Quy định chung về tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 49)

vực thi công xây lắp tại BIDV Tuyên Quang

a. Đối tƣợng cho vay

Các chi phí trực tiếp liên quan tới việc thực hiện các Hợp đồng thi công xây lắp (ngoại trừ chi phí khấu hao tài sản cố định) phù hợp với quy định của pháp luật và hướng dẫn của BIDV.

b. Điều kiện cho vay

Đối với khách hàng vay vốn

- Có vốn tự có, vốn ứng trước, vốn khác chiếm tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của phương án/Tổng giá trị của các Hợp đồng thi công xây lắp.

- Đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực công nghệ, nhân công đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của DNTCXL, phù hợp khả năng thi công, xây lắp có nhu cầu vay vốn lưu động.

- Có phương án kinh doanh theo Hợp đồng thi công xây lắp được CN đánh giá là khả thi, hiệu quả và có khả năng trả nợ.

Đối với Hợp đồng thi công xây dựng công trình

- KH đã ký Hợp đồng thi công xây lắp với Chủ đầu tư/Nhà thầu chính. - CN chỉ cho vay đối với phần khối lượng xây lắp đã được xác định trong Hợp đồng, có dự toán chi tiết công trình của Nhà thầu khi tham gia đấu thầu đã được Chủ đầu tư chấp thuận.

- Đối với phần khối lượng phát sinh ngoài Hợp đồng đã được duyệt cần phải có văn bản có xác định nguồn vốn thanh toán cho phần khối lượng phát sinh.

- Có kế hoạch huy động vốn khả thi, đảm bảo tiến độ thi công công trình theo cam kết trong Hợp đồng thi công xây lắp.

40

- Có nguồn vốn thanh toán rõ ràng: Trường hợp nguồn vốn thanh toán là vốn ngân sách thì phải có kế hoạch vốn; nếu là vốn vay thì phải có các khác xác minh được nguồn vốn thanh toán của Chủ đầu tư; nếu là nguồn vốn khác thì phải có tài liệu chứng minh của Chủ đầu tư.

c. Mức cho vay

Mức cho vay tối đa (tính theo doanh số cho vay) đối với từng công trình không vượt quá 80% giá trị Hợp đồng thi công xây lắp đối với hình thức bảo đảm tiền vay là thế chấp, cầm cố bằng tài sản của KH hoặc bên thứ ba, CN không khuyến khích bảo đảm tiền vay bằng việc thế chấp quyền đòi nợ khối lượng xây lắp đã hoàn thành theo Hợp đồng thi công xây lắp hoặc khối lượng xây lắp hình thành trong tương lai.

Số tiền cho vay tối đa (M) được xác định theo công thức sau:

M = Chi phí theo dự toán thi công - (trừ) Giá trị tạm ứng theo Hợp đồng thi công xây lắp (nếu có) - (trừ) Vốn tự có/tự huy động của khách hàng tham gia vào phương án thi công công trình đó (nếu có) - (trừ) Vốn khách hàng chiếm dụng được khi thi công công trình đó (nếu có) - (trừ) Chi phí khấu hao và chi phí lãi vay (nếu có).

d. Phƣơng thức cho vay

CN thỏa thuận với KH việc áp dụng các phương thức cho vay phù hợp với chính sách KH. Tùy theo uy tín, mức độ quan hệ của KH với CN, tình hình hoạt động của KH, có thể thực hiện hình thức: cho vay theo món hoặc cho vay theo hạn mức.

e. Quy trình cho vay

BIDV áp dụng một quy trình cho vay chung và thống nhất, quy trình được giám sát chặt chẽ qua từng phòng riêng biệt từ bộ phận quản lý khách hàng (front office) đến bộ phận tác nghiệp (back office) đảm bảo khoản cấp tín dụng đúng mục đích, đúng quy định cho vay hiện hành của BIDV và pháp luật với 8 bước cơ bản sau:

Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ (bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn; Đề nghị vay vốn theo hạn mức hoặc theo món; Hồ sơ pháp lý của khách hàng; Hồ sơ về tình

41

hình tài chính của khách hàng; Hồ sơ về dự án, phương án SXKD; Hồ sơ bảo đảm tiền vay).

