Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của công ty TNHH thương mại việt trung (Trang 31)

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TRUNG 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương Mại Việt Trung.

2.2.1 Nguồn nhân lực

* Đánh giá chung:

Nhân lực trong công ty là toàn thể công nhân viên của Công ty TNHH Thương Mại Việt Trung. Việc đánh giá đầy đủ, chính xác về thực trạng đội ngũ công nhân viên là cơ sở để Công ty xác định được những điểm mạnh, điểm yếu từ đó có các biện pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn lực có vai trò vô cùng quan trọng này.

Với chức năng của công ty là thực hiện dịch vụ bán hàng nên nhân viên kinh doanh là nguồn nhân lực chủ lực quyết định sự thành công hay thất bại của Công ty, còn lại các nhân viên khác hỗ trợ cho các hoạt động của bộ phận này.

Nhân viên kinh doanh: Là những người có quan hệ trực tiếp với khách hàng để khai thác thị trường và xây dựng hệ thống đại lý cấp dưới; phải làm việc trực tiếp với các nhà máy sản xuất với nhiều cách thức phân phối, thanh toán và vận chuyển; họ phải hiểu biết rõ về sản phẩm, dịch vụ của Công ty; hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; có kiến thức về thị trường chung và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và hơn thế nữa, nhân viên kinh doanh phải có khả năng truyền đạt và thuyết phục khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng để tạo thiện cảm cho khách hàng về các điểm mạnh của Công ty, biết thể hiện những lợi ích của sản phẩm và chính sách ưu đãi của Công ty cho đại lý cấp dưới – đây là những điều không phải dễ dàng. Hơn nữa, là Công ty thương mại đa sản phẩm và tất cả là hàng hóa thuộc lĩnh vực kĩ thuật, đòi hỏi quy cách chính xác cao để mang lại sự an toàn cho các công trình nên nhân viên phải nắm rõ kết cấu cũng như ứng dụng của các hàng hóa kỹ thuật này để tư vấn cho khách hàng một cách rõ ràng nhất. Do đó, điều đầu tiên họ phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp-đàm phán, có các mối quan hệ xã hội tốt,… đây là yếu tố cho sự thành công của Công ty.

Nhân viên kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về toàn bộ chất lượng hàng hóa nhập kho và hàng hóa giao cho khách. Bộ phận này trực tiếp quản lý quy cách chất lượng hàng nhập-xuất kho để đảm bảo hàng chuẩn kỹ thuật khi giao đến cho khách hàng.

Nhân viên kế toán: Hạch toán toán và cân đối sổ sách hàng ngày, làm việc toàn bộ với phần mềm kế toán SSE. Hoạt động đối chiếu công nợ đúng thời hạn, các quy trình thanh toán với khách hàng nhanh gọn về thủ tục để giảm thiểu thời gian cho cả hai bên.

Công nhân kho xưởng, lái xe: Mỗi tổ đội công nhân thực hiện bốc xếp hàng hóa hàng ngày, theo sự sắp xếp của nhân viên thủ kho, đảm bảo an toàn lao động cho bản thân và đồng nghiệp, thực hiện đúng quy trình bốc xếp. Nhân viên lái xe điều khiển phương tiện vận tải để vận chuyenr hàng hóa đến địa điểm đã cam két với khách hàng, đảm bảo an toàn, đi đúng làn đường và tuân thủ luật giao thông.

Bảng 2.: Cơ cấu lao động theo trình độ (2012-2014)

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Đại học-Cao đẳng 25 31,25 26 32,10 31 34,38

Trung cấp 14 17,50 14 17,28 16 17,98

Phổ thông 41 51,25 41 50,62 42 47,19

Tổng số lao động 80 100,00 81 100,00 89 100,00

Nguồn: Phòng tổng hợp.

Do tính chất và đặc thù kinh doanh của Công ty nên nhân viên cũng được yêu cầu có trình độ chuyên môn và kỹ năng nhất định ở từng bộ phận khác nhau. Nhìn vào bảng cơ cấu công nhân viên ta thấy: Số lượng bán bộ nhân viên từ năm 2012 đến năm 2014 tăng 10,11%, cho thấy quy mô của Công ty tương đối ổn định. Tỷ lệ người lao động có trình độ Đại học-Cao đẳng tăng lên trong 3 năm (năm 2012 là 31,25% và năm 2014 là 34,38) là do chính sách mở rộng thị trường, Công ty cần những nhân viên có trình độ chuyên môn và khả năng giao tiếp-đàm phán để tiếp cận và duy trì mối quan hệ với khách hàng tại những thị trường tiềm năng để mở rộng hệ thống phân phối, vì thế số lượng nhân lực tại vị trí nhà được tuyển dụng nhiều hơn. Vì vậy, sự thay đổi về cơ cấu trình độ nhân viên cũng phản ánh phần nào sự tăng lên về chất lượng nguồn nhân lực của Công ty, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày càng phức tạp. Bên cạnh đó, ta thấy số lượng lao động phổ thông luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động, điều này vì Việt Trung là Công ty Thương Mại, hàng hóa được nhập trực tiếp từ nhà máy sản xuất và phân phối cho các đại lý cấp dưới, Công ty kiêm việc bán hàng và vận chuyển cho khách hàng, chính vì thế doanh nghiệp cần rất nhiều số lượng lao động phổ thông để lái xe, phụ xe, bốc xếp hàng hóa.

