Xuất chiến lược của Tổng công ty CP bưu chính Viettel

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. xuất chiến lược của Tổng công ty CP bưu chính Viettel

Viettelpost nên lựa chọn chiến lƣợc khác biệt hóa trong giai đoạn 2015 – 2020 không phải vì điểm số cao nhất mà vì:

- Tuân theo sứ mệnh của Viettel: “Sáng tạo để phục vụ con ngƣời” luôn luôn lắng nghe khách hàng, cùng khách hàng sáng tạo ra dịch vụ tốt nhất, phù hợp nhất, cá thể hoá các dịch vụ của mình.

- Giá trị cốt lõi “thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh” của Viettelpost đƣợc sử dụng và phát triển tốt nhất trong ba chiến lƣợc, “khi ngƣời ta tập trung nhảy vào thì mình nhảy ra” đó là triết lý kinh doanh của Viettel khi mà thị trƣờng thành phố mọi đối thủ chuyển phát đều tập trung vào để khai thác cạnh tranh khốc liệt thì tại thị trƣờng nông thôn đang ngày càng phát triển chỉ mới có đối thủ Vnpost khai thác còn rất nhiều tiềm năng, đây sẽ là đại dƣơng xanh cho Viettelpost khai thác và thoả sức sáng tạo.

- Chỉ có khác biệt hóa trên cơ sở sử dụng năng lực cốt lõi là mạng lƣới thì mới tránh đƣợc cạnh tranh về giá và mở ra thị trƣờng, nhu cầu mới không đánh bại đối thủ cạnh tranh theo quan điểm “đối thủ sống còn” mà làm cho cạnh tranh trở nên không cần thiết dựa trên cơ sở hợp tác “Win – Win” 2 bên cùng có lợi, Viettelpost nên cho các đối thủ vận chuyển hàng hoá về nông thôn thông qua mạng lƣới đã phát triển vừa nâng cao thêm sản lƣợng trên cùng 1 chuyến xe kết nối giảm chi phí vận hành vừa giảm bớt sự cạnh tranh không cần thiết đối thủ không phải tự tổ chức bộ máy để thu phát tại nông thôn.

- Tập trung vào cải biến các hạn chế phù hợp với nhu cầu thị trƣờng chứ không chỉ tập trung vào giảm chi phí.

Chiến lƣợc mà ViettelPost lựa chọn nhƣ đã nêu ở trên có các đặc điểm sau đây:

- Không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh không còn hoặc trở nên không cần thiết;

- Không chú trọng khai thác các nhu cầu hiện có, tập trung vào việc tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới;

- Chiến lƣợc này gọi là chiến lƣợc “Đại dƣơng xanh”, một chiến lƣợc phát triển và mở rộng một thị trƣờng trong đó không có cạnh tranh hoặc sự cạnh tranh là không cần thiết.

Ý nghĩa của chiến lƣợc: Chiến lƣợc đã lựa chọn đã giải quyết đƣợc đồng thời hai vấn đề cơ bản, tận dụng hết điểm mạnh Viettelpost đã tạo ra trƣớc đây là mạng lƣới rộng khắp và uy tín thƣơng hiệu đồng thời khắc phục điểm yếu của mình là không có khác biệt gì về dịch vụ so với đối thủ để thực hiện mục tiêu đã định. Để thực thực thi đƣợc chiến lƣợc, ViettelPost cần phải:

- Mở rộng chiếm lĩnh thị trƣờng nông thôn nhằm tăng doanh thu, chiếm lĩnh thị phần bằng cách tận dụng đội ngũ cộng tác viên tuyến xã, hệ thống công nghệ thông tin, sức mạnh thƣơng hiệu,…. của công ty mẹ (Tập đoàn Viettel) để nâng cao năng lực cạnh tranh;

- Tổ chức hệ thống đào tạo thống nhất: Ngƣời lao động phải đƣợc đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, cũng nhƣ năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu phát triển công ty trong giai đoạn mới;

- Đẩy mạnh đầu tƣ phát triển hệ thống phƣơng tiện và kho bãi, nhận diện hình ảnh đặc trƣng.

- Thu hút nhân lực ở các doanh nghiệp khác để có lực lƣợng mới, sáng tạo mới, cách làm mới;

- Không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến trong hoạt động cung cấp dịch vụ nhằm giảm thiểu tối đa chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh;

- Không xác định đánh bại đối thủ mà ngƣợc lại coi họ là đối tác để cộng tác và cùng nhau phát triển;

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)