Thực tế áp dụng quản trị tinh gọn tại ViệtNam

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 51)

7. Kết cấu củaluận văn

1.4 Thực tế áp dụng quản trị tinh gọn tại ViệtNam

Tại Việt Nam trong những năm gần đây, lý thuyết sản xuất tinh gọn đƣợc một số doanh nghiệp áp dụng vào quá trình sản xuất và quản lý. Lợi ích mà sản xuất tinh gọn mang lại cho doanh nghiệp đã đƣợc minh chứng bởi một số trƣờng hợp thực tiễn nhƣ: Liksin, Nike, CNC-Vina, công ty CP Kinh Viglacera,…Dƣới đây là một số trƣờng hợp điển hình cho các DNNVV ở Việt Nam khi áp dụng thành công 5S, Kaizen, JIT... Đó cũng chính là các bài học kinh nghiệm cho DNNVV Việt Nam khác khi họ muốn áp dụng SXTG vào quản lý cũng nhƣ sản xuất trong DN mình.

Công ty Liksin

Khi quá trình hình thành và phát triển của hệ thống sản xuất tinh gọn Lean trên thế giới đã diễn ra từ rất lâu, thì ở Việt Nam vẫn còn rất ít doanh nghiệp tiếp xúc với hệ phƣơng pháp cải tiến liên tục này. Mạnh dạn bỏ tiền mời chuyên gia tƣ vấn, đào tạo và hỗ trợ triển khai Lean trong suốt một năm qua, Tổng Công ty Liksin đã và đang từng bƣớc gặt hái nhiều thành quả với hệ thống quản lý hàng đầu thế giới này.

Hình 1.5: Nhà xƣởng trƣớc và sau khi áp dụng Lean tại công ty Liksin

Thấy đƣợc những hiệu quả to lớn mà Lean có thể mang lại cho doanh nghiệp, từ năm 2009, Tổng Công ty Công nghiệp In – Bao bì Liksin đã bắt đầu tổ chức đào tạo về Lean cho đội ngũ quản lý từ cấp cơ sở đến cấp cao. Năm 2010, với sự tƣ vấn từ các chuyên gia hàng đầu thuộc Công ty Managene, Lean bắt đầu đƣợc triển khai ứng dụng trong sản xuất kinh doanh tại Liksin.26

Các tiêu chí xác định mức độ hiệu quả của Liksin trong quá trình ứng dụng Lean bao gồm: 5S, năng suất, chất lƣợng, kho và hàng tồn kho. Là bƣớc đầu tiên trong thực hiện Lean, 5S và quản lý hiển thị trực quan là một trong những công cụ cơ bản nhất để tạo môi trƣờng làm việc an toàn, chuyên nghiệp, nâng cao ý thức của ngƣời lao động. Các hoạt động tiêu chuẩn hóa, chuyển đổi nhanh, bảo trì tổng thể (TPM), kiểm soát quá trình sản xuất và chất lƣợng, loại bỏ những lãng phí không cần thiết đƣợc đƣa vào quy trình kiểm soát. Công cụ PDCA (Plan–Do–Check–Act) và các bảng tiêu chuẩn nhanh chóng đƣợc áp dụng từng công đoạn cụ thể nhằm giải quyết công việc một cách nhanh chóng, ngăn ngừa sai sót, đáp ứng nhu cầu của bạn hàng.

