Đặc trưng về tình hình tài chính của doanh nghiệp thi công xây lắp

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 46)

-Nhu cầu vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nhu cầu vốn

cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Do tính chất hoạt động của DNTCXL nên cơ cấu vốn có đặc thù riêng khác với ngành công nghiệp và các ngành khác, cụ thể là nhu cầu vốn lưu động (vốn kinh doanh ngắn hạn) cho hoạt động SXKD chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các ngân hàng thường cho vay các DNTCXL chủ yếu để tài trợ vốn lưu động phục vụ thi công các công trình. Đối với nhu cầu đầu tư mới, thay thế và cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, Ngân hàng chỉ tham gia tài trợ một phần, phần còn lại các DNTCXL phải bỏ vốn tự có của mình.

- Tốc độ chu chuyển vốn trong các DNTCXL thường không cao

Do đặc điểm xây dựng, một đơn vị sản phẩm đòi hỏi phải bỏ nhiều chi phí, thời gian thi công kéo dài dẫn đến tình trạng ứ động vốn sản xuất ở các hạng mục công trình thi công dở dang. Khi công trình hoàn thành, công tác nghiệm thu, quyết toán và thanh toán còn phải phụ thuộc vào chủ đầu tư. Các DNTCXL thường xuyên bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài nên tốc độ quay vòng vốn lưu động thường rất thấp, nhu cầu vốn lưu động cho thi công lớn. Trong khi đó vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ nhỏ trên tổng nguồn vốn nên để đủ vốn hoạt động, các DNTCXL phải huy động vốn bên ngoài, chủ yếu là vốn vay ngân hàng.

- Khả năng tự chủ về tài chính thấp

Thực tế hiện nay, vốn chủ sở hữu của DNTCXL thường chỉ chiếm khoảng 5- 20% trong tổng nguồn vốn, còn lại là vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng khác, Do đó, gánh nặng về chi phí lãi vay lớn gây áp lực đến hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận đạt được không cao nên khả năng bổ sung vốn chủ sở hữu và đầu tư nâng cao năng lực sản xuất thi công thường hạn chế. Trong khi đó, do sản lượng thi công tăng lên cùng với yêu cầu cao về chất lượng công trình đòi hỏi phải có những thiết bị thi công hiện đại nên nhu cầu vốn (cả vốn lưu động và vốn đầu tư trung dài hạn) ngày càng tăng. Vì vậy, trong hoạt động của các DNTCXL, nhu cầu vay vốn ngân hàng để tài trợ là thường xuyên và rất lớn.

37

Ngoài ra, trong thực tế hiện nay, để phát triển hoạt động, tăng năn lực tài chính và hiệu quả kinh doanh, nhiều DNTCXL không chỉ hoạt động dưới hình thức nhà thầu thi công mà còn tiến hành đầu tư các dự án bát động sản, thủy điện, kinh doanh nhà hàng và khách sạn... Do đó, nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp này ngày càng tăng cả về vốn ngắn hạn và trung dài hạn, các Ngân hàng khi thẩm định, tài trợ vốn cho DNTCXL cũng phải chú trọng đến tính chất hoạt động đa ngành, đa nghề của DNTCXL để quyết định mức cho vay, điều kiện vay cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 46)