7. Kết cấu củaluận văn
1.2.6 JIT “Làm đúng ngay từ đầu”
Việc kiểm soát chất lƣợng ngay từ bƣớc đầu tiên của khâu sản xuất có thể làm cho sản phẩm lỗi, khuyết tật khó có điều kiện phát sinh đồng thời cũng dễ dàng phát hiện nếu có.Trong đó, Poka - Yoke22 là một công cụ, phƣơng pháp hiệu quả để kiểm tra sản phẩm ngay trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo loại trừ và khắc phục hết các lỗi ngay trên chuyền.Việc kiểm tra này đƣợc áp dụng trên mọi công đoạn trong suốt quy trình và thƣờng đƣợc thực hiện bởi một nhóm nhân viên chuyên môn.
Chất lƣợng từ gốc hay „„ Làm đúng ngay từ đầu‟‟ có nghĩa là chất lƣợng nên đƣa vào quy trình sản xuất để khuyết tật không có điều kiện phát sinh hay một khi xuất hiện sẽ ngay lập tức bị phát hiện và lọai trừ. Hệ thống sản xuất Lean thƣờng nhắc đến từ „„Jikoda‟‟ trong tiếng Nhật có nghĩa là các vấn đề nên đƣợc xác định và loại trừ ngay tại nguồn phát sinh.
Một số yêu cầu chính có liên quan:
- Kiểm tra trong chuyền: Trách nhiệm chính của công tác kiểm tra chất lƣợng
đƣợc thực hiện trên chuyền sản xuất bởi công nhân, không phải bởi các nhân viên kiểm tra chất lƣợng độc lập lấy mẫu xác suất. Mặc dù một số nhân viên kiểm soát chất lƣợng vẫn thƣờng đƣợc sử dụng trong các chuyền Lean, vai trò cảu họ khá hạn chế (lý tƣởng vẫn là không có nhân viên kiểm soát chất lƣợng vì sự hiện diện của họ đƣợc xem là một dạng lãng phí đối với Lean).
- Kiểm soát tại nguồn: Với yêu cầu này, bản thân các nhân viên kiểm tra chất
lƣợng không đi tìm khuyết tật sản phẩm mà đi tìm nguồn gây ra khuyết tât. Chẳng hạn, họ có thể kiểm tra xem các quy trình chuẩn có đƣợc công nhân tuân thủ không, hay trong trƣờng hợp phát sinh khuyết tật trên sản phẩm, họ có thể chịu trách nhiệm xác định nguồn gốc của các khuyết tật này. Từ cách làm này, công
việc chủ yếu của nhóm kiểm soát chất lƣợng là giải quyết các nguồn gốc gây ra lỗi sản phẩm, triển khai các biện pháp ngăn ngừa và đào tạo cho công nhân để khuyết tật không tái xuất hiện.
- Trách nhiệm rõ ràng giữa các công nhân: Nếu không cố ý tồn kho bán
thành phẩm, các công đoạn sẽ bàn giao sản phẩm trực tiếp, có nghĩa rằng các công nhân thuộc công đoạn trƣớc chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lƣợng sản phẩm họ bàn giao cho công đoạn kế và nhận trách nhiệm khi có phát sinh khuyết tật trên sản phẩm. Mặt khác, nếu lƣợng tồn kho cao giữa hai công đoạn sản xuất, các công nhân thuộc công đoạn trƣớc sẽ ít cảm thấy có trách nhiệm cá nhân với bất kỳ khuyết tật của sản phẩm nào.
- Poka Yoke: Phƣơng pháp đơn giản để kiểm tra chất lƣợng trên chuyền sản
xuất (không chỉ kiểm tra bằng mắt), đƣợc áp dụng để ngăn chặn các sản phẩm lỗi không cho đi tiếp sang công đoạn sau. Với Poka Yoke, 100% sản phẩm đƣợc kiểm tra nhƣ một phần công việc của quy trình sản xuất. Biện pháp này đƣợc thực hiện tự động trên chuyền hay bởi các công nhân (không phải nhóm kiểm soát chất lƣợng).
- Dừng quy trình có chủ ý: Khi có sản phẩm lỗi, hoạt động sản xuất sẽ bị
dừng cho đến khi nguyên nhân gây lỗi đƣợc khắc phục. Hành động này giúp duy trì văn hóa không nhân nhƣợng khuyết tật, đồng thời ngăn không để sản phẩm lỗi lọt sang quy trình sau và gây nhiều hậu quả lớn hơn. Chẳng hạn ở Toyota, bất kỳ một công nhân nào cũng đƣợc phép dừng chuyền sản xuất. Điều này đảm bảo trách nhiệm giải trình bởi các công nhân ở công đoạn trƣớc23
1.2.7.Duy trì năng suất tổng thể (Total productive maintenance-TPM)24
TPM có thể đƣợc hiểu đơn giản là sự bảo trì hệ thống sản xuất liên tục nhằm tránh các lãng phí không đáng có, giảm chi phí sản xuất, tăng số lƣợng hàng hóa tạo ra nhƣng không đƣợc giảm chất lƣợng. Một trong những đặc điểm của TPM là chủ
23 Mekong capital, “giới thiệu về Lean Manufacturing cho các DN Việt Nam, 2004, tr.14-15
24Nguyen Dang Minh, (2011) “Total Productive Maintenance: an Application for Japanese Automobile Plant”. Proceeding of the 2011 Northeast Asia Management and Economics Joint Conference (NAMEJC 2011).Chungnam University, Republic of Korea.(Chungnam 2011, Oct).
động bảo trì (autonomous maintainance), tạo ra mối quan hệ giữa ngƣời vận hành và máy móc, từ đó bản thân nhân viên vận hành sẽ có ý thức hơn trong công tác bảo trì.Việc giữ cho máy móc luôn ở trạng thái tốt nhất sẽ đem lại hiệu suất hoạt động cao nhất. Bằng cách phân chia trách nhiệm giữa nhân viên phụ trách và nhân viên vận hành, TPM hƣớng đến mục tiêu 4 không: không có sự cố dừng máy, không phế phẩm, không hao hụt, không tai nạn.