Xây dựng quy trình cho vay DNTCXL

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 93)

Hoạt động thi công xây lắp chịu sự chi phối của cơ chế quản lý trong đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn thanh toán phụ thuộc vào kế hoạch vốn hàng năm, tài sản cố định của các DNTCXL nhỏ, năng lực tài chính chưa mạnh, khó khăn trong thực hiện bảo đảm tiền vay. Vì vậy để đảm bảo CLTD và an toàn vốn vay, cần phải có một qui trình riêng, hướng dẫn cụ thể về cho vay DNTCXL áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Tuy nhiên đặc thù cho vay thi công xây lắp chủ yếu là cho vay vốn lưu động. Do đó, cần thiết phải ban hành qui trình ngắn hạn cho vay DNTCXL. Việc cho vay trung dài hạn có thể thực hiện theo qui trình cho vay chung đối với các loại hình DN khác.

84

- Việc ban hành quy trình cho vay ngắn hạn đối với DNTCXL sẽ giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi ro để không ngừng nâng cao chất lượng cho vay. Đồng thời xác định rõ công việc và trách nhiệm của người thực hiện.

- Quy trình cho vay ngắn hạn đối với DNTCXL được xây dựng phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Quy chế cho vay của các TCTD đối với KH do NHNN ban hành. Về cơ bản, qui trình cho vay ngắn hạn DNTCXL giống như quy trình cho vay ngắn hạn chung do BIDV ban hành. Tuy nhiên, để phù hợp với những đặc thù riêng của hoạt động cho vay DNTCXL, quy trình phải làm rõ được những nội dung sau: Ngân hàng cho vay trên cơ sở dự toán công trình được duyệt, cho vay theo tiến độ thi công công trình và nhu cầu của khách hàng vay, thu nợ khi công trình được Chủ đầu tư thanh toán cho khách hàng.

4.3.3. Tăng cƣờng quản lý, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của DNTCXL

- CN làm việc trực tiếp và thông báo tới khách hàng điều kiện, cách thức cho vay hỗ trợ phục vụ thi công xây lắp của BIDV. Trong đó cần cụ thể hoá một số vấn đề, các điều kiện công trình nhận thầu cần đảm bảo: Giá trị hợp đồng, nguồn vốn thanh toán (phải có căn cứ xác định kèm theo), thời gian (tiến độ) thực hiện thi công và thanh toán, phương thức thanh toán duy nhất là chuyển khoản về tài khoản của DN tại CN

- Ngay sau thời điểm giải ngân, Chi nhánh mở sổ theo dõi vốn vay đến từng công trình, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đúng công trình, đúng Hợp đồng thi công xây lắp đã được xác định

- Để kiểm soát việc cho vay, CN xác định doanh số cho vay thực tế so với doanh số cho vay tạm tính tại thời điểm giải ngân bằng cách kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán của khách hàng để đối chiếu xác định lại doanh số cho vay thực tế đối với từng công trình so với tình hình khai báo (tạm phân bổ) tại thời điểm giải ngân, đảm bảo doanh số cho vay không vượt quá 80% giá trị nguồn vốn thanh toán của công trình.

85

- Thực hiện cho vay theo từng công trình, CN bám sát, nắm bắt tình hình thi công của khách hàng để đôn đốc KH đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu, thanh toán theo các điểm dừng kỹ thuật (mốc nghiệm thu theo quy định trong Tiêu chuẩn kỹ thuật, Hợp đồng thi công xây lắp) với Chủ đầu tư, qua đó hạn chế/tránh để khối lượng dở dang của công trình ở mức cao dẫn đến tồn đọng vốn và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, trừ trường hợp các Hợp đồng thi công xây lắp có quyết định thanh toán 1 lần khi bàn giao công trình.

