Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 87)

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đối với ngành dược phẩm, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh kết hợp phân tích SWOT có thể nhận thấy rằng:

- Năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm Việt Nam trên thị trường nội địa còn thấp thể hiện qua thị phần tiêu thụ. Với thói quen tiêu dùng ưa chuộng hàng ngoại khiến ngành dược phẩm nội địa gặp không ít khó khăn. Sản phẩm trong nước có giá rẻ hơn sản phẩm nhập khẩu cùng loại, chất lượng cũng được nâng cao nhưng chủng loại không phong phú. Sản phẩm sản xuất ra vẫn chỉ tập trung vào dòng generic với các loại thuốc thông thường có giá trị không cao, ít thuốc đặc trị. Mặt khác, do nguyên liệu phục vụ sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu (đến 90%) khiến ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước gặp nhiều rủi ro về giá, chất lượng, tỷ giá, ... Trong tương lai, với mức thu nhập bình quân đầu người thấp, thuốc generic vẫn là một thị trường lớn ở Việt Nam, đạt mức tăng trưởng cao. Các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng, đầu tư công nghệ sản xuất những loại thuốc generic đặc trị có chất lượng và giá trị cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành.

- Nạn thuốc giả, thuốc nhái vẫn tồn tại ảnh hưởng đến niềm tin người tiêu dùng. Từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành.

- Dược phẩm Việt Nam vẫn là một ngành công nghiệp non trẻ, kim ngạch xuất khẩu vẫn thấp. Hệ số lợi thế so sánh biểu hiện có giá trị âm lớn cho thấy sự phụ thuộc của thị trường vào hàng nhập khẩu.

- Thương hiệu thuốc Việt Nam mặc dù chưa cao nhưng cũng đang từng bước định vị trên thị trường. Điển hình là một số thương hiệu lớn như: Dược Hậu Giang (DHG), Imexpharma (IMP), Domesco (DMC), dược Cửu Long (DCL), ...

- Rào cản gia nhập ngành dược phẩm tương đối cao do phải đáp ứng những tiêu chuẩn của chính phủ và WHO. Các doanh nghiệp nước ngoài với

công nghệ sản xuất hiện đại hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe trong ngành dược phẩm. Cộng thêm việc cắt giảm các hàng rào thương mại, mở cửa thị trường theo cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành dược nước ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ gia nhập ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

- Năng lực cạnh tranh của ngành dược phẩm Việt Nam đạt được chưa tương xứng với nguồn lực tiềm năng.

Tóm lại, ngành dược phẩm Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn sau khi Việt Nam là thành viên của WTO. Mặc dù hiện tại năng lực cạnh tranh của ngành còn thấp nhưng ngành đã có những biến chuyển nhất định trong thời gan qua. Hiện tại ngành đã có thể sản xuất được một số chủng loại thuốc generic và đang hướng tới xuất khẩu. Theo đánh giá của WHO thì ngành đang đứng ở cấp độ 3/4 cấp độ đánh giá cho ngành công nghiệp dược. Với chính sách phát triển ngành đồng bộ thì ngành hoàn toàn có thể đứng vững trên thị trường nội địa, thể hiện cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

CHƢƠNG 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DƢỢC PHẨM VIỆT NAM

4.1. Định hƣớng phát triển ngành dƣợc phẩm

4.1.1. Quan đ i m, m c tiêu phát tri n c a ngành dư ợ c ph m Vi t Nam ph m Vi t Nam

Ngày 10/01/2014 Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định phê duyệt chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 với các nội dung sau:

4.1.1.1. Quan đ i m phát tri n

- Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lượng bảo đảm, giá hợp lý; phù hợp với cơ cấu bệnh tật, đáp ứng kịp thời yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác.

- Xây dựng nền công nghiệp dược, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lượng, giá hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu; phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu.

- Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới; phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.

- Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động dược lâm sàng và cảnh giác dược.

- Quản lý chặt chẽ, hiệu quả các khâu từ sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối đến sử dụng thuốc.

4.1.1.2. M c tiêu phát tri n

* Mục tiêu chung:

Cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Chú trọng cung ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa.

* Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- 100% thuốc được cung ứng kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh. - Phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%; vắc xin sản xuất trong nước đáp ứng 100% nhu cầu cho tiêm chủng mở rộng và 30% nhu cầu cho tiêm chủng dịch vụ.

- Phấn đấu có 40% thuốc generic sản xuất trong nước và nhập khẩu có số đăng ký lưu hành được đánh giá tương đương sinh học và sinh khả dụng.

- 100% cơ sở kinh doanh thuốc thuộc hệ thống phân phối thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt, 50% cơ sở kiểm nghiệm và 100% cơ sở kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế đạt tiêu chuẩn thực hành tốt.

-50% bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương có bộ phận dược lâm sàng, 50% bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện tư nhân có hoạt động dược lâm sàng.

