Nhu cầu tiêu dùng thuốc

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 55)

Nhu cầu tiêu dùng dược phẩm ngày càng tăng và tập trung vào sản phẩm có chất lượng cao.

Hình 3.6. Chi tiêu ti n thu c bình quân đ ầ u ngư ờ i giai

đ o n 2006 - 2013

Nguồn: FPTS, tháng 4/2014, trang 13

Mặc dù mức chi tiêu tiền thuốc bình quân của Việt Nam còn thấp so với các nước trên thế giới nhưng do đây là mặt hàng thiết yếu không thể thay thế nên chi tiêu cho dịch vụ y tế, khám chữa bệnh, đặc biệt là thuốc sẽ không ngừng tăng lên. Theo ước tính của Business Moniter International, chi tiêu

tiền thuốc bình quân một người ở Việt Nam sẽ tăng lên 57 USD năm 2017 và 85 USD năm 2020.

Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong những năm tiếp theo ổn định trung bình 6%/năm, dân số sẽ đạt 95 triệu người năm 2017. Việc gia tăng dân số và thu nhập của người dân tăng lên sẽ thúc đẩy chi tiêu cho dược phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao, an toàn sẽ được thị trường hướng tới. Với đặc điểm này sẽ tạo điều kiện cho ngành dược Việt Nam có được bước đi đúng đắn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

3.2.2. H th ng phân ph i

Hệ thống phân phối dược phẩm tại Việt Nam lại khá đặc thù với cấu trúc phức tạp và sự tham gia của nhiều thành phần như doanh nghiệp chuyên phân phối, doanh nghiệp vừa sản xuất vừa phân phối, hệ thống chợ sỉ, hệ thống bệnh viện, nhà thuốc, phòng khám tư nhân.

Thuốc tân dược có một mạng lưới phân phối rộng khắp. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành dược phẩm cả doanh nghiệp sản xuất cũng như doanh nghiệp nhập khẩu đều xây dựng hệ thống phân phối thông qua hai kênh chính là kênh bán hàng thông qua hệ thống điều trị (ETC) và kênh thông qua nhà thuốc (kênh thuốc không kê đơn – OTC).

- Kênh bán hàng qua hệ thống điều trị (ETC)

Hệ thống điều trị bao gồm các bệnh viện, các cơ sở điều trị tại các cấp. Đây là kênh được các doanh nghiệp dược phẩm chú ý đến do đây là kênh mang lại biên lợi nhuận cao và duy trì được sự ổn định. Hơn nữa, ETC còn là kênh quảng bá hiệu quả, nhanh chóng va mức độ lan tỏa nhanh nhất nếu được các bác sĩ điều trị kê toa.

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Bệnh viện 903 956 974 1002 1030 1040 1042 1069

Phòng khám đa khoa khu vực 847 829 781 682 622 620 631 636

Bệnh viện điều dưỡng và

phục hồi chức năng 51 51 40 43 44 59 59 60

Trạm y tế xã, phường 10672 10851 10917 10979 11028 11047 11049 11055

Trạm y tế của cơ quan 710 710 710 710 710 710 710 710

Các cơ sở khác 49 41 38 34 33 30 32 32

Tổng 13232 13438 13460 13450 13467 13506 13523 13562

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Kênh bệnh viện là kênh tiêu thụ số lượng cũng như giá trị thuốc lớn nhất (chiếm đến 70% tổng dung lượng thị trường). Chính vì vậy, hệ thống các bênh viện, phòng khám, trạm y tế được bộ y tế quan tâm đầu tư và kiểm soát chặt chẽ. Các cơ sở này không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

- Kênh thuốc không kê đơn (OTC)

Kênh phân phối OTC là kênh phân phối phổ biến nhất tại Việt Nam do thói quen sử dụng thuốc của đại bộ phận người dân. Khi người dân bị mắc bệnh đặc biệt là các bệnh thông thường thì sự lựa chọn hàng đầu vẫn là các nhà thuốc tây bởi tâm lý e ngại khi đến các cơ sở y tế phải chờ đợi và khó chịu do thái độ phục vụ của một số y bác sĩ. Bên cạnh đó, các cơ sở khám chữa bệnh chưa được tư nhân hóa rộng rãi mà chủ yếu việc chăm sóc sức khỏe phụ thuộc vào hệ thống cơ sở y tế của nhà nước, trong khi hệ thống này có nhiều vấn đề bất cập khiến nguời dân tin tưởng vào tư vấn của dược sĩ tại nhà bán thuốc.