Ngoài Liksin, còn có nhiều doanh nghiệp áp dụng mô hình sản xuất tinh gọn, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công nhƣng nhiều doanh nghiệp chƣa áp dụng một cách toàn diện, có chăng chỉ mới áp dụng công cụ 5S.Đại đa số các doanh

26 “Áp dụng Lean manufacturing tại Việt Nam thông qua một số tình huống” , Nguyễn Đức Nguyên & Bùi Nguyên Hùng, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 8, tr. 41- 48, tháng 12/2010

nghiệp trong khối DNNVV tại Việt Nam thì chƣa biết đến hoặc biết đến mô hình quản trị tinh gọn nhƣng chƣa biết áp dụng nhƣ thế nào và bắt đầu từ đâu. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhiều doanh nghiệp sản xuất nói riêng và các doanh nghiệp nói chung biết đến và áp dụng mô hình này? Do đó, cần phải nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và giải pháp để xây dựng đƣợc mô hình quản trị hiệu quả đó là mô hình quản trị tinh gọn, để giúp các DNNVV ở Việt Nam sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao.

1.5 Kết luận chƣơng 1

Quản trị tinh gọn có nguồn gốc từ hệ thống sản xuất Toyota (TPS), tuy nhiên, đã đƣợc phát triển thành một lý thuyết sản xuất hoàn chỉnh sau thời gian dài áp dụng, vì thế đã đƣợc mở rộng hơn so với hệ thống sản xuất Toyota. Hiện nay QTTG đƣợc áp dụng rộng khắp trên toàn thế giới từ các Tập đoàn đa quốc gia cho đến những Công ty nội địa của một nƣớc.

QTTG là phƣơng pháp quản trị hiệu quả giúp cho DN, đặc biệt là các DN sản xuất nhỏ và vừa phát triển nhanh hơn, nâng cao năng lực sản xuất,, kinh doanh quản lý và tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng cũng nhƣ thặng dƣ cho DN. Một cách đơn giản, QTTG chính là cách thức tìm ra và hạn chế tối đa các lãng phí trong sản xuất, kinh doanh, quản lý nhằm tiết kiệm tối đa các nguồn lực: nguồn nguyên liệu, nhân lực từ đó giảm đƣợc chi phí dƣ thừa, thời gian chết giữa dây chuyền và lƣợng hàng tồn kho.

Do vậy, mô hình QTTG sẽ tiếp tục bổ sung thêm các công cụ, phƣơng pháp mới phù hợp với sự thay đổi của điều kiện công nghệ, môi trƣờng sản xuất, quản lý và sự thay đổi của nhu cầu ngƣời tiêu dùng. Bằng việc lấy mong muốn của ngƣời tiêu dùng làm định hƣớng cho sản xuất, thiết kế sản phẩm, QTTG xác định những giá trị là những gì mà khách hàng mong muốn và sẵn sàng chi trả cho nó, do vậy, những thứ gì không tạo ra giá trị chính là “sự lãng phí”. Nhờ một loạt các công cụ và phƣơng pháp bên trong nhƣ 5S, Kanban, TPM, TQM, Kaizen, Meiruka, QTTG có thể đem đến quy trình hoàn thiện, năng suất cao cho các doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Chƣơng 1 đã trình bày sơ lƣợc các nội dung lý thuyết về quản trị tinh gọn: bao gồm các khái niệm, đặc điểm của quản trị tinh gọn và các công cụ cơ bản nhƣ 5S, Kaizen, Quản lý trực quan. Chƣơng 2 sẽ tiếp tục bƣớc này mô tả phƣơng pháp nghiên cứu thực tế của tác giả và phỏng vấn chuyên gia, xây dựng bảng hỏi để tiến hành điều tra, khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất, bài nghiên cứu chỉ ra đƣợc mức độ áp dụng QTTG này tại các DNNVV ở Việt Nam hiện nay và đi tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi “DNNVV ở Việt Nam đã áp dụng QTTG chƣa?”, “Nếu đã áp dụng thì áp dụng đến đâu?”, “Đã đạt đƣợc thành công hay chƣa?”, “Vấn đề còn tồn tại trong việc áp dụng QTTG tại các doanh DNNVV là gì?”, Từ đó, tìm ra thực trạng áp dụng QTTG cho các doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam trong chƣơng 3.

