Phân tích môi trường ngành, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh M.Porter

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Phân tích môi trường ngành, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh M.Porter

2.2.2.1. Mức độ cạnh tranh giữa các công ty hiện có trong ngành

Thị trƣờng dịch vụ bƣu chính, chuyển phát của Việt Nam bắt đầu mở cửa và đa dạng hóa nhanh chóng từ năm 2007. Các hãng bƣu chính có tên tuổi với mạng lƣới toàn cầu nhƣ TNT của Hà Lan, DHL của Đức và FedEx, UPS của Mỹ đều đã có mặt tại Việt Nam.

Số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tăng trƣởng đều qua các năm, thống kê trên thị trƣờng cho thấy trên thị trƣờng chuyển phát nhanh có khoảng trên dƣới 221 doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực chuyển phát, đến hết năm 2013 đã có 110 doanh nghiệp đƣợc Bộ Thông tin truyền thông cấp giấy phép và xác nhận đăng ký hoạt động trong lĩnh vực bƣu chính còn lại hoạt động không phép, chƣa kể đến lực lƣợng xe khách liên tỉnh cũng tham gia nhận các dịch vụ này. Về phạm vi hoạt động, đa số các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bƣu chính đăng ký hoạt động trên phạm vi toàn quốc hoặc quốc tế.

Tại thị trƣờng Bƣu chính Việt Nam hết 2013 có thể điểm ra các doanh nghiê ̣p tham gia thị trƣờng đang dẫn đầu thi ̣ trƣờng nhƣ : Bƣu chính Việt Nam (35.88%), DHL (14.48%) , PT_Ems (6.81%), Bƣu chính Viettel (10.84%), TNT-Viettrans (6.7%) và các doanh nghiệp khác chiếm phần còn lại của t hị trƣờng. Nhƣ vậy, Bƣu chính Viettel tính đến năm 2013 mă ̣c dù đƣ́ng thƣ́ 3 trong các doanh nghiê ̣p ngành bƣu chính nhƣng thƣ̣c tế la ̣i kém khá xa so với 2 doanh nghiê ̣p dẫn đầu là VNpost và DHL -VNPT. Ngoài ra, thƣơng vụ UPS mua lại toàn bộ TNT, Kerry Logistics mua lại Tín Thành đã đánh dấu bƣớc ngoặt cho thời kỳ mới và thị phần chuyển phát nhanh nội địa Việt Nam sẽ đƣợc vẽ lại bằng những cái tên mới có thƣơng hiệu và uy tín quốc tế.

Hình 2.5. Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bƣu chính

(Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2012)

Hình 2.6. Số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bƣu chính, chuyển phát năm 2012 phân theo phạm vi hoạt động

Hình 2.7. Thống kê thị phần chuyển phát từ năm 2008-2013 (theo tỷ lệ %)

(Nguồn : Thu thập thông tin của tác giả thông qua các báo cáo của Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2014)

Bảng 2.5. Thống kê thị phần chuyển phát từ năm 2008-2013 (theo tỷ lệ %) Năm VN Post DHL EMS ViettelPost TNT - Viettrans Công ty khác

2013 35.88 14.48 6.81 10.84 6.70 25.29 2012 37.00 15.28 7.46 10.08 6.98 23.20 2011 36.26 15.43 8.86 8.23 8.18 23.40 2010 38.00 15.67 9.75 7.82 10.16 18.60 2009 41.25 16.30 12.07 8.03 9.54 12.81 2008 42.06 10.29 12.26 8.95 14.95 11.49

(Nguồn : Thu thập thông tin của tác giả thông qua các báo cáo của Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2014)

Ngoài ra, Số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy doanh thu từ dịch vụ bƣu chính tăng trƣởng đều trong những năm qua, tuy nhiên chƣa có sự phát

Hình 2.8. Doanh thu dịch vụ bƣu chính từ năm 2008-2013

(Nguồn: Sách trắng năm 2014 - Bộ TT&TT)

Sự chuyển dịch thị phần giữa các đơn vị trong thời gian qua cho thấy thị trƣờng dịch vụ bƣu chính đang gia tăng tính cạnh tranh. Từ chỗ nắm gần 78% doanh thu của thị trƣờng vào năm 2009, đến hết năm 2013 ba doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này chỉ còn nắm khoảng hơn 60% thị trƣờng, có nghĩa là các doanh nghiệp nhỏ hơn đã có cơ hội vƣơn lên để mở rộng thị phần.

