Gia tăng côngviệc tạo ra giá trị và loại bỏ lãng phí

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 28)

7. Kết cấu củaluận văn

1.1.2.Gia tăng côngviệc tạo ra giá trị và loại bỏ lãng phí

Trong bất kỳ một nhà máy nào cũng tồn tại hai loại công việc gồm những công việc mang lại giá trị cho sản phẩm đây là lực lƣợng lao động quan trọng nhất trong một tổ chức và những công việc hỗ trợ để mang lại giá trị cho sản phẩm5.

Trong nhà máy, hoạt động sản xuất đƣợc chia thành ba nhóm sau đây:

Các hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm (Value-added activities) là hoạt

động chuyển hóa vật tƣ trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu2

Các hoạt động cn thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm (Necessary

non value-added activities) là hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quan điểm của khách hàng nhƣng lại cần thiết trong việc sản xuất ra sản phẩm nếu không có sự thay đổi đáng kể nào từ quy trình cung cấp hay sản xuất trong hiện tại3.

Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added activities)

là các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hóa vật tƣ thành sản phẩm mà khác hàng yêu cầu có thể đƣợc định nghĩa là lãng phí.

Vì vậy, có thể hiểu lãng phí là bất cứ gì làm hao tốn về thời gian, vật liệu hoặc nhà xƣởng mà không làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ cho khách hàng4.

Doanh nghiệp nào cũng tồn tại những lãng phí trong tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, bƣớc đầu tiên là nhận thức về những gì làm tăng thêm vànhững gì không làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy

5Allen, Robinson và Stewart, 2001, tr. 23.

2Mekong capital, “giới thiệu về Lean Manufacturing cho các DN Việt Nam, 04.06.2004, trang 7

3Mekong Capital, 2001, tr.6).

trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng đƣớc xem là thừa và nên loại bỏ (Mekong Capital, 2004, tr.4).

Để tìm và loại bỏ mọi yếu tố lãng phí trong sản xuất, Toyota đƣa ra khái niệm về các loại lãng phí có mặt trong hệ thống sản xuất.Các lãng phí đó bao gồm 7 loại lãng phí cơ bản. Tuy nhiên, danh sách này đã đƣợc điều chỉnh và mở rộng bởi những ngƣời thực hành Lean manufacturing.

Hình 1.2. Mô hình 9 loại lãng phí theo “Phƣơng thức Toyota”

Nguồn: The Toyota Ways- Phương thức Toyota,Jeffrey K. Liker,2006

Sản xuất dƣ thừa(Over-Production): Sản xuất dƣ thừa tức là sản xuất nhiều

hơn hay sớm hơn những gì đƣợc yêu cầu từ khách hàng một cách không cần thiết

Khuyết tật(Defects): Bên cạnh các khuyết tật về mặt vật lý trực tiếp, khuyết

tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra phế liệu không cần thiết.

9 Lãng phí Sản xuất thừa Khuyết tật Hàng sửa Tồn kho Di chuyển Chờ Đợi Thao tác Gia công thừa Kiến thức rời rạc

Hàng sửa(Correction): Sửa sai hay gia công lại, khi một việc phải đƣợc làm

lại bởi vì nó không đƣợc làm đúng trong lần đầu tiên. Quá trình này không chỉ gây nên việc sử dụng lao động và thiết bị kém hiệu quả mà còn làm gián đoạn sản xuất, dẫn đến những ách tắc và trong quy trình.

Tồn kho(Inventory): Lãng phí về tồn kho nghĩa là dự trữ quá mức cần thiết

về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Lƣợng tồn kho phụ trội dẫn đến chi phí tài chính cao hơn về tồn kho, chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao hơn.

Di chuyển(Transportation): Việc Di chuyển ở đây nói đến bất kỳ sự chuyển

động giữa các công đoạn xử lý làm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt bằng kém hiệu quả và có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất.

Chờ đợi (Waiting): Chờ đợi là thời gian công nhân hay máy móc nhàn rỗi

bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong xƣởng thiếu hiệu quả. Thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt gia công chế biến sản phẩm cũng đƣợc tính đến. Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân công và khấu hao trên từng đơn vị sản lƣợng bị tăng lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thao tác(Motion): Bất kỳ các chuyển động tay chân, máy móc hay việc đi

lại không cần thiết của công nhân trong việc gia công sản phẩm. (Ví dụ: Việc đi lại khắp xƣởng để tìm dụng cụ làm việc, các chuyển động cơ thể không cần thiết hay bất tiện do quy trình thao tác đƣợc thiết kế kém làm chậm tốc độ làm việc của công nhân.

Gia công thừa (Over-processing): Gia công thừa tức tiến hành nhiều công

việc gia công hơn mức khách hàng yêu cầu dƣới hình thức chất lƣợng hay công năng của sản phẩm (Ví dụ: Đánh bóng hay làm láng thật kỹ những điểm trên sản phẩm mà khách hàng không yêu cầu và không quan tâm).

Kiến thức rời rạc (Knowledge Disconnection): Đây là trƣờng hợp khi thông

gồm thông tin về các thủ tục quy trình, thông số kỹ thuật và cách thức giải quyết vấn đề, v.v.... Thiếu những thông tin chính xác thƣờng gây ra phế phẩm và tắc nghẽn luồng sản xuất. (Ví dụ: thiếu thông tin về công thức phối trộn nguyên liệu, pha màu có thể làm đình trệ toàn bộ quy trình sản xuất hoặc tạo ra các sản phẩm lỗi do các lần thử sai tốn rất nhiều thời gian)6

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 28)