Phân tích môi trường vĩ mô, mô hình PEST tác động đến Viettelpost

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô, mô hình PEST tác động đến Viettelpost

2.2.1.1. Môi trường chính trị - pháp luật

Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định, đƣợc nhiều nhà đầu tƣ đánh giá cao. Trong Chiến lƣợc Phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “…Bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, quan tâm

đặc biệt đến các vùng, địa bàn trọng điểm... giữ vững ổn định chính trị và an ninh; làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch và mọi ý đồ, hành động xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không để bị động, bất ngờ”. Hiện tại Việt Nam đang làm tốt việc bảo vệ an ninh thể chế chính trị, an ninh lãnh thổ, an ninh xã hội-dân cƣ, an ninh kinh tế, thông tin-truyền thông, môi trƣờng, đấu tranh chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm công nghệ cao, chống khủng bố… đã và đang tạo lòng tin cho các doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài phát triển kinh doanh và triển khai cung cấp các dịch vụ mới với chất lƣợng cao và đa dạng hơn.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tích cực tham gia nhiều tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng nhƣ ASEAN, Liên hợp quốc nhằm hợp tác an ninh, chính trị, góp phần ổn định hòa bình và an ninh thế giới.

Về pháp luật, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình trong tiến trình hòa nhập vào nền kinh tế Thế giới. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng khóa X đã ra Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 về một số chủ trƣơng, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Khi gia nhập WTO, Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.

Hội nhập kinh tế có nghĩa là Việt Nam đã chấp nhận xóa bỏ toàn bộ hay một phần các rào cản thuế quan về thƣơng mại, đầu tƣ trong phạm vi lãnh thổ của nƣớc mình để hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tƣ của nƣớc ngoài có thể đƣợc dễ dàng trao đổi và thực hiện tại nƣớc mình. Theo lộ trình, Việt Nam phải từng bƣớc mở cửa thị trƣờng, cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc kinh doanh, đƣợc thành lập công ty, góp vốn, mua cổ phần của các công ty Việt Nam trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, những bất cập, hạn chế của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cũng ảnh hƣởng nhất định đến chủ trƣơng và việc thực hiện công cuộc hội nhập trong thực tiễn nhƣ: Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành còn nhiều qui định mang tính tuyên ngôn hơn là các qui định thực chất, các qui định này hầu nhƣ không có ý nghĩa áp dụng trên thực tế. Vì thế, một số cam kết quốc tế đã chƣa đƣợc thực hiện

nƣớc ngoài vẫn bị những rào cản nhất định, vẫn còn sự không bình đẳng giữa các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc thành lập, góp vốn vào doanh nghiệp; Có thể nói, những cam kết của Việt Nam về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (tại Đoạn 143 trong Báo cáo của Ban Công tác gia nhập WTO) chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc trong thực tiễn.

2.2.1.2. Môi trường kinh tế

Theo nghiên cứu của World Bank, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân của Việt Nam thời kỳ 2000-2013 đạt 6,48%/năm. Trong đó, khu vực nông nghiệp tăng trung bình 3,5%/năm; khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ đều tăng trung bình trên 7,5%/năm.

Nghiên cứu cũng đã đƣa ra GDP năm 2012 của Việt Nam đạt 155,9 tỷ USD, thu nhập đầu ngƣời đạt 1595,81 USD/năm. Với mức thu nhập bình quân này, Việt Nam nằm trong khối nƣớ c đang phát triển, có mƣ́c thu nhâ ̣p trung bình.

Cùng với cơn lốc suy thoái toàn cầu, tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2006 đến nay có xu hƣớng đi xuống : từ mức bình quân 8,34%/năm giai đoạn 2006- 2007 xuống mƣ́ c 6,14%/năm giai đoạn 2008-2010, 5,74% giai đoạn năm 2011-2012 và đạt 5,42% vào năm 2013. Ngoài ra, World Bank dự đoán GDP của Việt Nam sẽ tăng trƣởng 5,4% vào năm 2014 và 5,5% vào năm 2015, thấp hơn mục tiêu 5,8% của Chính phủ Việt Nam.

