi t Nam

* Cơ cấu doanh nghiệp sản xuất:

Các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có tuổi đời khá trẻ so với thế giới và chỉ thực sự phát triển từ sau năm 1990. Do đó, ảnh hưởng từ giai đoạn chiến tranh kéo dài và thời kỳ bao cấp khó khăn vẫn còn hiện hữu. Việc mỗi tỉnh thành phố đều có ít nhất một doanh nghiệp dược nhà nước (hoặc có gốc nhà nước) phụ trách cả sản xuất và phân phối dược phẩm là một trong những hệ quả để lại từ thời bao cấp.

Theo số liệu của cục quản lý dược, tính cuối năm 2013, Việt Nam có 197 công ty sản xuất thuốc, trong đó có 117 công ty sản xuất thuốc tân dược (chiếm 59,3%).

Hình 3.1: Cơ c u doanh nghi p s n xu t dư ợ c ph m

Nguồn: Cục quản lý dược

Thị trường tân dược chiếm hơn 90% cơ cấu giá trị toàn ngành. “Hầu hết các doanh nghiệp này đều tập trung sản xuất các loại thuốc phổ biến thông

thường trong khi các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị yêu cầu kỹ thuật bào chế hiện đại lại không được quan tâm. Do đó, xảy ra tình trạng sản xuất chồng chéo, tranh giành một phân khúc thị trường nhỏ giữa hầu hết các doanh nghiệp nội địa. Phân khúc thuốc đặc trị, chuyên khoa với giá trị cao lại do các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh”. (FPTS, 2014, trang 18)

Ngoài các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất trong nước, ngành dược phẩm có một số doanh nghiệp sản xuất theo hình thức gia công, nhượng quyền.

- Gia công: Theo định nghĩa của Bộ Y tế Việt Nam, gia công là thực hiện gia công một, một số hoặc toàn bộ công đoạn của quá trình sản xuất thuốc (nhận nguyên liệu, công đoạn chế biến, đóng gói kể cả đóng gói vào bao bì cuối cùng và dán nhãn).

Đây là hình thức sản xuất khá phổ biến tại Việt Nam. Doanh thu từ loại hình sản xuất này thường được ghi nhận trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp dưới dạng doanh thu từ cung cấp dịch vụ, doanh thu khác… và thường chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu doanh thu. Chất lượng sản phẩm trong hoạt động gia công thường có sự biến động rất lớn và phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu của bên đặt gia công. Biên lợi nhuận của hoạt động gia công dao động trong khoảng 1% – 10% tùy theo mức độ phức tạp.

- Sản xuất nhượng quyền: Đây là một hình thức gia công cao cấp, trong đó, đơn vị nhượng quyền sản xuất thường là các tập đoàn dược phẩm lớn nước ngoài, mục đích là muốn sản xuất các loại thuốc của họ ngay tại thị trường Việt Nam với chi phí thấp hơn so với thuốc nhập khẩu, phù hợp với mặt bằng giá cả tại Việt Nam và vẫn đảm bảo được chất lượng hiệu quả như thuốc nguyên bản.

Doanh nghiệp sản xuất nhượng quyền phải đáp ứng các yêu cầu về nhà máy, trình độ sản xuất, bảo quản… Tập đoàn nhượng quyền sẽ chuyển giao toàn bộ bí quyết công nghệ sản xuất cho doanh nghiệp (phải ký hợp đồng bảo

mật). Giá thành các dược phẩm nhượng quyền sẽ thấp hơn khoảng 30% so với dược phẩm gốc. Điểm khác biệt lớn nhất giữa thuốc gia công và thuốc sản xuất nhượng quyền là chất lượng dược phẩm. Một số các doanh nghiệp đang có hoạt động sản xuất nhượng quyền mạnh tại Việt Nam: Imexpharm, Pymerpharco, Savipharm, Bidiphar, OPV... (FPTS,2014)

Tóm lại, hiện tại cơ cấu ngành dược chia ra sản xuất hai nhóm sản phẩm chính là thuốc đông dược và tân dược, trong đó tân dược chiếm khoảng 90% cơ cấu toàn ngành. Ngoài hình thức trực tiếp sản xuất nhằm cung cấp nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu thì một số doanh nghiệp sử dụng phương thức sản xuất gia công và nhượng quyền nhằm tận dụng tốt những thời cơ, tiếp nhận công nghệ sản xuất phục vụ phát triển doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành nói chung.