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn của KH Bước 3: Lập hồ sơ tín dụng

Bước 4: Giải ngân

Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản vay sau giải ngân Bước 6: Thu nợ và xử lý phát sinh

Bước 7: Thanh lý Hợp đồng tín dụng Bước 8: Giải tỏa TSBĐ

3.2.3. Thực trạng chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại BIDV Tuyên Quang

3.2.3.1. Thực trạng chất lượng tín dụng dựa trên Phiếu khảo sát

CLTD tại NHTM là đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NH đồng thời đáp ứng các yêu cầu hợp lý của KH và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Do đó, để đánh giá chính xác một cách tổng thể về CLTD đối với DNTCXL tại CN, tác giả đã tiến hành khảo sát trên cả KH và cán bộ TD, bao gồm: cán bộ quản lý khách hàng (QLKH), cán bộ quản lý rủi ro (QLRR) và cán bộ kiểm soát nội bộ. Trong phân tích này, tác giả sử dụng ký hiệu:

N: tổng số khách hàng tham gia điều tra; NB: số điểm trung bình

a. Đối với khách hàng

Tác giả đã phát ra 50 phiếu khảo sát và thu về được 40 phiếu hợp lệ, 6 phiếu không hợp lệ điền thiếu thông tin và 4 phiếu không thu được về do một số khách hàng ở xa và ít phát sinh khoản vay, các dịch vụ khác của NH. Phiếu thăm dò ý kiến khách hàng mục đích để khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tín dụng tại CN sau khi quan hệ tín dụng tại BIDV Tuyên Quang.

(*) Kết quả sau khảo sát:

Thứ nhất, các chỉ tiêu sơ bộ liên quan đến loại hình doanh nghiệp, số năm

42

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về thông tin khách hàng

STT CHỈ TIÊU KHẢO SÁT N

SỐ LƢỢNG NGƢỜI LỰA CHỌN (ngƣời)

A B C D

1 Vốn điều lệ của Doanh nghiệp hiện tại 40 34 5 1 0

2 Số năm hoạt động của Doanh nghiệp

trong lĩnh vực thi công xây lắp 40 4 8 12 16

3 Dư nợ tín dụng hiện tại của Doanh

nghiệp tại BIDV Tuyên Quang 40 3 14 13 10

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát 2015)

Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả sau điều tra ta thấy:

- 100% khách hàng thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số năm hoạt động trong ngành chủ yếu từ 3 năm trở lên cho thấy lĩnh vực thi công xây lắp là ngành đã được tập trung phát triển từ trước tới nay.

- Dư nợ tín dụng hiện tại của DN hiện tại tập tập trung mức 5 – 10 tỷ đồng. Với đặc điểm Hợp đồng thi công xây dựng công trình thường có giá trị từ 3 – 50 tỷ đồng thì so với giá trị hợp đồng thì dư nợ vay của các DNTCXL khá cao, đây là đặc trưng của DNTCXL trong nguồn vốn tự có tham gia. Điều này đòi hỏi NH có những chính sách để kiểm soát tốt đối tượng KH này nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của CN.

Thứ hai, khảo sát dựa trên mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ tín

43

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ N Mức độ hài lòng

NB

1 2 3 4 5

I. Quy trình tín dụng 2.03

- Thời gian xét duyệt hồ sơ, giải ngân nhanh chóng và kịp thời

40 7 15 10 8 - 2.5

- Hồ sơ và thủ tục vay vốn đơn giản, thuận tiện 40 5 15 18 2 - 2.4

- Giải ngân theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết 40 35 3 2 - - 1.2

II. Chính sách tín dụng - 2.1

- Lãi suất cho vay của Ngân hàng cạnh tranh và hợp lý 40 18 12 10 - - 1.8

- Thời gian cho vay linh hoạt 40 15 16 9 - - 1.9

- Tài sản đảm bảo linh hoạt và cạnh tranh 40 4 10 21 5 - 2.7

III. Chất lƣợng cán bộ tín dụng 2.4

- Nhân viên tín dụng hiểu được nhu cầu của DN 40 5 12 15 8 - 2.7

- Năng lực, trình độ chuyên môn của nhân viên TD tốt 40 8 10 17 5 - 2.5

- Nhân viên tín dụng luôn hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh và tiếp cận vốn

40 11 12 16 1 - 2.2

IV. Cơ sở vật chất, công nghệ 2.3

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại 40 5 20 15 - - 2.3

- Có thông báo điện tử cho khách hàng khi nào dịch vụ được thực hiện

40 12 7 16 5 - 2.4

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát 2015)

Bảng kết quả thăm dò cho thấy mức độ hài lòng đối với Quy trình TD là cao nhất và thấp nhất là Chất lượng cán bộ tín dụng, cụ thể:

- Quy trình tín dụng: mức độ hài lòng đối với việc thực hiện cam kết trong Hợp đồng tín dụng là cao nhất, 2 chỉ tiêu còn lại được đánh giá ở mức độ bình thường cho thấy BIDV Tuyên Quang luôn đặt cao về vấn đề chữ tín với KH, thực hiện đúng cam kết và hỗ trợ vốn theo đúng nhu cầu đảm bảo.