Theo số liệu của tổng cục thống kê năm 2013, cả nước có 30,4 nghìn dược sĩ (dược sĩ cao cấp/trung cấp/dược tá). Theo quy định hiện hành, chủ một cơ sở buôn

bán thuốc Tân dược tối thiểu phải có trình độ dược tá, do đó tại Việt Nam đang có ít nhất khoảng 30,4 nghìn hiệu thuốc, trung bình khoảng 2960 người/1 nhà thuốc.

Nhận thấy tầm quan trọng của kênh nhà thuốc, nhiều doanh nghiệp trong nước đã đầu tư xây dựng các chuỗi nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP với các ưu điểm như:

+ Đảm bảo về chất lượng do dược phẩm có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. + Giá cả được thống nhất và cạnh tranh.

+ Người mua được tư vấn dùng thuốc có hiệu quả nhờ trình độ của các dược sĩ thống nhất theo tiêu chuẩn GPP chung của chuỗi nhà thuốc.

Ngoài các nhà thuốc, một lượng thuốc không nhỏ cũng được tiêu thụ qua các phòng khám tư nhân. Các phòng khám thường tập trung tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, số lượng các phòng khám không ngừng gia tăng qua các năm. Do đa số các bác sĩ làm việc tại bệnh viện đều có phòng khám riêng để tiếp tục hoạt động sau giờ làm việc, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân là rất lớn trong khi khả năng đáp ứng và chất lượng phục vụ tại các bệnh viện công chưa thể đáp ứng đầy đủ, trong khi các bệnh viện tư chưa tạo được lòng tin. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, thông qua hai kênh phân phối chính thuốc tân dược sẽ đến được tay bệnh nhân. Nắm được đặc điểm, yêu cầu của hai kênh phân phối này sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước tăng doanh thu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh toàn ngành.

3.2.3. Các điều kiện về yếu tố đầu vào sản xuất

3.2.3.1. Trình đ ộ v công ngh th p

Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc tại Việt Nam còn thấp và chưa được đầu tư đúng đắn, đang diến ra tình trạng đầu tư dây truyền trùng lặp nhau trong ngành dược.

Phần lớn các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm chưa thực sự có nguồn vốn lớn do đó máy móc, thiết bị sản xuất vẫn còn khá lạc hậu, nhiều loại sản phẩm chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn GMP. Mặc dù Nhà nước đã quan tâm đầu tư và coi dược phẩm là ngành cần phát triển nhưng sự đầu tư còn giàn trải, thiếu tập trung dẫn đến lãng phí nguồn lực. Đồng thời, các doanh nghiệp dược Việt Nam vẫn mắc phải một vấn đề lớn đó chính là cơ cấu đầu tư sản xuất chưa hợp lý. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của ngành. Sự bất hợp lý được thể hiện ở chỗ các dây truyền sản xuất thuốc đặc trị và giá trị cao vẫn chưa thực sự được chú ý. Việc sản xuất tập trung chủ yếu vào các loại dược phẩm thông dụng. Điều này thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 3.7. Cơ c u đ ầ u tư cho dây truy n s n xu t

Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam

Như biểu đồ trên, ta thấy rằng, các loại thuốc tiêm, dịch truyền đem lại lợi nhuận cao nhưng đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật và dây truyền hiện đại vẫn chưa thực sự được chú ý đúng mức chỉ chiếm 10%. Ngược lại đối với các loại dược phẩm thông thường thì giá trị cũng như lợi nhuận đem lại không cao lại được đầu tư tương đối lớn. Sự chênh lệch này có ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất dược phẩm trong nước. Đồng thời với lợi nhuận đem lại từ việc kinh doanh

4% 5% 7% 8% 10% 15% 51% Dịch truyền Thuốc nhỏ mắtt Thuốc tiêm Thuốc nước Thuốc nang mềm Thuốc kem dùng ngoài Thuốc viên thông thường

các loại thuốc thông thường sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng tích lũy vốn đầu tư của doanh nghiệp. Kết quả của sự đầu tư không hiệu quả này là sự mất cân đối trong việc cung cấp các loại thuốc trên thị trường. Việc đầu tư tập trung vào các loại thuốc thông thường và nhái mẫu mã dẫn đến đầu tư trùng lắp, đạp giá nhau trên thị trường. Hơn nữa, nó cũng tạo ra sức ép giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại mặt hàng tương tự nhau. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của ngành dược nội địa.

