Tăng cường đầu tư sửa chữa đổi mới máy móc thiết bị.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tại công ty cổ phần cơ khí 120 (Trang 68)

THU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ 120.

3.2.2.Tăng cường đầu tư sửa chữa đổi mới máy móc thiết bị.

Bất cứ một doanh nghiệp sản xuất nào khi bắt tay vào sản xuất thì đều phải có máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị chính là tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm. Vậy muốn có sản phẩm tốt thì công ty phải đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với loại hình sản xuất của doanh nghiệp mình và luôn luôn phải bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị đã cũ để đảm bảo việc sản xuất diễn ra liên tục, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hạ giá thành sản phẩm.

Hiện nay, nhiều máy móc thiết bị của công ty như máy tiện, máy phay, máy ép, máy khoan cầu,… đã khấu hao gần hết dẫn tới năng suất thấp, độ chính xác không cao, chất lượng sản phẩm không tốt. Vì vậy, cần được thay thế bằng những máy móc phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp đồng thời đảm bảo tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, công ty cũng cần chuyên môn hóa một số công việc như: chuyên dập, chuyên mạ, chuyên hàn nhằm nâng cao tay nghề người lao động.

Như chúng ta đã biết, máy móc thiết bị lạc hậu, đã cũ, năng suất thấp nên chi phí sửa chữa cao. Thêm vào đó, bộ máy quản lý còn khá lớn dẫn đến chi phí quản lý cao làm cho giá thành sản phẩm cao, giá bán cao. Vì thế mà nhiều sản phẩm của công ty phải chịu lỗ để thu hồi vốn. Chính vì thế, công ty phải có biện pháp để giảm giá thành sản phẩm thông qua việc giảm chi phí nguyên vật liệu, chi phí quản lý, chi phí tiêu thụ sản phẩm ở một số sản phẩm hàng hóa nhất định.

Công ty có thể áp dụng một số biện pháp như:

- Cải tiến và hoàn thiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng cho một đơn vị sản phẩm, cải tiến công nghệ sản xuất ở các giai đoạn bán thành phẩm, thành phẩm, lợi dụng triệt để phế liệu, phế phẩm, giảm tỷ lệ phế liệu, phế phẩm thừa, giảm chi phí thu mua, bảo quản là cấp phát nguyên vật liệu. Làm tốt điều này công ty sẽ tiết kiệm được nguyên vật liệu, năng lượng mà vẫn đảm bảo sản xuất có hiệu quả.

- Cải tiến tổ chức sản xuất của Công ty, phân xưởng trong công ty, cải tiến tổ chức lao động, đổi mới máy móc công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất, tăng cường kỷ luật lao động, áp dụng các hình thức tiền lương, thưởng thích hợp, nâng cao trình độ cán bộ, tay nghề công nhân. Điều này giúp cho năng suất lao động tăng nhanh hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân giảm chi phí tiền lương trong tổng đơn vị sản phẩm.

Trong điều kiện chưa thể đổi mới kịp các máy móc thiết bị thì công ty cần tổ chức đội ngũ công nhân sửa chữa có trình độ tay nghề cao, sáng tạo, làm việc tích cực. Công ty cũng cần đặt ra các định mức kinh tế kỹ thuật về phụ tùng thay thế, dụng cụ sửa chữa, thời gian sửa chữa,… để có căn cứ kiểm tra giám sát công tác sửa chữa tránh tình trạng mất mát làm ẩu, lãng phí,… Công ty cũng cần lập kế hoạch tài chính dự trù vốn cho công tác sửa chữa bảo dưỡng, tránh tình trạng chi phí sửa chữa và giá trị thiệt hại lớn hơn việc mua máy móc thiết bị mới, tiết kiệm được chi phí.

Dự kiến sau khi thực hiện giải pháp năng suất tăng lên 20% tổng sản lượng và những sản phẩm có tính cạnh tranh mạnh hơn như phụ tùng ô tô, xe máy, mạ, …

Từ khi thực hiện giải pháp trên công suất thiết bị dự kiến tăng lên 25% và làm cho sản lượng tăng lên 25%, chất lượng sản phẩm tăng lên. Trong thực trạng đã phân tích thị phần của công ty đang bị đối thủ cạnh tranh gay gắt. Nếu thực hiện được thì sản phẩm của công ty có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp và sẽ có sức cạnh tranh cao, sẽ giữ được thị phần.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tại công ty cổ phần cơ khí 120 (Trang 68)