Do vậy, trong những năm tiếp theo, doanh nghiệp vẫn cần chú ý tới trình độ của người lao động, vì những sản phẩm của công ty thì cần những nhân viên có khả năng quan sát, kiểm soát hàng hóa và kĩ năng bốc xếp sao cho không mất nhiều công sức, không bóp méo hàng hóa, ngoài ra, các nhân viên lái xe vận tải cũng cần được nâng cao chất lượng tay lái và kĩ năng ứng xử trên các lộ trình.

* Cơ cấu lao động theo giới tính:

Bảng 2.: Cơ cấu lao động theo giới tính (2012-2014)

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm 2012Số lượng % Năm 2013Số lượng % Năm 2014Số lượng %

Nam 58 72,5 59 72,84 65 73,03

Nữ 22 27,5 22 27,16 24 26,96

Tổng số

lao động 80 100,00 81 100,00 89 100,00

Nguồn: Phòng tổng hợp

Cơ cấu lao động về tỷ lệ nam và nữ cũng có những sự thay đổi đáng kể, tỷ lệ nam tăng lên từ 72,5% năm 2012 đến 73,03% năm 2014, bên cạnh đó thì tỷ lệ nữ lại giảm từ 27,5% năm 2012 xuống 26,96% năm 2014. Việc tăng lao động nam là do đặc thù của ngành xây dựng nói chung và đặc thù của công ty Việt Trung nói riêng, vì công ty Việt Trung là nhà phân phối cấp một đa sản phẩm, ngoài các nhân viên bán hàng, kế toán và marketing thì cần số lượng lớn công nhân bốc xếp hàng hóa, kiểm hàng thường xuyên tại kho bãi và nhân viên lái xe-phụ xe vận tải. Chính vì thế, tại công ty thì số lượng lao động nam thường chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với lao động nữ.

* Cơ cấu lao động theo độ tuổi:

Bảng 2.: Cơ cấu lao động theo độ tuổi (2012-2014)

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Trên 50 tuổi 3 3,75 3 3,70 3 3,37 40-50 tuổi 5 6,25 5 6,17 6 6,74 30-40 tuổi 32 40,00 32 39,51 34 38,20 Dưới 30 tuổi 40 50,00 41 50,62 46 51,69 Tổng số lao động 80 100,00 81 100,00 89 100,00 Nguồn: Phòng tổng hợp

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy nhìn chung Việt Trung có đội ngũ lao động trẻ. Cơ cấu lao động theo độ tuổi cũng đang được trẻ hóa. Số lượng lao động trẻ dưới 30 tuổi tăng lên nhiều nhất, chiếm 51,69% tổng số lao động năm 2014. Lao động từ 30-40 tuổi cũng chiếm một lượng đáng kể nhưng đã giảm nhẹ về tỷ trọng từ 40% còn 38,20% trong giai đoạn 2012-2014. Số lượng lao động 40-50 tuổi chiếm tỉ trọng không nhiều, đây chủ yếu là những lao động có kinh nghiệm làm việc lâu

năm, đạt 6,25% vào năm 2012, 6,17% vào năm 2013 và tăng lên 6,74% năm 2014. Lao động chiếm tỷ trọng thấp nhất là độ tuổi trên 50, chiếm không quá 4% trên tổng số lao động. Sở dĩ có sự chênh lệch về số lượng lao động trong các độ tuổi vì Việt Trung là công ty thương mại, bốc xếp và vận chuyển hàng hóa cho khách hàng bằng xe vận tải của công ty, vì vậy công ty tuyển những lao động nam trẻ vì họ có sức khỏe. Hơn nữa, nhiều nhân viên bán hàng, kế toán nằm trong độ tuổi đó, điều này khẳng định rằng công ty Việt Trung đang trẻ hóa lao động. Lao động trẻ sẽ mang lại nhiệt huyết và tinh thần làm việc năng động, hăng say cho Công ty.

* Tình hình biến động lao động:

Bảng 2.: Bảng tình hình biến động lao động (2012-2014)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch (13/12) Chênh lệch (14/13) SL % SL % Tổng số lao động (người) 80 81 89 1 1,25 8 9,87 Doanh thu thuần (1.000đ) 91.623.78 3 100.556.228 125.225.956 8.932.445 9,75 24.669.728 24,53 Nguồn: Phòng tổng hợp.

