Sản xuất lôi kéo (Pull manufacturing)

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 31)

7. Kết cấu củaluận văn

1.1.3Sản xuất lôi kéo (Pull manufacturing)

Sản xuất lôi kéo là phƣơng pháp sản xuất mà trong đó công đoạn cuối đóng vai trò khởi đầu luồng sản xuất trong nhà máy và có tác động “lôi kéo” hoạt động của các công đoạn đầu quy trình, ngƣợc lại với phƣơng pháp truyền thống mà trong đó hoạt động sản xuất đƣợc đẩy từ bƣớc đầu đến cuối theo một lộ trình định sẵn.

Điều này có nghĩa chỉ khi nào có nhu cầu (tính hiệu) ở công đoạn sau thì công đoạn trƣớc mới tiến hành gia công nguyên liệu. Việc triển khai cụ thể đƣợc tiến hành nhƣ sau:

+ Đơn hàng bắt đầu từ công đoạn cuối cùng: khi một đơn hàng đƣợc nhận từ khách hàng và thông tin cho xƣởng sản xuất, lệnh sản xuất trƣớc tiên đƣợc đƣa đến công đoạn ở cuối quy trình sản xuất (nhƣ đóng gói hay lắp ráp hoàn chỉnh) trái ngƣợc với các công đoạn đầu của quy trình (chẳng hạn nhƣ sơ chế nguyên liệu). Cách làm này đòi hỏi một hệ thống thông tin hết sức hiệu quả để đảm bảo rằng các công đoạn cung cấp ở thƣợng nguồn liên tục nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng ở các công đoạn về sau của quy trình sản xuất.

+ Sản phẩm đƣợc “lôi kéo” trong quá trình sản xuất dựa trên nhu cầu của công đoạn sau: mỗi công đoạn sản xuất đƣợc xem là một khách hàng của công đoạn gần kề trƣớc nó. Không có sản phẩm nào đƣợc gia công bởi công đoạn trƣớc nếu công đoạn đứng sau (khách hàng) không yêu cầu.

+ Tốc độ sản xuất đƣợc điều phối bởi tốc độ tiêu thụ của các công đoạn sau: mức độ sản xuất ở từng công đoạn hay tổ bằng với mức nhu cầu tiêu thụ của công đoạn theo sau (khách hàng)7.

+ Các mô hình sản xuất Pull

- Hệ Thống Pull Cấp Đầy (Replenishment Pull System): luôn duy trì một

lƣợng tồn kho cố định cho từng loại sản phẩm để luôn đảm bảo có sản phẩm cung cấp cho khách hàng trong mọi tình huống. Mô hình này có thể đƣợc áp dụng cho các công ty khi cung cấp hàng cho những khách hàng nhỏ nhƣng có lƣợng đặt hàng thƣờng xuyên theo tiêu chuẩn có sẵn, do đó, lịch sản xuất cũng đã đƣợc cố định.

- Hệ Thống Pull Sản Xuất theo Đơn Hàng (Sequential Pull System): hệ thống

sản xuất theo đơn đặt của khách hàng. Đây là phƣơng pháp sản xuất áp dụng cho những khách hàng lớn nhƣng số lƣợng ít và thƣờng có nhu cầu đặc biệt (ví dụ trong các sản phẩm may mặc, nội thất trang trí).

- Hệ Thống Pull Phức Hợp (Mixed Pull System): hệ thống sản xuất kết hợp

cả hai mô hình sản xuất theo đơn hàng và hệ thồng cấp đầy.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình quản trị tinh gọn áp dụng tại một số doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam (Trang 31)