Định hƣớng và chủ trƣơng của BIDV trong hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 87)

Trên cơ sở phân tích môi trường hoạt động kinh doanh, bám sát định hướng điều hành nền kinh tế của Chính phủ và điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, với giá trị cốt lõi “Hướng đến khách hàng – đổi mới Phát triển – Chuyên nghiệp

sáng tạo – Trách nhiệm xã hội – Chất lượng, tin cậy” và với quan điểm chỉ đạo

điều hành “Linh hoạt, quyết liệt”, BIDV đã xác định kế hoạch kinh doanh cụ thể như sau:

- Tập trung mọi nguồn lực đối với công tác tín dụng, đảm bảo hoàn thành đề án tái cơ cấu 2013 – 2015 được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt: đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu gắn với chu trọng nâng cao năng lực tài chính, gia tăng hiệu quả kinh doanh, đồng thời đáp ứng các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động, trong đó:

+ Kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô và cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn cũng như tuân thủ theo chỉ đạo điều hành của Nhà nước trong từng thời kỳ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng thấp hơn tăng trưởng huy động vốn 3% - 4% để tỷ lệ tín dung/huy động vốn kiểm soát thấp hơn 100% theo khuyến nghị của Moody’s vào 2015

78

+ Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối tượng khách hàng theo hướng ưu tiên các ngành, lĩnh vực được nhà nước chú trọng hỗ trợ và phát triển. Lựa chọn khách hàng tốt, giảm cho vay đối với những lĩnh vực rủi ro cao tập trung vào các ngành có tiềm năng phát triển dài hạn

+ Nâng cao chất lượng tín dụng kiểm soát tỷ lệ nợ xấu <2.4% đến 2014 và đến 2015 kiểm soát <2%. Tỷ lệ nợ nhóm 2: <10% giai đoạn 2012 – 2013 và <6% giai đoạn 2012 – 2015.

- Thực hiện tăng trưởng tín dụng có hiệu quả, phù hợp với nguồn vốn huy động và các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn ngân hàng.

+ Ưu tiên tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng tốt, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng trả nợ. Tăng cường và nâng cao tỷ trọng cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên khuyến khích: đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, cho vay tài trợ xuất khẩu, hỗ trợ các DN vừa và nhỏ, cho vay phát triển nông thôn,…

+ Nhạy bén, linh hoạt trong công tác chăm sóc khách hàng để giữ vững nền KH tốt hiện có và tìm kiếm các dự án hiệu quả, tiếp thị các KH có tình hình tài chính lành mạnh để phát triển khách hàng mới.

- Tăng cường quản lý điều hành tín dụng và kiểm soát cơ cấu tín dụng:

+ Tiếp tục kiểm soát CLTD gắn với tăng trưởng tín dụng và hiệu quả kinh doanh. Kiểm soát tỷ trọng cho vay trung dài hạn, gắn liền với quản lý tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn phù hợp theo thông tư 36.

+ Rà soát tổng thể danh mục dư nợ ngành, KH lớn để đề xuất lộ trình và giải pháp thực hiện giảm dần mức độ tập trung khách hàng. Kiểm soát cơ cấu tín dụng ngành, lĩnh vực theo đụng hướng của Hội đồng quản trị, hạn chế tiếp cận đối với ngành có dư nợ tín dụng đang tập trung cao, các ngành rủi ro và ảnh hưởng đến tỷ lệ bảo đảm an toàn vốn.

- Kiểm soát CLTD đảm bảo mục tiêu phát triển an toàn bền vững:

+ Quản lý chặt chẽ việc cấp TD đối với KH và người có liên quan để kịp thời phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm, nguy cơ ảnh hưởng dây chuyền trong

79

nhóm khách hàng có liên quan, nguy cơ chuyển nhóm nợ để có biện pháp ứng xử phù hợp kịp thời.

Chú trọng chất lượng tín dụng đặc biệt sau khi Thông tư 02 có hiệu lực đầy đủ về việc kéo nhóm nợ theo CIC có hiệu lực từ 1/1/2015 và giữ nguyên nhóm nợ đối với khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ hết hiệu lực từ 1/4/2015.

+ Chủ động rà soát các khoản nợ tiềm ẩn, các khoản nợ quá hạn, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ bị kéo nhóm nợ.

+ Rà soát lãi dự thu, lãi treo, tập trung bám sát KH để đôn đốc thu lãi, đặc biệt đối với KH có dư nợ lãi cao, lãi phát sinh của các khoản nợ quá hạn và lãi treo.

- Quyết liệt xử lý nợ xấu, thu hồi nợ ngọai bảng và nợ bán VAMC: Đẩy mạnh triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu như đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, xử lý tài sản bảo đảm, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro,… Thực hiện rà soát toàn bộ các khoản nợ xấu và đánh giá lại TSĐB của từng khoản vay để chủ động xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu đến từng khách hàng. Tập trung nguồn lực thực hiện trích lập dự phòng để đẩy mạnh xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro

- Công tác kiểm tra kiểm soát: Kiểm tra, giám sát về nợ xấu, chất lượng tín dụng và việc thực hiện các quy định trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại các CN. Kiểm soát đối với các CN cơ cấu, CN có chất lượng tín dụng chưa cao, tiềm ẩn rủi ro cao (lãi dự thu cao, nợ quá hạn cao, nợ cơ cấu nhiều…).

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)