Đối thủ lớn nhất của Viettel Post là VN-post. Doanh nghiệp nhà nƣớc này đã có bề dầy 60 năm hoạt động, tham gia liên minh Bƣu chính thế giới với mạng lƣới chuyển phát quốc tế liên kết hơn 180 nƣớc. Hoạt động của VN post chia làm 3phần: chuyển phát quốc tế (khoảng 22% doanh thu), chuyển phát trong nƣớc (khoảng 21% doanh thu) và dịch vụ công ích, cung cấp thƣ cơ bản, bƣu kiện bảo đảm giá rẻ đến các vùng sâu vùng xa. Nhờ chính phủ bù lỗ đến hết năm 2013 (mỗi năm khoảng 1000 tỷ đồng) doanh nghiệp này duy trì đƣợc lƣợng lao động lên tới hơn 43 nghìn ngƣời, bao phủ đƣợc đến nhiều vùng sâu, vùng xa. Nhƣng hiện tại VN- post đang phải nhanh chóng tái cơ cấu và cắt giảm chi phí.

Với năng lực hiện tại, Viettelpost xác định đối thủ cạnh tranh chính của mình thị trƣờng chuyển phát nội địa là VN-post và Tín Thành Express (TTC), vì cùng mức độ cạnh tranh về chuyển phát trong nƣớc: VN-post, ViettelPost, TTC là 03

doanh nghiệp chuyển phát lớn nhất của Việt Nam cả về năng lực tài chính, thƣơng hiệu, nhân sự và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, tiềm năng hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài lớn, trình độ nhân sự và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Năm 2012 TTC đã có chọn Kerry Express làm đối tác chiến lƣợc. Sự hợp tác này không chỉ giúp TTC tăng tiềm lực tài chính và trình độ quản lý, mà còn mở ra cơ hội liên kết chuyển phát quốc tế, đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics. Hiện nay TTC chiếm khoảng 5% thị phần trong lĩnh vực vận chuyển, chuyển phát.

Bảng 2.6. So sánh Viettel post và VN post, Tín Thành

STT Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng VN post Viettelpost Tín Thành Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1 Mạng lƣới thu phát 0.15 4 0.6 4 0.6 2 0.3 2 Chất lƣợng dịch vụ 0.15 3 0.45 3 0.45 3 0.45 3 Khả năng tài chính 0.1 4 0.4 4 0.4 3 0.3 4 Cạnh tranh về giá 0.1 3 0.3 4 0.4 4 0.4 5 Đội ngũ marketing, đƣa dịch vụ ra thị trƣờng 0.1 3 0.3 3 0.3 4 0.4 6 Thị phần 0.05 4 0.2 3 0.15 2 0.1 7 Hiểu biết về thị trƣờng trong và 0.05 3 0.15 3 0.15 4 0.2

8 Hiệu quả ứng dụng CNTT 0.1 3 0.3 3 0.3 4 0.4 9 Quản lí 0.1 3 0.3 4 0.4 3 0.3 10 Sự trung thành của khách hàng 0.1 3 0.3 3 0.3 3 0.3 Tổng 1 33 3.3 34 3.45 32 3.15 ( Nguồn: Viettelpost)

Dựa vào ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM) có thể thấy mức độ cạnh tranh quyết liệt của VN-post và TTC với Viettelpost, VN-post nổi trội về chiếm lĩnh thị phần và nguồn lực tài chính, trong khi TTC linh hoạt về giá, khả năng hội nhập quốc tế (năm 2012 đã bán 70% cổ phần cho các đối tác nƣớc ngoài để đổi mới công nghệ, kỹ năng quản lý, tiềm lực tài chính và xâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài). Lợi thế của Viettelpost là năng lực quản lý, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin để kiểm soát và nâng cao chất lƣợng dịch vụ.

