Định hƣớng hoạt động tín dụng đối với DN hoạt động trong lĩnh vực th

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 89)

công xây lắp tại BIDV Tuyên Quang:

4.2.1. Định hƣớng tín dụng nói chung

Trên cơ sở phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô (tiền tệ, kinh tế, chính trị, xã hội...) các nguồn lực, các yếu tố nội tại (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) và yêu cầu phát triển của BIDV trong giai đoạn mới, đặc biệt là thực hiện theo đề án tái cơ cấu 2013 – 2015 của BIDV, BIDV Tuyên Quang xác định mục tiêu, định

80

- Định hướng tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn, giảm tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn, tập trung vào ngành nghề hoạt động có khả năng sinh lời, đem lại nguồn thu tín dụng lớn, bảo đảm tăng trưởng an toàn và hiệu quả. Ưu tiên cho vay các ngành kinh tế có thế mạnh, đảm bảo đầu ra và được đánh giá là ít rủi ro. Đẩy mạnh cho vay các ngành tỉnh Tuyên Quang có lợi thế.

- Xây dựng cơ cấu tín dụng hợp lý, giảm tỷ trọng tín dụng đối DNNN, tăng tỷ trọng TD đối với DN vừa và nhỏ, DN ngoài quốc doanh, thu hút khách hàng có năng lực tài chính, trình độ quản trị kinh doanh đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh TD, đảm bảo tăng trưởng doanh thu từ hoạt động tín dụng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, tăng cường công tác thu nợ lãi quá hạn của khách hàng nhóm 1 và lãi nhóm 2,3,4,5; hạ thấp tỷ lệ nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ với các lĩnh vực rủi ro, xây dựng hệ thống thông tin báo cáo tín dụng kịp thời và chính xác đảm bảo theo đúng lộ trình của Đề án tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2013 – 2015 của BIDV. Chú trọng chất lượng tín dụng đặc biệt sau khi Thông tư 02 có hiệu lực đầy đủ.

- Đẩy mạnh phát triển công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro, đồng thời tạo mạng lưới hoạt động rộng lớn cho ngân hàng.

- Tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống, tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, quản trị điều hành, mô hình tổ chức, cơ chế, quy trình nghiệp vụ.

4.2.2. Định hƣớng tín dụng đối với DNTCXL

Gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng và đảm bảo tỷ trọng cho vay hợp lý đối với lĩnh vực xây lắp, tiếp tục nâng cao chất lượng cho vay nhằm phục vụ đắc lực cho đầu tư và phát triển kinh tế xã hội nhưng đồng thời đảm bảo tính an toàn và hiệu quả vốn va, cụ thể:

- Xây dựng quy trình tín dụng cụ thể đối với hoạt động cho vay DNTCXL. - Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của các DNTCXL gắn chặt với Thông tư 02 khi có hiệu lực đầy đủ. Đây là những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất

81

lượng tín dụng ngân hàng đối với DNTCXL xét trên giác độ ngân hàng. Tại thời điểm hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của DNTCXL vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đối với DNTCXL sẽ góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu nói chung.

- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống mà phải nghiên cứu, phát triển sản phẩm mà các Ngân hàng hiện đại đã thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh phát triển công nghệ để nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro đồng thời tạo mạng lưới hoạt động lớn, không chỉ dừng lại và tập trung vào đối tượng khách hàng lớn mà còn bao trùm cả đối tượng khách hàng là các DN vừa và nhỏ.

- Chỉ thiết lập quan hệ khách hàng đối với DNTCXL có tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, dòng tiền tốt.