2.1Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đƣợc đề tài “Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại một

số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam”, ngƣời nghiên cứu đã sử dụng

các phƣơng pháp điều tra tại mốt số doanh nghiệp sản xuất: phƣơng pháp điều tra khảo sát bằng các câu hỏi trắc nghiệm và bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu; phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia; phƣơng pháp phân tích tổng hợp. Từ đó, xem xét thực trạng các DNSXNVV đã áp dụng mô hình quản trị tinh gọn chƣa hoặc áp dụng nhƣng đạt hiệu quả nhƣ mong muốn chƣa.

Trong thực tế hiện nay, ở Việt Nam có rất ít DN áp dụng mô hình này, vậy nguyên nhân do đâu? đây là điều cần thiết phải khảo sát lấy mẫu nhiều doanh nghiệp để có kết quả chính xác từ đó xây dựng mô hình quản trị hiệu quả cho các doanh nghiệp.

Quản trị tinh gọn đƣợc biết đến nhƣ một mô hình quản trị hiệu quả nhất và giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối thiểu, loại bỏ lãng phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh từ đó tối đa hóa lợi ích cho khách hàng.

2.2 Các phương pháp điều tra, khảo sát

2.2.1 Phƣơng pháp lập bảng trắc nghiệm

Điều tra khảo sát là một trong những phần quan trọng của đo lƣờng trong công tác nghiên cứu xã hội. Phạm vi của điều tra rất rộng, bao gồm các quy trình đánh giá có đặt câu hỏi cho ngƣời đƣợc hỏi. Một “điều tra khảo sát” có thể là một bảng hỏi ngắn trên giấy hoặc một cuộc phỏng vấn chuyên sâu.

Trong phƣơng pháp này ngƣời nghiên cứu sẽ thực hiện cách lập bảng hỏi theo các nội dung nhƣ sau:

- Nêu mục đích của bảng hỏi - Giới thiệu về nội dung bảng hỏi - Phƣơng pháp lựa chọn bảng hỏi

1. Mục đích của bảng hỏi

Phần đầu tiên của bảng hỏi sẽ là phần giới thiệu về mục đích và lý do của bảng câu hỏi mà đƣợc đƣa cho ngƣời đƣợc thực hiện trả lời vào phiếu khảo sát. Mục đích của bảng hỏi chủ yếu đi sâu vào đặt câu hỏi cho các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp mà đề tài có đề cập đến. Các nội dung của đề tài cũng nhƣ bảng hỏi chủ yếu xoay quanh các công cụ của QTTG nhƣ: 5S, Kaizen, Mieruka-quản ký trực quan… tại doanh nghiệp đã đƣợc thực hiện chƣa, thực hiện nhƣ thế nào, có hiệu quả hay không..v.v. Phần này đƣợc nêu ra để tránh sự hiểu lầm và nghi ngờ của ngƣời đƣợc khảo sát nhằm thu hút sự hợp tác của ngƣời đƣợc trả lời khảo sát và phỏng vấn chuyên sâu.

2. Giới thiệu về nội dung bảng hỏi

Phần này nhằm giới thiệu khái quát một số khái niệm và nội dung của vấn đề cần hỏi trong bảng khảo sát và bảng phỏng vấn chuyên sâu. Các nội dung đƣợc trình bày ở phần này không quá dài mà cũng không quá ngắn để nêu lên đƣợc các khái niệm, ý nghĩa của nội dung cần điều tra“5S, Kaizen, Mieruka..”để ngƣời tham

gia trả lời phiếu khảo sát hiểu đƣợc nội dung câu hỏi và trả lời một cách khách quan và chính xác.

3. Phương pháp lập bảng hỏi: là một trong những phần quan trọng của đo

lƣờng trong công tác nghiên cứu. Điều tra khảo sát đƣợc chia thành 2 phần: Bảng hỏi và bảng phỏng vấn chuyên sâu. Bảng hỏi là danh sách các câu hỏi trên giấy, ngƣời tham gia điều tra sẽ điền.Phỏng vấn chuyên sâu đƣợc điền bởi ngƣời phỏng vấn dựa trên các thông tin cung cấp từ ngƣời đƣợc phỏng vấn.

