Tình hình quản lý chi phí bán hàng của công ty.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tại công ty cổ phần cơ khí 120 (Trang 56)

B ng 7: Tình hình tiêu th hàng hóa phân theo lo sn ph mn mả ă

2.2.5. Tình hình quản lý chi phí bán hàng của công ty.

Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu thì bất kỳ công ty bào cũng phải quan tâm sâu sắc đến công tác bán hàng. Như vậy, chi phí bán hàng tồn tại như một tất yếu khách quan.

Chi phí bán hàng được hiểu là toàn bộ các chi phí phát sinh trong công tác bán hàng của doanh nghiệp. Đã là chi phí thì bao giờ cũng được tính trừ vào doanh thu, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào tiết kiệm được chi phí bán hàng một cách tối đa nhất mà vẫn thực hiện được mục tiêu tăng tiêu thụ, tăng doanh thu.

Chi phí bán hàng có liên quan mật thiết đến doanh thu tiêu thụ. Ta xem xét ở bảng 10 như sau:

Bảng 10: CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ DOANH THU THUẦN TIÊU THỤ SẢN PHẨM NĂM 2008-2009

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009

Tỷ lệ tăng giảm(%)

1. Chi phí bán hàng 1000đ 3,056,892,364 3,350,145,963 9.59%2. Doanh thu thuần tiêu 2. Doanh thu thuần tiêu

thụ 1000đ 68,778,656,910 71,073,745,953 3.34%

3. Tỷ lệ CPBH/ DT % 4.44% 4.71% 6.05%

( Nguồn: báo cáo tài chính năm 2008, 2009- Cty CP Cơ khí 120).

Nhìn vào bảng ta thấy, năm 2009 chi phí bán hàng tăng với tỷ lệ 9,59% so với năm 2008. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần năm 2009 là 4,71% tăng với tỷ lệ 6,05%. Tốc độ tăng của chi phí bán hàng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ , thể hiện những bất cập và thiếu hiệu quả, thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý chi phí bán hàng của công ty.

Đi sâu vào xem xét nguyên nhân, ta thấy nếu xem xét tất cả các khoản mục chi phí trong chi phí bán hàng thì có một khoản mục chi phí vô cùng nhạy cảm, mức độ sai lệch có thể do chủ quan của con người đó là chi phí vận chuyển. Công ty có đội ngũ lái xe để giao hàng tận tay cho khách hàng. Chính vì vậy, việc quản lý các chi phí bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, chi phí thay săm, vá lốp,… là rất khó khăn bởi đều do các lái xe tự kê khai. Nên chăng, doanh nghiệp có thể thực hiện cơ chế khoán cho từng chủ xe, một mặt nâng cao hiệu quả quản lý, một mặt nâng cao trách nhiệm của chủ xe đối với tài sản của công ty. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn trong năm 2009 cũng là lí do làm cho chi phí bán hàng tăng lên, bởi vì muốn bán được nhiều hàng hóa, doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại cũng như bán hàng.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tại công ty cổ phần cơ khí 120 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w