Hình 2.2. Tốc đô ̣ tăng trƣởng GDP Việt Nam 2000-2013

Mă ̣c dù nền kinh tế gă ̣p nhiều khó khăn nhƣng Viê ̣t Nam tiếp tu ̣c huy đô ̣ng đƣơ ̣c lƣợng vốn đầu tƣ lớn . Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tƣ toàn xã hội thực hiện năm 2013 đạt 1.091,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2012 và bằng 30,4% GDP.

Hình 2.3. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội của Việt Nam giai đoạn 2009-2013

(Nguồn: Tổng cục thống kê 2014)

Về lạm phát, trong giai đoạn 10 năm từ 2004 đến 2013, lạm phát của Việt Nam nhìn chung không ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng đỉnh điểm vào năm 2008 ở mức 19,89% và năm 2011 ở mức 18,13%. Tuy nhiên, chỉ số này đang có xu hƣớng giảm vào năm 2012 với 6,81% và 2013 với 6,04%, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua nhờ những chính sách điều hành kịp thời của Chính phủ. Theo HSBC, con số này dự kiến sẽ là 6,5% vào năm 2014.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nƣớc và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phƣơng, 87 hiệp định thƣơng mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tƣ, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc. Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phƣơng là việc ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phƣơng là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thƣơng mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tƣ, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO.

Những chỉ số cho thấy Việt Nam cũng bị cuốn theo cơn lốc khủng hoảng kinh tế Thế giới. Mặc dù vậy, 2 năm trở lại đây, các chỉ số về tốc độ phát triển kinh tế, thu nhập bình quân đầu ngƣời, chỉ số CPI, tỷ giá hối đoái…nói trên đã ngừng sụt giảm và chuyển hƣớng tốt dần lên. Có thể nói, khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn tiếp tục kéo dài, hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, đặc biệt là kinh doanh về bƣu chính Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển mạnh cho các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Ngoài những chỉ số chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp bƣu chính còn quan tâm đến chi phí vận tải vì yếu tố này liên quan trực tiếp đến chi phí của ngành. Chi phí vận tải ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực, theo báo cáo của Hiệp hội logistics Việt Nam dịch vụ logistics ở Việt Nam chiếm khoảng từ 15-20% GDP tính riêng khâu quan trọng nhất trong logistics là vận tải, chiếm từ 40- 60% chi phí, đối với những nƣớc phát triển nhƣ Nhật và Mỹ, chi phí logistics chiếm khoảng 10% GDP, đối với những nƣớc kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%. Vấn đề bất cập trong cơ sở hạ tầng hiện nay là thiếu một quy hoạch phát triển đồng bộ, chi phí đầu tƣ cao, chất lƣợng đầu tƣ thấp và thất thoát lớn trong quá trình đầu tƣ. Tình trạng ách tắc giao thông, giá đất cao, xây dựng cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông đắt đỏ tại các đô thị lớn nhƣ Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là một trong những bƣớc cản lớn cho phát triển của hai thành phố lớn nhất nƣớc này.

2.2.1.3. Môi trường xã hội

Môi trƣờng văn hóa có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp vì nó đƣa ra các chuẩn mực và các giá trị mà các doanh nghiệp phải tôn trọng.

Văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa dạng, đƣợc thể hiện qua nền văn hóa của 54 dân tộc anh em. Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam và tính đa dạng của nó ngày càng đƣợc củng cố thông qua sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc anh em về phong tục tập quán, về truyền thống đạo đức, về tín ngƣỡng tôn giáo, về các loại hình nghệ thuật phong phú. Từ thơ văn, âm nhạc, ca vũ, hội họa, điêu khắc, kiến trúc cho đến những đặc trƣng về trang phục, về ẩm thực, về cách ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội, tất cả đã tạo nên bức tranh muôn màu của nền văn hóa Việt Nam.

