- Chỉ tiêu nợ quá hạn: Theo Thông số 02 do NHNN ban hành ngày 21/01/2013 thì “nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Nợ quá hạn được xác định từ nhóm 2 đến nhóm 5 trong đó: Nhóm 2 - Nợ cần chú ý; Nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn; Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ; Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn. Nợ quá hạn biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho NH. Trong hoạt động TD, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của NH.
Ngoài ra, người ta còn xem xét tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ của NH:
là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá CLTD của ngân hàng, phản ánh những rủi ro trong hoạt động tín dụng mà ngân hàng phải đối mặt. Tỷ nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiều đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dư nợ quá hạn Tổng dư nợ
18
Nếu tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cho thấy sự an toàn của các khoản vay không được bảo đảm, rủi ro là lớn làm đình trệ quá trình luân chuyển vốn, như vậy sẽ khiến ngân hàng không hoàn thành được nhiệm vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phải thừa nhận sự tồn tại của nợ quá hạn là tất yếu, không thể tránh khỏi trong hoạt động tín dụng; Ngân hàng phải chấp nhận nợ quá hạn, cố gắng kiểm soát tỷ lệ này ở mức độ hợp lý.
- Chỉ tiêu lãi treo: thể hiện chất lượng và hiệu quả của công tác cho vay. Lãi treo càng thấp càng tốt. Chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng cho vay càng thấp và ngược lại. Tỷ lệ này cao có nghĩa là số lãi cho vay đến hạn trả chưa thu được từ các dự án là cao dẫn đến chất lượng thu nợ lãi thấp, ảnh hưởng đến hoạt động khác của Ngân hàng. Lãi treo và nợ quá hạn cao là một trong các biểu hiện của chất lượng thẩm định, cho vay đầu tư dự án kém.
- Chỉ tiêu nợ xấu: là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá CLTD của ngân hàng trong cho vay, nó phản ánh những rủi ro tín dụng mà NH phải đối mặtvà được xác định theo công thức:
Tỷ lệ nợ xấu =
Nợ xấu
x 100% Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu càng thấp càng tốt, nếu chỉ tiêu này cao, ngân hàng sẽ bị đánh giá là có CLTD thấp và ngược lại. Tuy nhiên, rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh, do vậy, ngân hàng luôn chấp nhận một mức rủi ro nhất định và có thể chấp nhận được, thường xuyên kiểm soát các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề để có những biện pháp xử lý kịp thời khi có rủi ro xảy ra. Ngân hàng tiến hành phân loại nợ và kiểm soát đối với các khoản nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn - đây là những khoản nợ xấu của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần quan tâm đến các khoản nợ đặc biệt lưu ý (nợ nhóm II) vì khi có biến động bất lợi xảy ra đối với hoạt động cho vay của ngân hàng, các khoản này dễ bị chuyển thành nợ xấu.
19