Luật sở hữu trí tuệ cũng hạn chế các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với công nghệ sản xuất thuốc mới. Nước ta có tỷ lệ vi phạm bản quyền cao nên hạn chế các công ty dược nước ngoài muốn chuyển giao công nghệ theo hình thức chuyển nhượng. Chiến lược phát triển ngành dược là tiến tới chủ động sản xuất thuốc ở trong nước và đưa công nghệ hoá dược của Việt Nam đạt trình độ tương đương với các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua phát triển công nghệ chế biến và sản xuất thuốc đặc biệt thuốc nguồn gốc từ dược liệu, kết hợp với nhập khẩu công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài để sản xuất nguyên liệu hoá dược. Đẩy mạnh phát triển nghiên cứu khoa học về công nghệ bào chế, công nghệ sinh học sản xuất các thuốc mới, thuốc thành phẩm. Đồng thời có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào trong lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu chuyển giao công nghệ.

B ng 3.2. Kế ho ch d u tư giai đ o n 2009 – 2015

Tên dự án Công suất

(tấn/năm)

Vốn đầu tư (triệu USD)

Thời gian Nhà máy hóa dược vô cơ và tá dược

thông thường

200-400 5 2009-2010

Nhà máy chiết khấu dược liệu 150-200 20 2009-2011

Nhà máy sản xuất hóa dược 300-1000 20 2009-2011

Nhà máy sản xuất tá dược cao cấp 150-200 10 2009-2012

Nhà máy sản xuất sorbitol 10000 25 2012-2015

Nguồn: Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược

Như vậy, với công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp, sản phẩm không phong phú là một nhân tố làm giảm năng lực cạnh tranh cạnh tranh của ngành. Với kế hoạch đầu tư dài hạn của Nhà nước phần nào giải quyết được vấn đề công nghệ, nhưng đối với mỗi bản thân doanh nghiệp cũng phải không ngừng tiếp thu, nghiên cứu công nghệ mới thì trong tương lai ngành mới có thể đứng vững trên thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.

3.2.3.2. Ngu n nhân l c thiế u và yế u

Nguồn nhân lực ngành dược Việt Nam hiện nay vẫn còn thiếu. Tổng số dược sỹ chiếm khoảng 1% trong tổng số nhân lực của toàn ngành y tế. Trung bình mỗi năm có khoảng 800 dược sĩ mới ra trường, bằng 1/5 so với số lượng bác sĩ tuy nhiên khoảng 10.000 dân thì chỉ có 0,2 dược sĩ, một tỷ lệ thấp so với các nước trong khu vực Singapore, Nhật Bản.

B ng 3.3. Cán b ngành dư ợ c t nă m 2006 – 2013 ĐVT: Nghìn người Năm Số cán bộ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Ước tính 2013 Dược sĩ cao cấp 5.5 5.7 5.8 5.7 5.6 5.8 10.3 8.4 Dược sĩ trung cấp 10.8 12.4 13.9 15.9 17.9 20.5 30.3 20.3 Dược tá 7.9 8.5 8.6 8.1 7.2 6.6 7.5 1.7 Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo Tổng cục thống kê, năm 2013 có tổng số dược sĩ cao cấp là 8,4 nghìn người, trung cấp 20,3 nghìn người, dược tá 1,7 nghìn người, giảm tương đối lớn so với năm 2012. Tình trạng thiếu nhân lực dược trong nhiều

năm nay vẫn chưa được cải thiện. Thiếu nhân lực dược trước hết ở hệ thống quản lý hành chính; ở nông thôn, miền núi thì tình trạng thiếu dược sĩ ở tất cả mọi khu vực, đặc biệt là tuyến huyện và bệnh viện đa khoa tỉnh.

Thiếu nhân lực dược gắn liền với phân bố không đồng đều. Cùng với xu thế đô thị hoá và tập trung hoá kinh tế- xã hội, dòng nhân lực dược trong những năm gần đây tiếp tục “chảy” về các thành phố lớn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chỉ riêng 2 thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã có số dược sĩ đại học chiếm 52% so với toàn quốc;

+ Chỉ 10 tỉnh có nhiều dược sĩ đại học nhất: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai, Nam Định, Thanh Hoá, Đồng Tháp, Bình Dương, Nghệ An, Thừa Thiên-Huế, và Đà Nẵng có dược sĩ đại học chiếm 65,6% so với toàn quốc.