Việc hội nhập khu vực và quốc tế đã giúp rút ngắn khoảng cách địa lý và giao lƣu phong tục giữa các cộng đồng tộc ngƣời. Mức sống đang đƣợc cải thiện dần và công cuộc “xóa đói giảm nghèo” ngày càng có hiệu quả. Đây là những điều kiện mới để các giá trị văn hóa của các cộng đồng thuộc các nhóm dân tộc trong nƣớc và của các nƣớc trên thế giới đƣợc phổ biến nhanh hơn, đầy đủ hơn, rộng khắp và thƣờng xuyên hơn, tạo ra một nhịp độ mới trong giao lƣu văn hóa mà hầu nhƣ không chịu bất cứ hạn chế nào về không gian và thời gian.

Việc nâng cao năng lực nhằm bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong tiến trình hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa hiện nay là vấn đề bức xúc của tất cả các quốc gia, nhất là đối với các nƣớc đang phát triển đang trong quá trình đổi mới để phát triển nhƣ Việt Nam.

Một khía cạnh về văn hóa liên quan mật thiết đến hoạt động bƣu chính đó là văn hóa ứng xử trong giao thông đƣờng bộ. Sự bùng nổ các phƣơng tiện giao thông cá nhân, chủ yếu là xe máy với thói quen chen lấn, ý thức chấp hành giao thông kém kết hợp với hiện trạng lấn chiếm lòng đƣờng, cản trở giao thông trên một cơ sở hạ tầng giao thông kém và không đồng bộ đã tạo nên một thách thức đối với công tác vận chuyển. Tắc nghẽn giao thông xảy ra thƣờng xuyên tại các đô thị lớn và các

đến hoạt động lƣu thông hành hóa, giao thƣơng. Ngƣợc lại, đó cũng chính là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp vận tải chuyên nghiệp phát triển kinh doanh (hậu cần, logistics, chuyển phát nhanh, giao hàng tận nhà, C.O.D., ...) đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của ngƣời tiêu dùng, giải quyết các khó khăn của các doanh nghiệp (siêu thị, cửa hàng tiện ích, nhà bán lẻ...), phần nào đó cũng góp phần giảm lƣu lƣợng giao thông đóng góp với địa phƣơng cải thiện môi trƣờng giao thông chung.

Bên cạnh yếu tố văn hóa, các chỉ số về nhân khẩu học cũng là những chỉ số quan trọng dự báo về quy mô và những tiềm năng của thị trƣờng. Dân số Việt Nam đang tăng với tốc độ nhanh chóng và đã đạt 90 triệu ngƣời vào tháng 11 năm 2013, xếp thứ 13 trên thế giới, xếp thứ 46 về mật độ dân số với mức là 330,957 ngƣời/km2. Dân số Việt Nam tƣơng đối trẻ với tốc độ tăng tự nhiên hàng năm cao, năm 2011- 2012 là 1,06%. Nhóm tuổi từ 0-14 tuổi chiếm 21%, từ 15-64 tuổi chiếm 70%, trên 64 tuổi chiếm 6%. Nhƣ vậy, dân số Việt Nam hiện đã bƣớc vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” . Nghĩa là sẽ có một nguồn nhân lực dồi dào cũng nhƣ một thị trƣờng tiêu dùng rất lớn tại Việt Nam.

Trình độ học vấn của ngƣời lao động Việt Nam trong những năm gần đây đã đƣợc nâng lên đáng kể. Cụ thể tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông trung học: Năm 2008-2009 là 82,83%; Năm 2009-2010 là 92,57%; Năm 2010-2011 là 95,72%. (Trích theo nguồn Tổng Cục thống kê). Nhƣ vậy, nguồn nhân lực trẻ cộng với trình độ học vấn đang đƣợc nâng lên đáng kể cũng là một trong những yếu tố thuận lợi để phát triển thị trƣờng mua bán hàng hóa theo các phƣơng thức hiện đại, tiếp cận xu hƣớng tiêu dùng mới của thế giới nhƣ mua bán trực tuyến, mua hàng qua truyền hình, thanh toán điện tử...