* Tình hình sản xuất thuốc

Ngành công nghiệp dược Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng của sản xuất thuốc trong nước khá cao, từ 475,4 triệu USD năm 2006 lên 919,04 triệu USD năm 2010 , đến năm 2013 trị giá sản xuất thuốc trong nước đạt 1,3 tỷ USD đáp ứng khoảng 48% nhu cầu sử dụng nội địa.

Hình 3.2. Tr giá s n xu t thu c trong nư ớ c và t c đ ộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tă ng trư ở ng t nă m 2006 - 2013

Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam, VPBS

Như vậy, có thể thấy rằng sản xuất thuốc trong nước có mức tăng trưởng khá ấn tượng trung bình 16,2%/năm từ 2006 – 2013. Cụ thể, tăng trưởng năm 2006 đạt 20,3 % so với năm 2005, 2007 là 26,5 %. Tốc độ tăng trưởng này là khá cao, tuy nhiên từ năm 2008 đến năm 2010 tốc độ tăng trưởng sản xuất thuốc trong nước giảm xuống chỉ tăng 19% năm 2008, 16,2% năm 2009 và 10,5% năm 2010. Nguyên nhân có thể kể đến là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và sự phụ thuộc quá lớn của doanh nghiệp sản xuất dược đối với nguyên phụ liệu nhập khẩu (đến 90%). Mặt khác, do việc thực hiện lộ trình mở cửa của ngành theo cam kết WTO, từ năm 2009 mức thuế trung bình giảm xuống còn 2,5% so với trước đây là 5%, doanh nghiệp dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài được trực tiếp xuất nhập khẩu dược phẩm thay vì ủy nhiệm như trước đây. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu dược phẩm dễ dàng hơn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất trong nước.

Bước sang năm 2011, tốc độ tăng trưởng sản xuất trong nước tăng 21% so với năm 2010. Đạt được kết quả này là do sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Năm 2012, 2013 mặc dù giá trị sản xuất trong nước vẫn tăng nhưng tốc độ tăng trưởng sản xuất giảm, chỉ 4,9% năm 2012 và 11,4% năm 2013. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng của ngành qua các năm có sự chênh lệch tương đối lớn như vậy chủ yếu là do việc sản xuất của ngành vẫn chưa ổn định trong khi nhu cầu về sản phẩm chữa bệnh chất lượng ngày càng cao, xã hội phát triển phát sinh nhiều loại bệnh mới.

Công nghiệp dược bao gồm hai mảng chính có quan hệ mật thiết với nhau đó là công nghiệp sản xuất hóa dược và công nghiệp bào chế. Công nghiệp hóa dược sản xuất ra tất cả các loại nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp bào chế thuốc như các hoạt chất (các chất có tác dụng trị bệnh), các loại tá dược và các loại phụ gia. Do việc phát triển hai mảng này chưa cân đối, chỉ chú trọng tới mảng bào chế, không chú trọng đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu nên các doanh nghiệp dược Việt Nam chưa tự chủ được nguyên liệu sản xuất thuốc.

Theo ông Trần Đức Chính, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam (VNPCA), hiện Việt Nam có 130 doanh nghiệp dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP- WHO. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này mới chỉ vận hành khoảng 50% công suất thiết kế và chủ yếu tập trung vào các loại thuốc thông thường: kháng sinh, hạ nhiệt giảm đau, ít sản xuất thuốc chuyên khoa đặc trị như ung thư, tim mạch, huyết áp, thần kinh…

Điều đó dẫn đến quy mô ngành công nghiệp hóa dược Việt Nam còn nhỏ bé, chủng loại sản phẩm nghèo nàn. Giá trị sản phẩm của ngành hóa dược còn thấp, sử dụng công nghệ kỹ thuật lạc hậu, chậm phát triển, sản lượng của một số sản phẩm hóa dược có chiều hướng ngày càng giảm sút, phát triển không cân đối, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của công nghiệp bào chế dược phẩm.

Xét về mặt phân phối, sản phẩm thuốc tân dược sau khi sản xuất ra chủ yếu phục vụ trong nước, một phần nhỏ để xuất khẩu. Tại thị trường nội địa thì tân dược đến được tay người bệnh viện thông qua hai con đường là kênh bệnh viện và kênh quầy thuốc. Tỷ lệ cơ cấu tiêu thụ được thể hiện qua hình sau:

Hình 3.3. Cơ c u tiêu th hàng dư ợ c ph m s n xu t trong nư ớ c nă m 2013

Nguồn: VietinbankSc,báo cáo phân tích ngành dược thàng 2/2014, tr 16

Như vậy, tại thị trường trong nước thì lượng thuốc tiêu dùng phần lớn được phân phối thông qua kênh bệnh viện. Nguyên nhân là do ý thức bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng cao, bệnh nhân sẽ tìm đến những cơ sở có uy tín để khám chữa bệnh và mua thuốc.

* Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng:

Mặc dù Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người chưa cao nhưng ý thức bảo vệ sức khỏa vẫn rất lớn. Thể hiện qua tổng giá trị tiền thuốc được sử dụng qua các năm như sau:

Hình 3.4. T ng giá tr thu c s d ng và t c đ ộ tă ng trư ở ng

ngành dư ợ c ph m t 2006 – 2014

Nguồn: Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam, Tổng cục thống kê

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tăng dần qua các năm, ước tính đạt 3,9 tỷ USD năm 2014, gấp 4 lần so với năm 2006, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 19%/năm giai đoạn 2006-2014. Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế. Theo báo cáo của Business Monitor International (BMI), Việt Nam xếp thứ 13/175 thế giới về tốc độ tăng trưởng ngành dược, dự báo doanh thu ngành dược sẽ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 17,1% giai đoạn 2013-2017, có khả năng đạt 6,2 tỷ USD năm 2017. Điều này cho thấy thị trường dược phẩm nội địa sẽ là một thị trường tiềm năng, các doanh nghiệp nội địa nên nắm vững cơ hội phát triển tránh tình trạng bị chèn ép bởi các doanh nghiệp nước ngoài..

Mặc dù tổng tiêu dùng thuốc không ngừng gia tăng nhưng cơ cấu phân phối theo khu vực địa lý lại không cân đối. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai khu vực chính tiêu thụ thuốc của cả nước, chiếm 73% giá trị năm 2013.

Hình 3.5. Cơ c u tiêu dùng thu c theo khu v c đ ị a lý

Nguồn: Cục quản lý dược

Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường trọng điểm với lượng tiêu thụ lên tới 52% giá trị thuốc sử dụng cả nước. Hà Nội chỉ chiếm 21% thị phần. Các tỉnh, thành phố khác chỉ chiếm 27% thị phần. Sở dĩ như vậy là do TP.Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn của cả nước, mật độ dân cư đông đúc. Mặt khác, do sự chênh lệch về thu nhập, dân cư ở hai thành phố này có thu nhập bình quân cao hơn nên việc chi tiêu cho y tế có xu hướng hướng tới những sản phẩm có chất lượng cao. Vùng nông thôn thường có xu hướng hướng tới những sản phẩm đông y truyền thống.

3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh ngành dƣợc phẩm Việt Nam

Để đánh giá, phân tích năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm Việt Nam, ngoài phương pháp đánh giá thông qua các chỉ tiêu được trình bày ở

phần sau còn cần phân tích những nhân tố tác động tổng hợp lên năng lực cạnh tranh của ngành. Căn cứ vào mô hình kim cương của Porter – Dunning, tác giả đưa ra các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành dược phẩm đó là: nhu cầu tiêu dùng thuốc, Hệ thống phân phối, điều kiện về yếu tố đầu vào sản xuất, các ngành hỗ trợ và liên quan, đầu tư trực tiếp nước ngoài, vai trò của nhà nước.

3.2.1. Nhu c u tiêu dùng thu c

Nhu cầu tiêu dùng dược phẩm ngày càng tăng và tập trung vào sản phẩm có chất lượng cao.

Hình 3.6. Chi tiêu ti n thu c bình quân đ ầ u ngư ờ i giai

đ o n 2006 - 2013

Nguồn: FPTS, tháng 4/2014, trang 13

Mặc dù mức chi tiêu tiền thuốc bình quân của Việt Nam còn thấp so với các nước trên thế giới nhưng do đây là mặt hàng thiết yếu không thể thay thế nên chi tiêu cho dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, đặc biệt là thuốc sẽ không ngừng tăng lên. Theo ước tính của Business Moniter International, chi tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiền thuốc bình quân một người ở Việt Nam sẽ tăng lên 57 USD năm 2017 và 85 USD năm 2020.

Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm tiếp theo ổn định trung bình 6%/năm, dân số sẽ đạt 95 triệu người năm 2017. Việc gia tăng dân số và thu nhập của người dân tăng lên sẽ thúc đẩy chi tiêu cho dược phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao, an toàn sẽ được thị trường hướng tới. Với đặc điểm này sẽ tạo điều kiện cho ngành dược Việt

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 45)