Hiện nay, CLTD của NH phụ thuộc nhiều vào khả năng trả nợ của khách hàng. Để nâng cao CLTD, BIDV đã xây dựng hệ thống XHTDNB tập trung cho cả KH pháp nhân và thể nhân để xác định mức độ tín nhiệm của KH có ý nghĩa quan trọng cho công tác quản lý tín dụng tại NH.
Chƣơng trình XHTDNB tập trung tại BIDV Tuyên Quang:
CN thực hiện chấm điểm theo các thông tin định kỳ và thường xuyên trên cơ sở dnah sách khách hàng đủ điều kiện chấm điểm được gửi từ HSC, cụ thể:
+ Bộ phận QLKH: chịu trách nhiệm nhập tất cả các thông tin về KH: thông tin về hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, môi trường nội bộ của doanh nghiệp, môi trường bên ngoài, thông tin đánh giá triển vọng khách hàng…
65
+ Bộ phận QTTD: có trách nhiệm cung cấp các thông tin về quan hệ của KH với NH như: thông tin quá hạn, cơ cấu nợ, TSĐB để bộ phận QLKH nhập thông tin.
+ Bộ phận quản lý rủi ro: nhập các thông tin đánh giá triển vọng ngành. Khi các bộ phận nhập đầy đủ thông tin chấm điểm cho khách hàng trên Hệ thống thì bộ phận QLRR chịu trách nhiệm thực hiện rà soát độc lập và là đầu mối trình Hội đồng tín dụng chi nhánh phê duyệt các thông tin để xếp hạng khách hàng.
Việc chấm điểm KH trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để áp dụng chính sách khách hàng và phân loại nợ, trích lập DPRR của BIDV.
Chính sách khách hàng sau khi xếp hạng doanh nghiệp tại BIDV
KH đã, đang và sẽ có quan hệ tín dụng tại BIDV sẽ được BIDV áp dụng tổng thể 4 (bốn) chính sách. Các chính sách trên đã góp phần không nhỏ vào việc hạn chế rủi ro, đảm bảo CLTD, mở rộng KH cho vay, nhất là các doanh nghiệp ngoại quốc doanh trong điều kiện canh tranh và hội nhập quốc tế như hiện nay. Cụ thể:
Thứ nhất, chính sách tiếp thị KH: sẽ được xác định dựa trên kết quả
XHTDNB nhằm không ngừng tăng cường mở rộng, duy trì tích cực mối quan hệ với khác hàng nhưng đảm bảo an toàn và phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Thứ hai, Chính sách về cấp tín dụng: KH được xem xét cấp tín dụng khi đáp
ứng đầy đủ các điều kiện về: điều kiện vay vốn quy định tại Quy chế cho vay đối với KH hiện hành của BIDV và đáp ứng theo điều kiện về hạng theo Hệ thống XHTDNB. Đồng thời, Có Hệ số nợ tại thời điểm cuối năm tài chính theo Báo cáo tài chính năm trước liền kề đáp ứng một mức nhất định, tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của KH quy định tại Hệ thống XHTDNB với hệ số tối đa ≤ 7
Thứ ba, Chính sách về bảo đảm tiền vay: việc cấp TD có bảo đảm bằng tài sản được tính theo giá trị quy đổi với cả TSĐB và dư nợ tín dụng, trong đó:
Tỷ lệ TSBĐ =
Tổng Giá trị TSBĐ sau quy đổi
Tổng dư nợ cho vay vốn lưu động, số dư bảo lãnh và cam kết thanh toán sau quy đổi
66
Đối với cho vay đầu tư dự án: Tối thiểu KH phải sử dụng toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm cho khoản vay tại BIDV.
Thứ tư, chính sách về giá: dựa trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của KH. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của KH.
Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: (1) Lãi suất bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận dự kiến.
Chƣơng trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro:
Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng DPRR được thực hiện thống nhất trong toàn BIDV theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT- NHNN trong đó có điều khoản về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ của NHNN. Bắt đầu từ tháng 01/2015, chương trình Phân loại nợ và trích lập DPRR tập trung của BIDV đã được đưa vào sử dụng trên toàn hệ thống .
Chương trình này được hoạt động trên nguyên tắc: nhóm quyền sẽ được phân cho từng bộ phận với tất cả các bộ phận đều tham gia quá trình nhập; duyệt và kiểm soát thông tin trên hệ thống để thực hiện phân loại nợ và tính trích DPRR. Khi một chỉ tiêu đã được giao cho nhóm quyền nào thì chỉ nhóm quyền đó mới được chỉnh sửa và phê duyệt; các nhóm quyền còn lại chỉ xem được giá trị chỉ tiêu tại phần vấn tin và báo cáo.