- Cho vay đối với các công trình có nguồn vốn thanh toán rõ ràng, có cam kết của Chủ đầu tư chuyển tiền về tài khoản tiền gửi thanh toán của DN tại BIDV Tuyên Quang đảm bảo dòng tiền chuyển qua NH tối thiểu bằng tỷ trọng tài trợ vốn của NH, DN có đủ vốn tự có tham gia vào công trình. Đồng thời chỉ cho vay đối với các dự án phát huy hiệu quả, đáp ứng đủ điều kiện tín dụng (kết quả kinh doanh có lãi, có đủ vốn tự có tham gia dự án, có tài sản bảo đảm theo qui định hiện hành…)

4.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với DN thi công xây lắp tại BIDV Tuyên Quang BIDV Tuyên Quang

4.3.1. Hoàn thiện chính sách cho vay đối với DNTCXL

Chính sách cho vay là nền tảng để quản trị hoạt động cho vay có hiệu quả. Chính sách cho vay đặt ra mục tiêu, định hướng cho hoạt động TD của NH. Nếu chính sách được xây dựng khoa học, thông suốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho NH duy trì tiêu chuẩn cho vay của mình, tránh rủi ro và đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh. Đối với hoạt động cho vay DNTCXL, chính sách phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau:

82

(*) Về định hướng chính sách khách hàng:

- BIDV Tuyên Quang tập trung đối tượng khách hàng là DNTCXL hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có tiềm năng phát triển và có uy tín trong quan hệ tín dụng để xem xét, hỗ trợ tư vấn, có chính sách ưu đãi cho DN nhằm tạo mối quan hệ bền vững.

- Đối với các DN, nhất là các công ty lớn có tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, yếu kém, nợ tồn đọng lớn, kéo dài, cần có biện pháp tích cực để thu hồi nợ cũ, nợ quá hạn, các khoản cho vay mới phải được xem xét trên cơ sở có hiệu quả, có khả năng trả nợ, đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng và không làm tăng tổng dư nợ tại CN.

(*) Về các giới hạn cho vay:

- Quy định mức giới hạn tỷ trọng dư nợ đối với DNTCXL trong tổng dư nợ

nhằm tránh việc tập trung quá nhiều vốn vào một lĩnh vực sẽ dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay. Trên cơ sở phân tích, dự báo khả năng tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, tình hình cân đối vốn cho xây dựng cơ bản, đặc biệt là vốn ngân sách nhà nước từ đó đưa ra được giới hạn tín dụng đối với hoạt động xây lắp, tránh tình trạng tăng trưởng quá nóng gây mất an toàn trong hệ thống.

- Quy định tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn đối với DNTCXL để vừa đảm bảo an toàn hoạt động cho vay, vừa tạo điều kiện cho DN đầu tư phát triển, cân đối được nguồn tài chính để trả nợ.

- Quy định tỷ lệ TSĐB đối với từng loại tài sản, thuê định giá độc lập trong những trường hợp cần thiết và thường xuyên định kỳ định giá, đặc biệt đối với các hệ thống thiết bị, máy móc do tính chất khấu hao nhanh. Lĩnh vực cho vay xây lắp là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ mất vốn cao. Vì vậy việc tăng cường bổ sung biện pháp bảo đảm tiền vay là cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro cho NH đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng đối với vốn vay.

83

(*) Về điều kiện vay vốn của khách hàng:

- Tỷ lệ vốn tự có, tự huy động tham gia vào từng phương án kinh doanh hoặc dự án: DNTCXL thường có tình hình tài chính không mạnh, nguồn vốn chủ yếu là vốn vay và vốn chiếm dụng, điều này tiền ẩn rủi ro, nguy cơ mất khả năng thanh toán. Vì vậy, đối với từng phương án SXKD hoặc dự án vay vốn của DNTCXL cần yêu cầu tỷ lệ vốn tự có, tự huy động chiếm tối thiểu 20% Tổng giá trị của các Hợp đồng thi công xây lắp.

- DNTCXL phải có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất và năng lực công nghệ, nhân công đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đơn vị thi công xây lắp, phù hợp khả năng thi công, xây lắp có nhu cầu vay vốn lưu động khi mà yêu cầu về năng lực của nhà thầu ngày càng được đòi hỏi cao.