- Đạt tỷ lệ 2,5 dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ lâm sàng chiếm 30%. - Mục tiêu định hướng đến năm 2030: Thuốc sản xuất trong nước cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng, sản xuất được thuốc chuyên khoa đặc trị, chủ

động sản xuất vắc xin, sinh phẩm cho phòng chống dịch bệnh, sản xuất được nguyên liệu làm thuốc. Hệ thống kiểm nghiệm, phân phối thuốc, công tác dược lâm sàng, thông tin thuốc ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực.

4.1.2. Nh ng d báo trong th i gian t i (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dược phẩm chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó dân số và thu nhập của người dân là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng của ngành và tiền thuốc bình quân đầu người.

Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay dân số Việt Nam có trên 90 triệu người và chắc chắn nhu cầu chữa bệnh và phòng bệnh của người dân sẽ tăng lên. Sự gia tăng về dân số cũng như nhu cầu sẽ khiến Việt Nam trở thành một thị trường giàu tiềm năng. Mặt khác cùng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí được nâng cao kéo theo đó là sự hiểu biết về các mặt hàng dược phẩm cũng được nâng lên một cách nhanh chóng. Mặc dù, đơn thuốc do bác sĩ kê đơn tuy nhiên khi trình độ dân trí được nâng lên người tiêu dùng đã có thể nhận thức được đầy đủ về các loại dược phẩm. Như vậy, Việt Nam có thể coi là một thị trường đầy tiềm năng đối với hàng hóa nói chung và nhu cầu dược phẩm nói riêng.

Trong thời gian tới khi đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được quan tâm hơn. Với nhu cầu sử dụng dược phẩm như vậy trên quy mô dân số tương đối lớn dược nội địa sẽ phải tìm cách đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng này. Sự gia tăng về tiền thuốc bình quân đầu người cũng có nghĩa là nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu về dược phẩm của người dân cũng ngày một lớn. Với một thị trường tương đối lớn và giàu tiềm năng như vậy, dược nội địa cũng phải chú ý đến sự xâm chiếm thị trường từ bên ngoài. Dược nước ngoài luôn biết tận dụng thời cơ lấn sâu vào thị trường đang lên. Bởi dược phẩm là một mặt hàng mà bất cứ giai đoạn nào, thời kỳ nào con người cũng cần đến.

4.2. Giải pháp

Thông qua phân tích năng lực cạnh tranh của ngành và phân tích SWOT ở trên, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp như sau:

4.2.1. Gi i pháp nâng cao th ph n

- Xây dựng hệ thống phân phối tại vùng nông thôn: Như phân tích ở trên thì cơ cấu phân phối thuốc chủ yếu tập trung ở thành thị. Đối với vùng nông thôn do thu nhập thấp cơ hội tiếp xúc với những dịch vụ y tế, sản phẩm dược chất lượng là hạn chế. Hiện tại, sản phẩm dược nội đia sẽ dễ tiếp cận vùng nông thôn hơn do lợi thế về giá cả và sự phù hợp về cơ địa người Việt Nam. Để tăng thị phần toàn ngành thì việc tiếp cận, mở rộng phân phối tại các vùng nông thôn là một hướng đi cần được các doanh nghiệp quan tâm.

- Thay đổi thói quen kê đơn của bác sĩ: Do số lượng và giá phân phối thuốc thông qua các bệnh viện và bác sĩ tại gia tương đối lớn nên việc phân phối thuốc qua kênh này cần được quan tâm. Đối với thói quen kê đơn của bác sĩ (chủ yếu kê đơn thuốc ngoại), doanh nghiệp trong nước cần có những phương thức giới thiệu sản phẩm tốt hơn, phân chia hoa hồng hợp lý để thay đổi những thói quen này.

4.2.2. Gi i pháp nâng cao ch t lư ợ ng s n ph m

Thứ nhất: dựa trên điểm mạnh là dược phẩm nội địa có lợi thế về sự

hiểu biết về cơ địa của người dân Việt Nam. Mặc dù các sản phẩm nước ngoài có ưu thế rất lớn về chất lượng sản phẩm, tuy nhiên các loại dược phẩm này lại khó điều chỉnh cho hợp với cơ địa của người Việt Nam. Chính vì vậy, các nhà sản xuất cần nhanh chóng sản xuất và cải tiến các loại thuốc phù hợp với người Việt Nam. Để có thể thực hiện được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động hơn trong việc điều tra đặc điểm nhu cầu cũng như mặt sinh lý của người dân. Đồng thời việc đầu tư cho nghiên cứu sản phẩm cũng là

điều mà các doanh nghiệp sản xuất dược cần chú ý. Hiện nay công tác R&D của các doanh nghiệp trong nước còn chưa thực sực được chú trọng. Chính vì vậy đây là một nhiệm vụ cấp thiết đối với các doanh nghiệp nếu như muốn cạnh tranh được trên thị trường.