44

- Chính sách tín dụng: Lãi suất cho vay được đánh giá cao, đây chính là lợi thế trên thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, TSĐB không được đánh giá cao do hiện tại, BIDV Tuyên Quang chỉ nhận TSĐB là động sản và bất động sản, không khuyến khích các tài sản khác. Cơ sở vật chất, công nghệ: được đánh giá ở mức độ bình thường do hiện tại BIDV Tuyên Quang mới triển khai một số công nghệ truyền thống.

- Chất lượng cán bộ TD: chỉ tiêu năng lực và trình độ chuyên môn chưa được khách hàng đánh giá cao, điều này đã đặt ra vấn đề cho BIDV Tuyên Quang tuyên chọn cán bộ phù hợp với ngành và phải được đào tạo để hiểu rõ được KH.

b. Đối với Cán bộ quản lý khách hàng doanh nghiệp:

Hiện tại, số lượng cán bộ tại Phòng KHDN là 8 người. Tác giả đã đưa tới tận tay từng cán bộ Phiếu khảo sát và thu về được 100%.

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về chính sách của cán bộ QLKH

Tiêu chí đánh giá N Mức độ hài lòng

NB

1 2 3 4 5

- Chính sách tín dụng phù hợp 8 0 3 4 1 0 2.75

- Quy trình tín dụng chặt chẽ 8 0 3 4 1 0 2.75

- Chương trình xác định mức độ tín nhiệm khách hàng hỗ trợ cao trong công việc

8 0 2 4 2 0

3.0

- Hệ thống phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đánh giá và tính toán chính xác

8 0 2 4 2 0

3.0

- Chính sách khách hàng đảm bảo 8 2 3 3 0 0 2.125

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát 2015)

Theo kết quả về mức độ hài lòng của chính cán bộ QLKH thì chính sách khách hàng đảm bảo là được đánh giá ở mức độ hài lòng. Các tiêu chí còn lại chỉ đạt ở điểm số bình thường, điều này đã cho thấy chính sách TD cùng với quy trình TD chưa được đáp ứng nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra, các chương trình chưa hỗ trợ tối đa cho công việc TD khi mà chương trình xác độ mức độ tín nhiệm có vai trò rất quan trọng để nhận định được KH ngay từ khi tiếp cận đến cả sau khi giải ngân, theo dõi và đánh giá trong suốt quá trình quan hệ. Do đó, chính đây sẽ là những nhân tố ảnh hưởng tới CLTD của CN theo đánh giá của chính cán bộ TD.

45

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát năng lực của cán bộ QLKH

STT CHỈ TIÊU KHẢO SÁT N

SỐ LƢỢNG NGƢỜI LỰA CHỌN (ngƣời)

A B C D

I Khảo sát quá trình đào tạo và tự đào tạo

1 Trình độ học vấn hiện tại 8 0 0 6 2

2 Chuyên ngành đào tạo 8 5 1 1 0

3 Đào tạo qua lớp kiến thức liên quan đến Xây dựng cơ bản/

tín dụng đối với ngành thi công xây lắp 8 1 6 0 1 4 Đào tạo quá lớp Kiến thức về pháp luật 8 1 6 0 1

II Khảo sát năng lực chuyên môn

1 Số năm kinh nghiệm trong ngành 8 1 3 2 1

2 Quy trình nghiệp vụ tín dụng 8 7 1 0 -

3 Khả năng phân tích tình hình tài chính 8 3 0 0 5 4 Kỹ năng thẩm định giá trị của tài sản đảm bảo tiền vay 8 2 0 0 6 5 Khi giao tiếp với khách hàng theo anh/chị 8 0 0 6 2

