B ng 7: Tình hình tiêu th hàng hóa phân theo lo sn ph mn mả ă
2.2.4. Tình hình quản lý thu hồi tiền bán hàng của công ty.
Tình hình quản lý, thu hồi công nợ của công ty được thể hiện qua Bảng 9:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng so với năm 2008 về số tuyệt đối là 3.294.256.423 đồng, ứng với tỷ lệ 4,7%. Nợ phải thu bình quân giảm 298.604.626 đồng, ứng với tỷ lệ 1,85%. Nợ phải thu giảm chứng tỏ trong năm công ty đã có chính sách thu hồi nợ tốt mặc dù năm 2008 khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng đáng kể đến Việt Nam. Các doanh nghiệp nếu không có tiềm lực tài chính mạnh thì khó lòng có thể tồn tại được. Nợ phải thu giảm nhưng phải thu khách hàng lại tăng lên, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 970.479.739 đồng, ứng với tỷ lệ 13,85%. Điều này cũng là hợp lý vì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng.
Vòng quay các khoản phải thu nhỏ năm 2009 là 4,5 vòng. Có thể do sản phẩm của công ty có giá trị lớn nên không thể thu hồi được tiền ngay. Kì thu tiền trung bình năm 2008 là 85 ngày, năm 2009 là 80 ngày. Vòng quay khoản phải thu tăng lên và kì thu tiền bình quân giảm xuống là điều đáng mừng.
Doanh thu tăng lên và các khoản phải thu khách hàng cũng tăng lên. Công ty cần phải cân đối để có chính sách thu hồi nợ hợp lý, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. Việc thực hiện tín dụng thương mại, cho khách hàng nợ sẽ giúp công ty bán được hàng hơn. Tuy nhiên, nó sẽ là trở ngại khi công ty cần vốn mà chưa thu hồi được nợ. Nhất là khi khách hàng mất khả năng tài chính, không trả được nợ. Không những doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí tốn kém để quản lý và thu hồi các khoản nợ này mà khó khăn lớn nhất ở đây là nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ bị đội lên, không có vốn lưu động bổ sung để tiến hành sản xuất liên tục, buộc doanh nghiệp phải đi vay, phải trả chi phí và chi phí sử dụng vốn.