- Để cho vay không trùng lắp và đảm bảo quản lý được nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ, chỉ nên xem xét cho đơn vị thi công (bên B) vay vốn để thực hiện các hợp đồng thi công mà Chủ đầu tư (bên A) trực tiếp ký hợp đồng và chuyển nguồn vốn thanh toán về tài khoản của bên B tại BIDV. Trường hợp Tổng công ty/Công ty mẹ trực tiếp ký hợp đồng thi công, sau đó giao lại cho các đơn vị trực thuộc thực hiện thì có thể xem xét cho Tổng công ty/Công ty mẹ vay chuyển cho các đơn vị trực thuộc đó sử dụng hoặc cho các đơn vị được giao thi công vay nếu được Tổng công ty/Công ty mẹ bảo lãnh trả nợ thay.

- Định kỳ 3 đến 6 tháng, CN cùng khách hàng rà soát phân loại nợ xây dựng cơ bản chưa được thanh toán đối với từng công trình, hợp đồng cụ thể. Trong đó xác định rõ và không cho vay đối với công trình có nợ tồn đọng từ 6 tháng trở lên (tính từ ngày tổ chức nghiệm thu). Đồng thời CN phân tích các khoản mục chi phí tạm ứng, chờ phân bổ, các khoản phải thu để xác định đúng kết quả kinh doanh, năng lực tài chính của DN và xếp đúng loại khách hàng theo qui định.

- Các CN tiến hành rà soát đánh giá nguồn thu trong và ngoài xây lắp của khách hàng, kết hợp với việc kiểm tra sử dụng vốn vay để xác định khả năng thu hồi đối với từng khoản vay còn dư nợ. Trường hợp khách hàng có nợ tồn đọng dẫn đến không thanh toán được nợ đến hạn (kể cả sau khi đã gia hạn theo qui định), CN tiến hành cơ cấu lại lịch trả nợ phù hợp với nguồn thu, khả năng trả nợ của khách hàng theo qui định

86

4.3.4. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng

Hoạt động cho vay đối với DNTCXL là một hoạt động tín dụng khá phức tạp đòi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng cao hơn. Thực tế ở BIDV cho thấy thường một cán bộ mới phải mất tối thiểu 3 năm mới có khả năng nắm bắt và triển khai công việc của hoạt động tín dụng đối với DNTCXL. Để nâng cao chất lượng cho vay đối với DNTCXL, việc tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng là đòi hỏi cấp thiết. Cụ thể là BIDV Tuyên Quang có thể thực hiện các giải pháp như sau:

- Trước hết cần xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng theo các tiêu thức sau: Có phẩm chất đạo đức và tư cách tốt; Có ý thức trách nhiệm; Có bản lĩnh vững vàng, trung thực; Có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết xã hội, am hiểu thị trường và pháp luật; Có thể lực và khả năng giao tiếp tốt.

- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là những kiến thức về lĩnh vực xây dựng cơ bản, phân tích tài chính, phòng ngừa rủi ro, đánh giá các biến động của nền kinh tế, các chính sách nhà nước mới ban hành.

- Trang bị cho cán bộ tín dụng những kỹ năng nhất định trong giao tiếp cũng như marketing ngân hàng để có thể tiếp thị, thu hút khách hàng đến với ngân hàng.

- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức để cán bộ tín dụng nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình.

- Có các chế độ khen thưởng, đề bạt cán bộ tín dụng, sự quan tâm động viên của lãnh đạo đơn vị đối với cán bộ tín dụng để họ có thể tận tâm với công việc.

- Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên có vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng, tiếp thị, thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Vì vậy, ngoài việc trang bị những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cũng cần có kiến thức nhất định về kỹ năng giao tiếp cũng như marketing ngân hàng.