- Khách hàng cam kết chuyển tiền thanh toán của Hợp đồng tối thiểu tương ứng tỷ lệ vốn vay về tài khoản tiền gửi của khách hàng tại CN.

- Có phương án kinh doanh theo Hợp đồng thi công xây lắp được CN đánh giá là khả thi, hiệu quả và có khả năng trả nợ.

- Chính sách cho vay phải được quán triệt tới từng cán bộ, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mọi người trong hoạt động tác nghiệp, đảm bảo đúng định hướng tín dụng đã đề ra.

4.3.2. Xây dựng quy trình cho vay DNTCXL

Hoạt động thi công xây lắp chịu sự chi phối của cơ chế quản lý trong đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn thanh toán phụ thuộc vào kế hoạch vốn hàng năm, tài sản cố định của các DNTCXL nhỏ, năng lực tài chính chưa mạnh, khó khăn trong thực hiện bảo đảm tiền vay. Vì vậy để đảm bảo CLTD và an toàn vốn vay, cần phải có một qui trình riêng, hướng dẫn cụ thể về cho vay DNTCXL áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống. Tuy nhiên đặc thù cho vay thi công xây lắp chủ yếu là cho vay vốn lưu động. Do đó, cần thiết phải ban hành qui trình ngắn hạn cho vay DNTCXL. Việc cho vay trung dài hạn có thể thực hiện theo qui trình cho vay chung đối với các loại hình DN khác.

84

- Việc ban hành quy trình cho vay ngắn hạn đối với DNTCXL sẽ giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi ro để không ngừng nâng cao chất lượng cho vay. Đồng thời xác định rõ công việc và trách nhiệm của người thực hiện.

- Quy trình cho vay ngắn hạn đối với DNTCXL được xây dựng phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Quy chế cho vay của các TCTD đối với KH do NHNN ban hành. Về cơ bản, qui trình cho vay ngắn hạn DNTCXL giống như quy trình cho vay ngắn hạn chung do BIDV ban hành. Tuy nhiên, để phù hợp với những đặc thù riêng của hoạt động cho vay DNTCXL, quy trình phải làm rõ được những nội dung sau: Ngân hàng cho vay trên cơ sở dự toán công trình được duyệt, cho vay theo tiến độ thi công công trình và nhu cầu của khách hàng vay, thu nợ khi công trình được Chủ đầu tư thanh toán cho khách hàng.

4.3.3. Tăng cƣờng quản lý, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của DNTCXL

- CN làm việc trực tiếp và thông báo tới khách hàng điều kiện, cách thức cho vay hỗ trợ phục vụ thi công xây lắp của BIDV. Trong đó cần cụ thể hoá một số vấn đề, các điều kiện công trình nhận thầu cần đảm bảo: Giá trị hợp đồng, nguồn vốn thanh toán (phải có căn cứ xác định kèm theo), thời gian (tiến độ) thực hiện thi công và thanh toán, phương thức thanh toán duy nhất là chuyển khoản về tài khoản của DN tại CN

- Ngay sau thời điểm giải ngân, Chi nhánh mở sổ theo dõi vốn vay đến từng công trình, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đúng công trình, đúng Hợp đồng thi công xây lắp đã được xác định

- Để kiểm soát việc cho vay, CN xác định doanh số cho vay thực tế so với doanh số cho vay tạm tính tại thời điểm giải ngân bằng cách kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán của khách hàng để đối chiếu xác định lại doanh số cho vay thực tế đối với từng công trình so với tình hình khai báo (tạm phân bổ) tại thời điểm giải ngân, đảm bảo doanh số cho vay không vượt quá 80% giá trị nguồn vốn thanh toán của công trình.