III Khảo sát chuyên sâu đối với tín dụng thi công xây lắp

1

Đánh giá về năng lực hoạt động của DNTCXL đang quan

hệ tín dụng tại BIDV Tuyên Quang 8 0 1 5 2

2 Điều kiện nào là quan trọng trước khi quyết định giải ngân 8 0 0 0 8 3

Mức độ quan trong việc xác định được nguồn vốn công

trình trong cho vay thi công xây lắp 8 4 3 1 0

4 Yếu tố xác định DN có đủ năng lực thi công xây lắp 8 0 0 6 2 5 Đánh giá về mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng đối

với doanh nghiệp thi công xây lắp 8 5 3 0 0

6 Đánh giá về CLTD đối với DNTCXL tại BIDV Tuyên

Quang hiện nay 8 0 0 6 2

46

Kết quả khảo sát trên ba mảng: Quá trình đào tạo và tự đào tạo; khảo sát năng lực chuyên môn; khảo sát chuyên sâu đối với tín dụng thi công xây lắp cho kết quả là những câu trả lời khác nhau của Cán bộ tín dụng, cụ thể:

- Khảo sát quá trình đào tạo và tự đào tạo: 100% cán bộ là trình độ đại học trở lên với chuyên ngành kinh tế trong đó ngành tài chính – ngân hàng chiếm 60%; quá trình đào tạo qua các lớp kiến thức liên quan đến Xây dựng cơ bản/TD đối với ngành thi công xây lắp hầu như chưa qua lớp bồi dưỡng nào, chủ yếu là tự nghiên cứu tài liệu và kinh nghiệm (chiếm 75%). Do đó, mặc dù các bộ tín dụng tại CN đều đã được đào tạo tại các trường đại học về kinh tế nhưng không có kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật và Xây dựng cơ bản, điều này sẽ khó khăn khi ra được những quyết định đúng và hiểu rõ được nhu cầu của khách hàng, nhận diện được được các rủi ro tiềm ẩn nhằm đảm bảo an toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Khảo sát năng lực chuyên môn: Số năm kinh nghiệm chủ yếu < 3 năm. Quy trình nghiệp vụ hầu hết là thành thạo (chiếm 87%). Về kỹ năng phân tích tình hình tài chính và thẩm định giá trị tài sản bảo đảm với 25% cán bộ được qua đào tạo còn lại chủ yếu là dựa trên kinh nghiệm và tự nghiên cứu. Khi tiếp xúc với KH thì 75% cán bộ cho rằng cần phải trang bị cả kỹ năng giao tiếp và kiến thức nghiệp vụ, kiến thức liên quan. Như vậy, hầu hết cán bộ đều là trẻ với số năm kinh nghiệm ít, kỹ năng phân tích và thẩm định chủ yếu là tự nghiên cứu và dựa trên kinh nghiệm điều này là hạn chế lớn trong việc nhận định KH.

- Khảo sát chuyên sâu đối với TD thi công xây lắp: về đánh giá năng lực đối với DNTCXL thì trên 60% cán bộ TD cho rằng năng lực bình thường và có 2 cán bộ cho rằng là năng lực kém; đồng thời đánh giá về mức độ rủi ro đối với ngành này thì 62% cán bộ cho rằng, mức độ rủi ro cao, điều này cho thấy DNTCXL đang là ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động TD, làm giảm CLTD của CN. 100% cán bộ cho rằng điều kiện quan trọng trước khi quyết định giải ngân là phải có Hợp đồng, dự toán và nguồn vốn thanh toán rõ ràng trong đó việc xác định được nguồn vốn công trình là quan trọng, điều này cho thấy việc kiểm soát tốt của cán bộ tín dụng trước khi cấp TD, nhằm đảm bảo nguồn vốn thanh toán công trình đủ để trả

47

các khoản nợ đúng hạn, hạn chế tối đa nợ xấu, nợ quá hạn. Kết quả đánh giá về CLTD đối với DNTCXL tại CN thì 75% cán bộ cho rằng ở mức trung bình nhưng còn lại cho rằng là kém, điều này đặt ra vấn đề về việc kiểm soát thông qua các chính sách, quy trình cần chặt chẽ hơn.

c. Đối với cán bộ Quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ

Cán bộ QLRR và cán bộ kiểm soát nội bộ là 2 cán bộ chủ chốt nhằm tìm hiểu chi tiết về CLTD của CN nói chung và đối với DNTCXL nói riêng. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)