Ngoài Vnpost và Tín Thành, còn có một số danh nghiệp đang phát triển nhanh chóng cần phải chú ý nhƣ Hợp Nhất, Nasco, Saigon post…

Bảng 2.7. Mạng lƣới thu – phát tại Việt Nam 2014 Cấp Hành chính Vnpost VTP Tín Thành Hợp Nhất Saigonpost 24.7 Nasco Tỉnh 63 63 56 63 40 32 30 Quận huyện 708 708 236 430 177 120 108 phƣờng xã 11,162 10,604 1,467 4,700 1,075 1,031 915

(Nguồn: Đánh giá thị trường quý 2 -2014 của Viettelpost)

Với mạng lƣới thu phát 60 tỉnh, 172 huyện, 1269 xã, Hợp Nhất Express là một đối thủ có mạng bao phủ nội địa khá mạnh. Ngay từ năm đầu tiên thành lập,

2005, Hợp Nhất Express đã đạt mức doanh thu khoảng 60 tỷ, hiện nay là khoảng 400 tỷ. Hợp Nhất cũng đang mở kênh chuyên tuyến quốc tế kết nối qua Singapore.

Nasco Express là một đối thủ tập trung vào những thị trƣờng ngách hấp dẫn nhất (chuyển phát chất lƣợng cao tại 11 thị trƣờng trọng điểm) và có mạng lƣới thu – phát 30 tỉnh, 108 huyện, 915 xã. Với mô hình tổ chức tinh giản, linh hoạt cao và lợi thế về quan hệ với Việt Nam airline (đảm bảo lịch trình kết nối, giờ bay ổn định và thuận lợi hơn các doanh nghiệp khác trong ngành), Nasco là cạnh tranh quyết liệt và thu lợi nhuận từ những đoạn thị trƣờng sinh lợi cao nhất.

Ngoài ra sự phát triển nhanh của thƣơng mại điện tử (TMĐT) đã tạo điều kiện ra đời các đơn vị chuyên vận chuyển hàng hóa cho lĩnh vực này nhƣ: giaohangnhanh.vn, giaohangtietkiem.vn, giaohangankhanh.com, shipchung.vn, v.v… các doanh nghiệp này ra đời đi vào một ngách thị trƣờng riêng cạnh tranh mạnh về giá và tốc độ giao hàng nội tỉnh.

Từ những phân tích nêu trên, giải pháp cho Viettelpost trƣớc ngƣỡng cửa giai đoạn phát triển 2015-2020 là đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ, phát triển mạng lƣới, nghiên cứu nâng cấp phát triển hệ thống logistics toàn quốc, có thể nghiên cứu hợp tác với các doanh nghiệp nƣớc ngoài (để tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, rút ngắn thời gian đào tạo nguồn nhân lực, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh…).Với việc tận dụng lợi thế địa phƣơng chủ động tiếp cận khách hàng phát triển dịch vụ logistics theo hƣớng 3PL (dịch vụ trọn gói, tích hợp) thêm nhiều giá trị gia tăng phục vụ toàn chuỗi cung ứng cho khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2. Sức mạnh thương lượng của người mua

Theo báo cáo của Nielsen - công ty hàng đầu thế giới chuyên phân tích và đánh giá thông tin về ngƣời tiêu dùng, năm 2014 thị trƣờng bán lẻ Việt Nam tăng trƣởng 11% so với năm 2013.

Khảo sát do Công ty Bain & Company và SVCA tiến hành vừa qua cho thấy, ngành hàng tiêu dùng đang có sức hấp dẫn cao do nền tảng thị trƣờng tiêu dùng Việt Nam vẫn rất tốt, đặc biệt tỷ lệ dân số trẻ cao và thu nhập ngày càng tăng.

việc các nhà phân phối lớn nhƣ Metro, Big C, Lotte, Parkson, Aeon tiếp tục mở rộng quy mô.