85

- Thực hiện cho vay theo từng công trình, CN bám sát, nắm bắt tình hình thi công của khách hàng để đôn đốc KH đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu, thanh toán theo các điểm dừng kỹ thuật (mốc nghiệm thu theo quy định trong Tiêu chuẩn kỹ thuật, Hợp đồng thi công xây lắp) với Chủ đầu tư, qua đó hạn chế/tránh để khối lượng dở dang của công trình ở mức cao dẫn đến tồn đọng vốn và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, trừ trường hợp các Hợp đồng thi công xây lắp có quyết định thanh toán 1 lần khi bàn giao công trình.

- Để cho vay không trùng lắp và đảm bảo quản lý được nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ, chỉ nên xem xét cho đơn vị thi công (bên B) vay vốn để thực hiện các hợp đồng thi công mà Chủ đầu tư (bên A) trực tiếp ký hợp đồng và chuyển nguồn vốn thanh toán về tài khoản của bên B tại BIDV. Trường hợp Tổng công ty/Công ty mẹ trực tiếp ký hợp đồng thi công, sau đó giao lại cho các đơn vị trực thuộc thực hiện thì có thể xem xét cho Tổng công ty/Công ty mẹ vay chuyển cho các đơn vị trực thuộc đó sử dụng hoặc cho các đơn vị được giao thi công vay nếu được Tổng công ty/Công ty mẹ bảo lãnh trả nợ thay.

- Định kỳ 3 đến 6 tháng, CN cùng khách hàng rà soát phân loại nợ xây dựng cơ bản chưa được thanh toán đối với từng công trình, hợp đồng cụ thể. Trong đó xác định rõ và không cho vay đối với công trình có nợ tồn đọng từ 6 tháng trở lên (tính từ ngày tổ chức nghiệm thu). Đồng thời CN phân tích các khoản mục chi phí tạm ứng, chờ phân bổ, các khoản phải thu để xác định đúng kết quả kinh doanh, năng lực tài chính của DN và xếp đúng loại khách hàng theo qui định.

- Các CN tiến hành rà soát đánh giá nguồn thu trong và ngoài xây lắp của khách hàng, kết hợp với việc kiểm tra sử dụng vốn vay để xác định khả năng thu hồi đối với từng khoản vay còn dư nợ. Trường hợp khách hàng có nợ tồn đọng dẫn đến không thanh toán được nợ đến hạn (kể cả sau khi đã gia hạn theo qui định), CN tiến hành cơ cấu lại lịch trả nợ phù hợp với nguồn thu, khả năng trả nợ của khách hàng theo qui định

86

4.3.4. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng

Hoạt động cho vay đối với DNTCXL là một hoạt động tín dụng khá phức tạp đòi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng cao hơn. Thực tế ở BIDV cho thấy thường một cán bộ mới phải mất tối thiểu 3 năm mới có khả năng nắm bắt và triển khai công việc của hoạt động tín dụng đối với DNTCXL. Để nâng cao chất lượng cho vay đối với DNTCXL, việc tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng là đòi hỏi cấp thiết. Cụ thể là BIDV Tuyên Quang có thể thực hiện các giải pháp như sau:

- Trước hết cần xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng theo các tiêu thức sau: Có phẩm chất đạo đức và tư cách tốt; Có ý thức trách nhiệm; Có bản lĩnh vững vàng, trung thực; Có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết xã hội, am hiểu thị trường và pháp luật; Có thể lực và khả năng giao tiếp tốt.

- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là những kiến thức về lĩnh vực xây dựng cơ bản, phân tích tài chính, phòng ngừa rủi ro, đánh giá các biến động của nền kinh tế, các chính sách nhà nước mới ban hành.

- Trang bị cho cán bộ tín dụng những kỹ năng nhất định trong giao tiếp cũng như marketing ngân hàng để có thể tiếp thị, thu hút khách hàng đến với ngân hàng.

- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức để cán bộ tín dụng nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình.

- Có các chế độ khen thưởng, đề bạt cán bộ tín dụng, sự quan tâm động viên của lãnh đạo đơn vị đối với cán bộ tín dụng để họ có thể tận tâm với công việc.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tuyên Quang (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)