- Riêng đối với công tác tuyển dụng mới: Do cán bộ tín dụng cho vay DNTCXL cần có kiến thức chuyên môn, hiểu biết cụ thể về đặc điểm hoạt động của

87

DNTCXL, các thông số kỹ thuật của hoạt động thi công xây lắp, nhằm đánh giá đúng năng lực tài chính, tính khả thi của các dự án xây dựng, phương án kinh doanh của DN nên trong thời gian tới BIDV cần có chính sách tuyển dụng hợp lý hơn: Thực hiện tuyển dụng các kỹ sư xây dựng hoặc cử nhân kinh tế xây dựng, những người đã có hiểu biết cơ bản về ngành xây dựng cơ bản; tiến hành đào tạo đội ngũ cán bộ này về lĩnh vực ngân hàng, tài chính trong thời gian khoảng từ 3 đến 6 tháng; Điều này sẽ giúp Ngân hàng rút ngắn thời gian để một cán bộ mới có thể nắm bắt và thực hiện tốt nghiệp vụ tín dụng đối với DNTCXL và giúp công tác tín dụng đạt hiệu quả cao hơn cả về quy mô cũng như chất lượng.

4.3.5. Tăng cƣờng áp dụng mô hình cho vay khép kín đối với DNTCXL

Có thể nói trong hoạt động cho vay thi công xây lắp việc quản lý dòng tiền, giá trị sản lượng thực hiện, giá trị dở dang của công trình, tiến độ nghiệm thu, thanh quyết toán của công trình là cơ sở để đánh giá nguồn thu của công trình còn có khả năng trả nợ ngân hàng hay không. Giá trị sản lượng thực hiện sẽ nhỏ hơn hoặc bằng giá trị hợp đồng và nguồn thu của công trình có khả năng trả nợ được xác định bằng công thức: Giá trị sản lượng thực hiện – giá trị đã được chủ đầu tư thanh toán – dư nợ của công trình. Tuy nhiên luôn phải so sánh giá trị sản lượng thực hiện với giá trị được chủ đầu tư nghiệm thu để khối lượng dở dang ở mức vừa phải.

Hoạt động cho vay khép kín đối với các DNTCXL có thể hiểu là hoạt động mà Ngân hàng vừa cho vay trung dài hạn đối với Chủ đầu tư để thanh toán cho Nhà thầu thi công và vừa cho vay ngắn hạn đối với các Nhà thầu để thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào. Khi tiến hành cho vay các Nhà thầu theo phương thức cho vay khép kín, do Ngân hàng cho vay chủ đầu tư nên nguồn trả nợ hay dòng tiền của nhà thầu được đảm bảo đồng thời các chỉ tiêu cần quan tâm trong cho vay xây lắp nói trên cũng được đảm bảo do Chủ đầu tư vay vốn tại BIDV. Đối với bộ hồ sơ vay vốn của Chủ đầu tư tại Ngân hàng sẽ bao gồm: Giá trị sản lượng được nghiệm thu, giá trị thanh toán, lũy kế khối lượng xây lắp hoàn thành vì vậy về mặt hồ sơ ngắn hạn cũng đầy đủ. Việc áp dụng mô hình tín dụng khép kín đối với

88

các DN xây lắp làm gia tăng quy mô dư nợ, nguồn trả nợ ngắn hạn được đảm bảo và quay vòng tín dụng an toàn, gia tăng thu phí dịch vụ chuyển tiền, huy động được tiền gửi không kỳ hạn.

4.3.6. Hoàn thiện chiến lƣợc marketing đối với khách hàng

Ở mọi thời đại, để thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều cần phải có chiến lược marketing nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong hoạt động cho vay đối với DNTCXL cũng vậy, phục vụ tốt khách hàng, marketting khách hàng để họ sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng là mục tiêu đầu tiên và là cốt lõi.

Đối với các DNTCXL hoạt động tốt: Ngân hàng cần xây dựng một chiến lược khách hàng bao gồm giữ vững nền khách hàng hiện có, tạo lập được nền khách hàng tốt chính là phát triển được thị trường tốt làm cơ sở mở rộng kinh doanh. Thực tế cho thấy củng cố nền khách hàng vững chắc không những nâng cao hiệu quả tín dụng mà còn tạo cơ hội phát triển các dịch vụ ngân hàng, làm thay đổi tỷ trọng thu nhập theo hướng tăng dần đóng góp của khu vực dịch vụ. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi khách hàng đối với từng loại dịch vụ khách hàng đang có quan hệ giao dịch với Ngân hàng.