Phƣơng pháp đƣợc lựa chọn trong bảng hỏi: Phƣơng pháp lập bảng hỏi theo thang của Likert có 5 mức độ đo lƣờng từ “ Hoàn toàn không đồng ý” đến “ Hoàn toàn đồng ý” để đo lƣờng khảo sát ý kiến của nhân viên với sự hài lòng về các hoạt động 5S, Kaizen và Mieruka…và khi đo lƣờng những yếu tố tác động đến 5S, Kaizen, Mieruka… cũng có 5 mức độ “ Hoàn toàn không có ảnh hƣởng” đến “ Ảnh hƣởng rất lớn”

+ Hƣớng dẫn trả lời:

- Điền những thông tin cần thiết vào phần “ Thông tin chung”

- Trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu “ x” vào các ô tƣơng ứng với mức độ dánh giá từ 1 đến 5 với từng hạng mục câu hỏi và nêu ý ngĩa của các mức độ đánh giá.

Đánh giá

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý

Không

đồng ý Trung lập Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý + Trả lời: phần này có 2 nội dung:

- Thông tin chung: Tên công ty đƣợc điều tra, địa chỉ, quy mô sản xuất, tên ngƣời trả lời, chức danh, số năm làm việc tại công ty.

- Nội dung đánh giá: 5S, Kaizen( cải tiến liên tục), Meiruka(quản lý trực quan), kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh.

A. Đối vi 5S

Nội dung Số câu hỏi Seiri 5 Seiton 6 Seiso 7 Seiketsu 6 Shitsuke 6 Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến 5S 8 Các vấn đề DN gặp phải khi triển khai 5S 4

Ngoài ra, phần này còn có thêm 3-5 câu hỏi mở để phỏng vấn trực tiếp đối với lãnh đạo của doanh nghiệp.

B.Ci tiến liên tục (Kaizen): Có 3 nội dung

1. Các hoạt động cải tiến tại doanh nghiệp: KSS( Hệ tống đề xuất ý tƣởng cải tiến), SPC(7 công cụ thống kê), QCC(nhóm quản lý chất lƣợng), PDCA/SDCA(Plan-Do- Check-Act/ Standard-Do-Check-Act)

Nội dung Số câu hỏi

KSS 4

SPC 3

QCC 5

PDCA/SDCA 5

2. Đánh giá tác động của hoạt động Kaizen: 6 câu hỏi

3. Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả thực hiện việc cải tiến:

Nội dung Số câu hỏi

KSS 8

Hiệu quả về đào tạo Kaizen cho nhân viên 4

PDCA/SDCA 3

C. Quản lý trực quan (Mieruka): Có 6 nội dung đánh giá.

1. Hoạt động quản lý trực quan tại doanh nghiệp

Nội dung Số câu hỏi

Trực quan hóa chiến lƣợc kinh doanh 2

Trực quan hóa tình hình hoạt động 2

Trực quan hóa phƣơng pháp làm việc 2

Trực quan hóa ý kiến khách hang 4

2. Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện quản lý trực quan

Nội dung Số câu hỏi

Cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp 3

Sự tham gia của toàn bộ nhân viên 2

Hiển thị nơi làm việc 1

Hiển thị thông tin 1

Kiểm soát trực quan 2

Hiển thị đo lƣờng hiệu suất 2

D. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Phần này nhằm xin ý kiến đánh giá của DN về tác động của các hoạt động 5S, Kaizen, quản lý trực quan đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp so với trƣớc khi áp dụng các phƣơng pháp này và so với đói thủ cạnh tranh trên thị trƣờng. Mức đánh giá đƣợc phân theo thang điểm 5 với điểm 1 là không có ảnh hƣởng, điểm 5 là có ảnh hƣởng rất lớn.