Có thể nói yếu tố dân số với các đặc điểm của cơ cấu dân số vàng cộng với trình độ lao động ngày càng tăng tăng lên là một thuận lợi, thúc đây nhu cầu sử dụng các dịch vụ trên nền tảng Internet.

2.2.1.4. Môi trường công nghệ

Các doanh nghiệp hiện nhờ ứng dụng công nghệ trong sản xuất và dịch vụ đã giảm đƣợc chi phí quản lý, nâng cao khả năng dự báo, giảm lƣợng hàng hóa tồn kho.

Những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, công nghệ không dây dẫn đến sự thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh. Thƣơng mại điện tử tăng trƣởng liên tục trong năm năm vừa qua. Theo Báo cáo thƣơng mại điện tử Việt Nam năm 2013 của Bộ Công Thƣơng, giá trị mua hàng trực tuyến trung bình của một ngƣời Việt Nam là 120USD, bằng 30% so với Indonesia và bằng 18% so với quốc gia láng giềng Trung Quốc, trong đó chủ yếu là mua quần áo, giày dép, mỹ phẩm, các sản phẩm công nghệ và vé máy bay. Báo cáo cũng chỉ ra khoảng 36% ngƣời Việt Nam đang sử dụng Internet và hơn một nửa trong số này có mua sắm online. Tính theo số tuyệt đối, với tổng dân số là 90 triệu ngƣời (số liệu ngày 1/11/2013), mỗi năm sẽ có khoảng 18 triệu ngƣời Việt tham gia mua sắm qua kênh thƣơng mại điện tử.

Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của Google Việt Nam, tính đến tháng 1 năm 2014, dân số Việt Nam vƣợt ngƣỡng 92 triệu ngƣời với hơn 36 triệu ngƣời dùng Internet (chiếm 39% dân số). Trong đó có những số liệu rất lạc quan là hơn phân nửa số ngƣời dùng Internet sở hữu tài khoản Facebook với hơn 20 triệu tài khoản và cứ một ngƣời Việt thì có trung bình 1.45 SIM card (con số này tƣơng đƣơng Singapore với 1.48 sim/ngƣời) Nhƣ vậy 34% dân số Việt Nam tại thời điểm Tháng 1/2014 có khả năng lên Internet bằng thiết bị di động. Nhƣ vậy 90% khả năng truy cập Internet của Việt Nam đến từ các thiết bị di đông. Và thời gian online bằng di động chiếm 30% so với tổng thời gian trung bình online bằng Laptop/Desktop. Với số lƣợng ngƣời có khả năng kết nối khổng lồ nhƣ vậy và còn tăng mạnh đến con số 43 triệu trong năm 2016. Thị trƣờng TMĐT có quyền tự tin với sự đầu tƣ đúng mực, tiềm năng là vô cùng to lớn và các doanh nghiệp chuyển phát Việt nam cần đầu tƣ đón đầu xu hƣớng này.

Thêm vào đó, Theo Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020, mục tiêu đến hết 2015 sẽ có khoảng 40% - 45% dân số sử dụng Internet. Mặt khác, theo Quyết định số 1199/QĐ-TTg ngày 31/8/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ

đoạn 2012 – 2015, mục tiêu đến cuối năm 2015 dân số Việt Nam dự đoán đạt tối đa 93 triệu dân.

Căn cứ vào những số liệu trên, nếu ƣớc tính giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi ngƣời vào năm 2015 tăng thêm 30 USD so với năm 2013, tỷ lệ ngƣời dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến không đổi, thì ƣớc tính doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt trên dƣới 4 tỷ USD.

Bảng 2.4. Ƣớc tính doanh số TMĐT B2C Việt Nam năm 2015

Ƣớc tính dân số VN năm 2015 Ƣớc tính tỷ lệ dân số truy cập internet vào năm 2015 Ƣớc tính giá trị mua hàng trực tuyến mỗi năm của

một ngƣời năm 2015

Ƣớc tính tỷ lệ truy cập internet

tham gia mua sắm trực tuyến Ƣớc tính doanh số thu đƣợc từ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel giai đoạn 2015 đến 2020 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)