Đối với DN xây lắp hoạt động kém hiệu quả: Thực hiện chiến lược thu hồi dần dư nợ, giảm cho vay tuy nhiên cần phải áp dụng các biện pháp thích hợp như gia

hạn nọ, tiếp tục cho vay để thu nợ đảm bảo dư nợ của các DN khối này sẽ giảm dần.

4.3.7. Nâng cao chất lƣợng công tác thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động

cho vay đối với DNTCXL

Hệ thống thông tin, đặc biệt là hệ thống thông tin tín dụng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoạt động cho vay. Các thông tin này cần chính xác, chân thực, có độ tin cậy cao và có nguồn gốc cụ thể. Để nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin, cán bộ thẩm định cần chú trọng một số vấn đề sau:

- Đối với thông tin do khách hàng cung cấp cần yêu cầu thông tin đó đã được qua kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập hoặc ngân hàng cũng có thể tự thuê

89

công ty kiểm toán độc lập để kiểm toán các báo cáo tài chính của DN cung cấp trước khi đặt mối quan hệ với DN. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng có thể đến trực tiếp nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng để để quan sát và tìm hiểu về những mặt như: hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống tổ chức, tính hữu hiệu trong hoạt động và lao động của đội ngũ cán bộ làm công, phong cách làm việc công nghiệp...để có được những thông tin cần thiết hộ trợ cho công tác đánh giá, thẩm định khách hàng vay vốn.

- Thông tin mà cán bộ thu thập cần được tổng hợp từ nhiều nguồn: khách hàng cung cấp, thông tin nội bộ trong hệ thống ngân hàng, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, ngoài ra, còn nguồn thông tin về tình hình kinh tế xã hội được cập nhật qua mạng internet. Cán bộ tín dụng cần so sánh, điều chỉnh, tổng hợp một cách logic, khoa học để có được những thông tin chính xác, và đầy đủ phục vụ cho hoạt động cho vay DNTCXL.

- Các thông tin thu thập được cần phải lưu trữ thành các file dữ liệu, hoặc bằng văn bản, bằng hình ảnh…để làm cơ sở thống kê phân tích, tổng hợp số liệu về lĩnh vực cho vay DNTCXL. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần thường xuyên phối hợp, trao đổi cập nhật thông tin với nhau nhằm tăng khả năng đánh giá xu hướng vận động của đầu tư và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo các kết luận thẩm định đúng đắn và phù hợp với thực tế.

- Một quyết định tín dụng thường được dựa trên cơ sở tổng hợp các thông tin về pháp lý khách hàng, năng lực tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tình hình thị trường đối với sản phẩm của khách hàng, tình hình nền kinh tế và uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng cũng như với đối tác kinh doanh. Đối với các DN trong lĩnh vực xây lắp, ngoài các thông tin thông thường về khách hàng và khoản vay, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu rõ và cụ thể hơn về công trình mà DNTCXL vay vốn để thi công, nguồn vốn thanh toán của công trình, tính chắc chắn của nguồn vốn, tiến độ thanh toán

90

của nguồn vốn... Vì vậy, để hệ thống thông tin thực sự là công cụ hỗ trợ cho hoạt động tín dụng thì cần phải tổ chức tốt công tác xây dựng, khai thác và cung cấp thông tin tín dụng.

4.3.8. Hoàn thiện và đổi mới trang thiết bị, công nghệ ngân hàng.

Để giảm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng nói chung và cho vay đối với DNTCXL nói riêng, ngân hàng cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới trang thiết bị trong tổ chức quản lý, khai thác các dữ liệu phục vụ cho công tác tín dụng, thẩm định và phê duyệt tín dụng. Ngân hàng cần tập trung đầu tư, phát triển công nghệ, thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng. Đặc biệt với việc đầu tư công nghệ mới, hồ sơ thông tin của khách hàng sẽ được chuẩn hóa, luôn được cập nhật chính xác trong toàn hệ thống. Các chương

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)