Thứ hai: đưa ngành dược Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp

thực sự, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy thì cần phải tiến hành quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành dược, mà yếu tố vốn sẽ là yếu tố quyết định. Các doanh nghiệp cần phải tăng cường tích lũy, đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các trang thiết bị kỹ thuật cùng với việc hoàn thiện và nâng cao trình độ sản xuất của dược phẩm trong nước. Trang thiết bị kỹ thuật luôn đóng một vai trò rất quan trọng đối với dược phẩm nhất là khi sự cạnh tranh ngày càng mạnh. Các doanh nghiệp cần phải đầu tư theo chiều sâu, từ đó tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sử dụng nguồn vốn của mình để có thể tập trung cho một dòng sản phẩm cụ thể có chất lượng, và từng bước chiếm lĩnh thị trường.

Thứ ba: vấn đề nguồn nhân lực luôn là điểm yếu của ngành dược Việt

Nam. Con người luôn là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, nhất là một ngành nghề đòi hỏi hàm lượng chất xám và công nghệ cao như ngành sản xuất dược phẩm. Công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có thể tiếp thu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất công nghệ kỹ thuật hiện đại trên thế giới cần phải được tập trung giải quyết. Khi có một đội ngũ nhân lực về chất lượng sẽ tạo đà cho việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Trong đó cần chú ý đến các bộ phận sau:

+ Cán bộ quản lý: họ chính là người quyết định hướng đi cho doanh nghiệp. Toàn bộ những giải pháp phát triển doanh nghiệp có được thực hiện thành công hay không là do bộ phận này quyết định. Muốn doanh nghiệp phát

triển được thì người lãnh đạo doanh nghiệp phải nắm được xu hướng của thị trường, từ đó đưa ra những hướng đi cụ thể và đúng đắn. Vì vậy, cần tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý trẻ, có năng lực, có sáng tạo thực hiện hoạt động quản lý kinh doanh.

+ Lực lượng trong sản xuất: là những người giữ vai trò quyết định tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, độ ổn định cao hay không. Việc sản xuất ra một mặt hàng sản phẩm phải trải qua một giai đoạn khá dài: từ công thức bào chế đến thành phẩm. Người thực hiện việc sản xuất đều phải là những người được đào tạo trong ngành dược. Bên cạnh đó dược phẩm là một mặt hàng mà tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Chính vì thế người sản xuất phải được đào tạo và củng cố về kiến thức để có thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Các doanh nghiệp nên thường xuyên giúp cho những người công nhân trực tiếp sản xuất nâng cao trình độ tay nghề có như vậy họ mới có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất từ đó làm tăng chất lượng dược phẩm làm ra. Đặc biệt, để có thể có đội ngũ sản xuất có chất lượng cao, ngoài công tác đào tạo còn phải có chế độ kiểm tra giám sát chặt chẽ đội ngũ lao động, đưa họ vào nề nếp hoạt động sản xuất theo một trật tự đảm bảo các quy trình chất lượng.

+ Đối với các cán bộ nghiên cứu: đây sẽ là đội ngũ chính ảnh hưởng tới sự phát triển của sản phẩm. Việc nghiên cứu sản phẩm mới, các nhân tố cải thiện chất lượng sản phẩm sẽ giúp sản phẩm đứng vững được trên thị trường. Nhất là khi chúng ta gia nhập WTO, dược phẩm nước ngoài tràn vào thị trường Việt Nam, sự cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Yếu tố quyết định trong ngành dược phẩm đó chính là công thức bào chế điều này sẽ do dược sĩ đảm nhận.

Dược nội địa muốn phát triển được thì cần có đội ngũ dược sĩ có trình độ cao. Chính vì vậy mà việc đầu tư cho nguồn nhân lực có trình độ cao chính là yếu tố quyết định tương lai của dược trong nước. Một yếu tố quan trọng mà

dược phẩm cần phải chú ý đó là chính sách đãi ngộ nhân tài. Các doanh nghiệp dược nước ngoài thường có chế độ ưu đãi hết sức hấp dẫn, chính vì vậy mà hầu hết nguồn nhân lực có chất lượng cao thường rơi vào tay các công ty dược phẩm nước ngoài. Ngay từ bây giờ dược trong nước cần có chiến lược cụ thể cho việc thu hút cũng như chế độ đãi ngộ cho bộ phận nhân lực có chất lượng cao này. Điều này chắc chắn sẽ giúp dược nội địa tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Thứ tƣ: đầu tư đúng mức cho việc nghiên cứu sản xuất các loại thuốc

đặc trị để có thể cạnh tranh với các loại thuốc nhập khẩu hiện nay. Ngành đã có thể tự sản xuất ra được một số dược phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và cũng đã có xuất khẩu ra nước ngoài, tuy nhiên phần lớn các loại thuốc đặc trị vẫn phải nhập từ nước ngoài. Như vậy, chúng ta cần khắc phục tình trạng này bằng cách cần có chiến lược đầu tư cho công tác nghiên cứu các loại thuốc

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 87)