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng số công nhân viên của công ty tăng dần qua các năm, năm 2013 tăng 1 nhân viên, năm 2014 tăng 8 nhân viên tương ứng với mức tăng 1,25% và 9,87%. Sự gia tăng số lượng nhân viên là do Công ty đang thực hiện chính sách mở rộng thị trường, cần các nhân viên có năng lực chuyên môn, khả năng tìm kiếm khách hàng mới và khả năng đàm phán để mở rộng thị trường.

Tốc độ tăng doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng số lao động. Điều này cho thấy Công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đang có.

* Tuyển dụng:

Khi có nhu cầu về lao động, công ty sẽ tuyển dụng thông qua các phương pháp:

− Phương pháp thông báo tuyển dụng là các văn bản về các vị trí, công việc cần tuyển người và thông báo này phải được gửi tới tất cả những người lao động trong tổ chức, trong thông báo nêu rõ thông tin, nhiệm vụ, công việc và yêu cầu về trình độ, phẩm chất của người tuyển dụng.

− Thông qua sự giới thiệu của các cán bộ công nhân viên trong công ty.

− Thông qua các trung tâm môi giới và giới thiệu việc làm.

Quy định chung về tuyển dụng:

• Nam, nữ trong độ tuổi lao động, có quyền công dân, có lý lịch rõ ràng.

• Trình độ học vấn: Tốt nghiệp cao đẳng trở lên đối với nhân viên văn phòng và tốt nghiệp THCS trở lên đối với công nhân.

• Sức khỏe đảm bảo, có giấy chứng nhận sức khỏe. Thời gian thử việc:

- 2 tháng đối với nhân viên văn phòng. - 1 tháng đối công nhân kho xưởng.

* Chế độ lương thưởng:

Ngoài lương nhận được hàng tháng và lương tháng thứ 13, nhân viên Công ty được nhận các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo Luật Lao Động. Đối với nhân viên kinh doanh, ngoài phần lương cứng bằng mức lương tối thiểu vùng, họ nhận đươc tiền thưởng nếu họ bán hàng có hiệu quả (vượt doanh thu kế hoạch).

* Công tác đào tạo-giáo dục:

Việc trang bị các kiến thức về sản phẩm và các kĩ năng trình bày, thuyết trình, thương thuyết, bán hàng của Công ty cho nhân viên kinh doanh chủ yếu thông qua truyền đạt kết hợp với các chương trình đào tạo tại các trung tâm đào tạo. Nhân viên lâu năm hướng dẫn, truyền đạt nội dung công việc và bàn giao cho nhân viên mới. Trên thục tế, Công ty chỉ tập trung đào tạo cho đội ngũ nhân viên kinh doanh với số giờ đào tạo cho mỗi người trong một năm là 40 giờ. Còn các bộ phận khác thi ít được quan tâm.

Công ty chưa chú trọng vào việc đào tạo cho công nhân về phong cách, thái độ, cách tiếp cận làm việc với khách hàng hay việc xây dựng tinh thần làm việc tích cực.

Bên cạnh đó, những chương trình đào tạo hàng năm mang tính cảm tính, chưa có kế hoạch cụ thể và phân cấp cho từng nhân viên dựa trên đánh giá năng lực của cá nhân mà chỉ tập trung vào một vài người. Nội dung học chưa mang tính hệ thống mà chỉ mang tính phổ cập, điều này thể hiện Công ty chưa chú trọng định hướng phát triển nhân lực cho chiến lược phát triển Công ty.

* Đánh giá nhân viên:

• Đối với nhân viên kinh doanh: dựa trên doanh số đạt được thực tế so với doanh số kế hoạch. Tùy vào từng thời điểm, mức doanh thu của họ sẽ cao hoặc thấp hơn doanh thu kế hoạch vì đặc thù sản phẩm xây dựng mang tính mùa vụ. Những nhân viên hoàn thành hoặc vượt doanh thu sẽ được đưa vào danh sách thi đua kèm theo tiền thưởng bằng tiền mặt hoặc chuyến du lịch mùa hè tùy theo kế hoạch từng năm.

• Đối với các nhân viên thuộc bộ phận khác: được đánh giá theo biểu mẫu chung, những tiêu chí đánh giá không chi tiết, cụ thể mà chỉ dựa vào cảm tính. Vào cuối tháng 11 hàng năm, trưởng bộ phận gửi đến mỗi người một bản tự đánh giá năng lực bản thân, sau đó trưởng bộ phận sẽ nhận xét và đưa ra kết quả. Kết quả đánh giá không được nhân viên thừa nhận, khi có kết quả này, dù tốt hay xấu thì Công ty cũng không thưởng không phạt, cũng không có kế hoạch đào tạo. Từ đó, nhân viên chỉ xem đây là hình thức.

Trong Công ty, con người là yếu tố được đánh giá cao cho sự thành công của Công ty. Để đội ngũ nhân viên làm việc có hiệu quả thì cần có các phương pháp quản lý và chính sách phát triển nhân sự phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của công ty TNHH thương mại việt trung (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w