Theo kết quả nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trƣờng FTA xu hƣớng tiêu dùng chủ đạo tại Việt Nam nhƣ sau:

-Tiếp tục dƣ chấn lạm phát: 94% ngƣời tiêu dùng cho rằng sẽ cắt giảm việc mua sắm ở các kênh hiện đại (Siêu thị, đại siệu thị, cửa hàng tiện lợi…). Đặc biệt, họ sẽ tranh thủ mua sắm thƣờng xuyên hơn khi có các chƣơng trình khuyến mãi.

-Tôi yêu Việt Nam: với 71% tin tƣởng vào hàng Việt Nam có chất lƣợng chấp nhận đƣợc và giá cả phải chăng.

-An toàn là bạn: với 84% ngƣời tiêu dùng quan tâm đến an toàn thực phẩm. Đây thực sự là một xu hƣớng (nhu cầu xã hội) tất yếu xuyên suốt cùng với sự phát triển kinh tế.

-Chất lƣợng = nguồn gốc + nhãn hiệu: Đây cũng là một xu hƣớng tất yếu về quan điểm hàng chất lƣợng của ngƣời tiêu dùng

-Vai trò của chuyên gia: với 80% xem xét mua khi nghe tƣ vấn từ chuyên gia. Do đó, việc xây dựng hình ảnh chuyên gia cho sản phẩm là một biện pháp quảng bá sản phẩm và kích thích tiêu dùng rất hiệu quả.

-Nhóm trẻ tiên phong 20-29 (với 15 triệu ngƣời): là nhóm ngƣời tiêu dùng thích ứng rất nhanh với các loại hình mua bán mới, hiện đại. Ngoài ra, truyền miệng cũng đóng vai trò quan trọng trong thói quen mua sắm của ngƣời tiêu dùng trẻ. Vai trò của quảng cáo trên truyền hình, internet… khá quan trọng và hiệu quả.

-Tiêu dùng số: với 80% ngƣời dân truy cập internet hàng ngày ở thành phố lớn đã trở thành thói quen không thể thiếu của nhiều ngƣời.Việc đƣợc xem ý kiến đánh giá trƣớc khi mua chính là nhu cầu thiết yếu của nhiều ngƣời tiêu dùng vì vậy “Tiêu dùng số” hứa hẹn sẽ là một xu hƣớng rất phát triển trong tƣơng lai.

Những đặc điểm tiêu dùng trên hứa hẹn sự phát triển đối với việc lựa chọn các thƣơng hiệu nội địa có chất lƣợng và cơ hội tăng trƣởng đối với ngành chuyển phát.

Có thể nói, thị trƣờng khách hàng là ngƣời tiêu dùng của các doanh nghiệp bƣu chính tại Việt Nam có xu hƣớng phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế,

kỹ thuật. Hình ảnh bƣu chính chuyên chuyển phát thƣ dần bị lãng quên đang đƣợc xây mới phù hợp với nhu cầu của lớp ngƣời trẻ tuổi: chuyển phát đồ dùng, quà tặng. Trƣớc đây nhu cầu này không cao, chủ yếu là chuyển gói hàng từ tỉnh này sang tỉnh khác, và ngƣời tiêu dùng thƣờng nhờ đến các nhà xe. Hiện nay, một số ngƣời tiêu dùng sẵn sàng trả phí cho vận chuyển hàng nội tỉnh, và chuyển quà vào những dịp đặc biệt nhƣ valentine, noel… Mặc dù vậy thị trƣờng này vẫn chƣa thực sự lớn nên các doanh nghiệp chuyển phát chƣa chú trọng đầu tƣ khai thác. Việc phục vụ thị trƣờng này chủ yếu thông qua phục vụ các doanh nghiệp bán lẻ, khi ngƣời tiêu dùng muốn các hãng bán lẻ chuyển hàng cho mình.