Nội dung Số câu hỏi

Tăng trƣởng 2

Năng suất 2

Chất lƣợng 3

Chi phí 2

Tóm lại, với đề tài nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lƣợng. Kết quả khảo sát sẽ cung cấp số liệu định lƣợng, và các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với những ngƣời chủ chốt ở một số doanh nghiệp cung cấp thông tin định tính. Các cuộc phỏng vấn trực tiếp này cần phải có để bổ sung thông tin cho số liệu định lƣợng, vì các doanh nghiệp thƣờng cung cấp nhiều thông tin hơn khi trao đổi trực tiếp.

2.2.2 Phương pháp lập bảng hỏi

Bảng hỏi (bảng phỏng vấn chuyên sâu) đƣợc lập dựa trên cơ sở nghiên cứu định tính. Mục đích của đề tài nghiên cứu, các lý thuyết liên quan về quản trị tinh gọn, các trƣờng hợp đã áp dụng thành công các công cụ của QTTG trên thế giới nhƣ: Toyota, Honda, GM, Nissan…ngoài ra, để áp dụng một cách phù hợp nhất với DNVN thì cần dựa vào ý kiến đóng góp của các chuyên gia đặc biệt là những ngƣời có nhiều kinh nghiệm về QTTG.

Nội dung của các câu hỏi trong bảng phỏng vấn chuyên sâu nhằm đi kiểm chứng lại phần bảng hỏi trắc nghiệm mà sẽ phát cho ngƣời tham gia trắc nghiệm về các vấn đề SXKD có áp dụng các công cụ của QTTG hay không, ở mức độ nào, tính chính xác, trung thực trong khi trả lời trắc nghiệm, bảng hỏi chuyên sâu sẽ giúp cho tác giả tìm hiểu thêm và rõ hơn về các vấn đề của doanh nghiệm trong khi áp dụng các công cụ của QTTG trong doanh nghiệp.

Bảng phỏng vấn chuyên sâu có ƣu điểm giúp cho ngƣời nghiên cứu có thể tiếp cận trực tiếp với ngƣời đƣợc hỏi về các vấn đề của DN về các công cụ của QTTG từ đó có thể hỏi sâu hơn về tình hình sản xuất của DN, nhƣng bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định nhƣ: khó tiếp cận với những lãnh đạo DN, thời gian và không gian cũng hạn chế để hỏi nhiều hơn.

Tuy nhiên, sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn chuyên sâu là công cụ giúp ngƣời nghiên cứu có thể thực chứng đƣợc thực trạng của DN đặc biệt là các DNSXNVV mà tác giả muốn nghiên cứu.

2.3 Kết luận chương 2

Phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học muốn thực chứng hóa các vấn đề của doanh nghiệp trong phạm vi đề tài nghiên cứu với các nội dung bảng trắc nghiệm và bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu ở trong phụ lục 1-6 của luận văn. Phƣơng pháp này sử dụng để mô tả các vấn đề của doanh nghiệp có hình ảnh thực chứng về tình hình SXKD của DN.

Sau khi xây dựng xong các phƣơng pháp nghiên cứu và đƣợc sự góp ý hỗ trợ của các chuyên gia và đặc biệt là ngƣời hƣớng dẫn khoa học, tác giả tiến hành tiếp cận các DNSXNVV để tiếp tục quá trình khảo sát thực tế tại DN về các công cụ QTTG đề từ đó thấy đƣợc thực trạng doanh nghiệp và phân tích thực trang thông qua các số liệu nghiên cứu thực chứng để phân tích ở chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUẢN TRỊ TINH GỌN TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

3.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam 3.1.1 Khái niệm về DNNVV 3.1.1 Khái niệm về DNNVV

Ở Việt Nam, Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV của chính phủ đã có hƣớng dẫn cụ thể: “ DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 51)