Như vậy rõ ràng bên cạnh tình trạng thiếu số lượng tuyệt đối về dược sĩ đại học thì tình trạng phân bố không đồng đều dược sĩ đại học đang là tình trạng đáng báo động. Những cơ chế chính sách để đào tạo, thu hút dược sĩ đại học về nông thôn, miền núi và những vùng miền khó khăn cần được soạn thảo, ban hành để trở thành những giải pháp quan trọng cho vấn đề nhân lực dược địa phương. Đồng thời, sau khi gia nhập tổ chức WTO, các doanh nghiệp dược nước ngoài với nguồn vốn lớn và nhiều chính sách ưu đãi nhằm lôi kéo nhân tài ngành dược dẫn đến việc “chảy máu chất xám” . Đây là sự lãng phí to lớn mà ngành dược nội địa cần có biện pháp khắc phục.

Trình độ nhân viên ngành dược thấp và ít kinh nghiệm thực tế. Trong khi các công ty dược phẩm đa quốc gia đang có xu hướng triển khai hoạt động R&D ở nước ngoài đặc biệt ở Châu Á do chi phí nhân công rẻ tuy nhiên các trung tâm R&D ít đặt tại Việt Nam mặc dù giá nhân công rẻ hơn do trình độ nhân lực ngành dược thấp. Theo kế hoach phát triển nhân lực của Bộ Y tế vào 2015 cứ 1,5 dược sỹ /1 vạn dân và 2020 là 2 dược sỹ/1 vạn dân. Để đạt

được mục tiêu mở rộng nguồn nhân lực vừa nâng cao trình độ chuyên môn, Bộ y tế đang triển khai quy hoạch đào tạo lại các cán bộ y tế, nâng cấp các cơ sở đào tạo cán bộ y, dược. Chú trọng đào tạo dược sỹ có trình độ chuyên môn cao đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế và triển khai các chương trình đào tạo.

3.2.3.3. R&D n i đ ị a chư a phát tri n

Theo đánh giá của VCCI, phần lớn các doanh nghiệp dược Việt Nam chưa quan tâm đến nghiên cứu và phát triển (R&D). Đầu tư cho R&D của các doanh nghiệp này là không đáng kể, chỉ khoảng 5% doanh thu bán hàng. Trong khi khâu R&D mới là khâu tạo ra giá trị gia tăng cao nhất.

Việc đầu tư cho một nghiên cứu mới là khá tốn kém, trung bình phải mất 10 năm với chi phí từ 12-15 triệu USD. Hơn nữa, các doanh nghiệp Việt Nam chạy theo nhu cầu trước mắt của thị trường và hạn chế trình độ nhân lực, công nghệ nên chỉ tập trung sản xuất thuốc thông thường. Với việc sản xuất thuốc generic, có thể cho rằng dược nước ta nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới chỉ dừng lại ở mức „R&C‟ (nghiên cứu và sao chép).

3.2.4. Ngành công nghi p h tr và liên quan

3.2.4.1. Nguyên li u s n xu t dư ợ c ph m ch yế u là nh p kh u

Ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam vẫn chưa phát triển do thiếu sự đồng bộ trong quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ… Các doanh nghiệp Việt Nam đang bị “lệ thuộc” nguyên liệu cho sản xuất thuốc vào các tập đoàn dược phẩm trên thế giới. Không chỉ các hoạt chất mà ngay cả tá dược, phụ gia, chất màu và ngay cả bao bì cao cấp cũng phải nhập khẩu. Vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có 6 doanh nghiệp đăng

ký sản xuất hóa dược, một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh bán tổng hợp của Mekophar (TP. Hồ Chí Minh), sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn Amoxicillin và 100 tấn Ampicillin mỗi năm, và chủ yếu chỉ đủ phục vụ nhu cầu của bản thân doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh từ nguyên liệu giá rẻ của Trung Quốc và Ấn Độ.

Thuốc tân dược được sản xuất từ hai thành phần chính gồm hoạt chất dược phẩm và thành phần tá dược. Hoạt chất dược phẩm là chất hoạt tính có quyết định đối với tác dụng của mỗi loại thuốc. Tá dược là chất không hoạt tính được điều chế với mục đích làm tăng thể tích của viên thuốc giúp thuận tiện cho

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh ngành dược phẩm sau khi Việt Nam gia nhập WTO (Trang 55)