Tuy nhiên, hiện nay trong lĩnh vực bƣu chính, thị trƣờng khách hàng là các doanh nghiệp mới chính là đoạn thị trƣờng đặc biệt hấp dẫn. Các doanh nghiệp bƣu chính chuyển phát cạnh tranh với nhau quyết liệt, và chủ yếu cạnh tranh về giá chủ yếu cạnh tranh ở phân khúc này. Đối tƣợng khách hàng này mang lại nguồn doanh thu quan trọng nhất cho các doanh nghiệp Bƣu chính chuyển phát vì họ thƣờng sử dụng các dịch vụ cạnh tranh, cùng với các dịch vụ đặc biệt đi kèm ( phát hẹn giờ, phát hàng thu tiền, dịch vụ báo phát,..) các dịch vụ này tuy chiếm phần khai thác nhỏ nhƣng lại có doanh thu lớn giá trị dịch vụ cao.

Trong thị trƣờng Bƣu chính chuyển phát, sức mạnh của đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp tƣơng đối lớn.

2.2.2.3. Sức mạnh thương lượng của người bán

Nhà cung cấp của các doanh nghiệp bƣu chính chủ yếu là các hãng hàng không và công ty xăng dầu.

Xăng dầu là nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng chi phí lớn của doanh nghiệp bƣu chính, mặc dù đƣợc bán rộng rãi và rất dễ mua nhƣng giá cả trên thị trƣờng lại thƣờng xuyên biến động do vậy việc lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo giá cả hợp lý là một áp lực đối với doanh nghiệp bƣu chính. Vì Bộ công thƣơng đứng ra điều tiết giá xăng dầu để tạo sự bình ổn giá xăng dầu chung trên thị trƣờng và không quá chênh lệch với giá xăng dầu thế giới nên các doanh nghiệp chuyển phát không

các nhà cung cấp nhỏ, nên mức cạnh tranh cao, các công ty cung cấp xăng đầu về cơ bản sẽ phải chấp nhận những điều khoản có lợi cho khách hàng của mình, đó chính là các doanh nghiệp bƣu chính. Mức độ chuẩn hóa của đầu vào cao cũng làm tăng tính cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và do vậy làm giảm sức mạnh của họ. Chi phí thay đổi nhà cung cấp là không đáng kể do vậy doanh nghiệp bƣu chính không phải chịu nhiều điều khoản bất lợi mà nhà cung cấp đặt ra, ngƣợc lại họ còn có thể gây áp lực đối với các nhà cung cấp trong việc đáp ứng yêu cầu của mình;

Ngƣợc lại, nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không lại có nhiều ƣu thế. Do yêu cầu phục vụ nhanh chóng về thời gian của khách hàng (chủ yếu là các doanh nghiệp) nên các công ty chuyển phát ngoài việc kết nối bằng đƣờng bộ do đơn vị chủ động đầu tƣ xe thì phần lớn số lƣợng bƣu gửi phải kết nối qua hàng không, có thể nói nhà cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp chuyển phát chủ yếu là các hãng hàng không, Theo đánh giá của hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), ngành hàng không Việt Nam khai thác một sản lƣợng 680.000 tấn (2013) rất khiêm tốn so với ngành vận tải hàng hải với 300 triệu tấn hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm, nhƣng vận tải hàng không chiếm tới 25% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam với những mặt hàng có giá trị cao nhƣ hàng điện tử, điện thoại di động và linh kiện, thời trang, thủy hải sản tƣơi sống, đông lạnh, hàng ngoại giao… Chỉ tính riêng thị trƣờng Hà Nội hàng điện tử, đặc biệt là điện thoại di động của Samsung, đã chiếm trên 40% thị phần hàng hóa hàng không phía Bắc. Ngoài ra, còn có hàng của Nokia, Microsoft, Canon, Foxconm … đang tăng trƣởng rất nhanh trung bình 10-15% hàng năm.

Trong điều kiện vận tải hàng không còn độc quyền, nhu cầu vận chuyển hàng hoá qua đƣờng hàng không trong nƣớc và quốc tế của khách hàng ngày càng tăng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 57)