Phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tại công ty cổ phần cơ khí 120 (Trang 70)

THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 120.

3.2.4.Phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

cao năng lực cạnh tranh.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà công ty phải bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm. Để có thể bù đắp được các khoản chi phí và đảm bảo kinh doanh có lãi thì giá bán bao giờ cũng phải cao hơn giá thành sản phẩm. Muốn hạ giá bán để nâng cao sức cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ mà không bị thua lỗ thì giải pháp tối ưu nhất là công ty phải hạ giá thành sản phẩm.

* Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu của công ty bao gồm: sắt, thép, phụ tùng xe máy,ô tô,… đều là những loại vật liệu giá cả rất nhạy cảm và thường có xu thế tăng giá. Muốn giảm chi phí nguyên vật liệu phải giảm ngay từ khâu thu mua, dự trữ. Chú ý khâu thu mua vì công tác vẫn chuyển qua nhiều khâu trung gian làm cho chi phí thu mua cao. Cần chú trọng dự trữ hợp lý nguyên vật liệu, tìm kiếm lựa chọn nhà cung cấp tránh tình trạng bị ép giá. Đặc biệt, tránh tình trạng giảm chất lượng nguyên vật liệu mua vào để có giá nhập rẻ hơn vì như thế sẽ không đảm bảo chất lượng.

Trong quá trình sản xuất, công ty không thể giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách giảm khối lượng các thành phẩm nguyên liệu dưới định mức kỹ thuật. Thay vào đó, công ty nên tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu bị thất thoát do quản lý

không chặt chẽ, đổi mới công nghệ sản xuất, sử dụng các nguyên liệu thay thế rẻ hơn nhưng có chất lượng cao hơn hoặc tương đương để giảm giá thành sản phẩm.

* Hạ thấp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trong năm qua, công tác tiết kiệm chi phí bán hàng của công ty được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả, tốc độ tăng chi phí bán hàng còn cao hơn tốc độ tăng doanh thu tiêu thụ, việc quản lý một số các khoản chi phí như chi phí vận chuyển sản phẩm, chi phí săm lốp, bảo dưỡng,… vẫn chưa thực sự chặt chẽ. Đối với khoản chi phí này thiết nghĩ, công ty nên thực hiện chính sách khoán đến từng lái xe, như thế sẽ nâng cao trách nhiệm của chủ xe.

Đối với các khoản chi phí quản lý, do công trình mới hoàn thành cổ phần hóa nên việc hoàn thiện cơ chế quản lý thực sự hiệu quả là điều cần thiết. Công ty nên chú trọng nâng cao hơn nữa trình độ quản lý doanh nghiệp của các tổ trưởng sản xuất, nâng cao tay nghề công nhân, thợ sửa chữa, gắn hiệu quả và chất lượng công nghiệp còn khá cao, công ty cần có biện pháp xem xét, cắt giảm bớt các khoản không cần thiết vì với bộ máy quản lý và cơ sở vật chất như hiện nay công ty hoàn toàn có khả năng điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tại công ty cổ phần cơ khí 120 (Trang 70)